Kết quả phân tích bằng mơ hình Logit:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 66 - 71)

7. Kết cấu của luận văn:

3.2. Kết quả phân tích bằng mơ hình Logit:

Bảng 3.15: Kết quả phân tích hồi quy

Chỉ tiêu Hệ số ƣớc lƣợng (B) Hệ số góc dy/dx Giá trị thống kê (z) Hằng số -4,761 -1,190 6,866b

Khả năng tài chính của

khách hàng vay (X2) 0,025 0,006 5,165

b

Thực hiện kiểm tra, giám

sát vốn vay (X5) 0,805 0,201 115,204 a Mục đích sử dụng vốn vay (X6) 3,653 0,913 159,773 a Tính chất nguồn trả nợ (X7) 0,636 0,159 5,388 b Tổng số quan sát 1.015 -2 Log likelihood (-2LL) 441,059a a,b

: Có ý nghĩa thống kê tương ứng mức 1%, 2%.

Như đã trình bày ở phần trên, nghiên cứu này sử dụng mơ hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Biến phụ thuộc là xác xuất trả được nợ vay và 8 biến giải thích là kinh nghiệm của khách hàng đi vay, khả năng tài chính của người vay, đảm bảo nợ vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát vốn vay của cán bộ tín dụng, sử dụng vốn vay, tính chất nguồn trả nợ và tính chất

ngành nghề cho vay. Với cỡ mẫu là 1.015, kết quả phân tích hồi quy bằng mơ hình logit được trình bày ở Bảng 3.15

Đúng như kỳ vọng ban đầu, xác suất trả nợ vay của khách hàng bị tác động bởi các biến độc lập được liệt kê dưới đây:

- Khả năng tài chính của ngƣời vay:

Yếu tố khả năng tài chính của người vay mà cụ thể là tỷ lệ vốn tự có của người vay so tổng vốn đầu tư của dự án/phương án có mối tương quan thuận với xác xuất khả năng trả được nợ của khoản vay đó tức là tương quan nghịch với rủi ro không trả được nợ của khách hàng. Tác động biên của khả năng tài chính của người vay lên xác suất trả nợ vay (với xác suất lựa chọn ban đầu 0,5) là 0,006 tức là khi biến khả năng tài chính tăng (giảm) 1 đơn vị thì biến phụ thuộc tăng (giảm) 0,006 đơn vị. Nói một cách khác, nếu vốn tự

có của người vay trong dự án/phương án càng lớn thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp và ngược lại. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 2%. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế và được giải thích là khi người vay có vốn tự có lớn thì, thứ nhất chi phí trả lãi sẽ thấp và thứ hai do bỏ nhiều vốn của mình vào dự án nên họ sẽ đầu tư thời gian cũng như sự quan tâm nhiều hơn đến dự án nên sẽ dễ thành công hơn. Hơn nữa, tỷ lệ vốn tự có của người vay cao cịn thể hiện tiềm lực tài chính cũng như khả năng kinh doanh tốt trước đó nên tích lũy được lượng vốn tự có để tham gia vào phương án vay.

- Quá trình kiểm tra, giám sát nợ vay:

Trong hoạt động tín dụng, việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một nhiệm vụ bắt buộc của cán bộ tín dụng. Các nghiên cứu về RRTD đã chỉ ra rằng có rất nhiều khoản vay xảy ra RRTD là do quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy yếu tố kiểm tra, giám sát có tương quan thuận với xác suất khả năng trả được nợ của

khách hàng tức là có tương quan nghịch với RRTD, nghĩa là việc kiểm tra, giám sát càng chặt chẽ thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp, mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 0%. Mức độ tác động được tính ra là 0,201 tức là

khi biến độc lập tăng (giảm) 1 đơn vị thì biến phụ thuộc tăng (giảm) 0,201 đơn vị (với xác suất lựa chọn ban đầu là 0,5). Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ

sẽ góp phần hạn chế RRTD. Điều này được lý giải bởi thứ nhất khi việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ kiểm tra được tính hiện hữu, tính ổn định của nguồn thu nhập để trả nợ theo như phương án vay vốn. Thứ hai, ngân hàng mà trực tiếp là cán bộ tín dụng sâu sát với khách hàng sẽ giúp cho việc đôn đốc, thu nợ và xử lý các tình huống ngồi dự kiến một cách kịp thời. Các NHTMCP tỉnh Bình Dương cần chấn chỉnh lại việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay bởi vì số lượng các mẫu vay được thực hiện kiểm tra giám sát với số lần đạt yêu cầu (từ 6 lần trở lên trong 1 năm) rất thấp.

- Mục đích sử dụng vốn vay:

Trong nghiên cứu này, chúng tôi kỳ vọng rằng khách hàng vay sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất khách hàng trả được nợ vay sẽ cao hơn tức là RRTD sẽ thấp hơn. Kết quả thu được cho thấy yếu tố này có tương quan thuận với khả năng trả được nợ vay của khách hàng và có tương quan nghịch với RRTD. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 0%. Xác suất

trả nợ sẽ tăng 0,913 đơn vị nếu sử dụng vốn vay đúng mục đích - có giá trị bằng 1 hoặc sẽ giảm 0,913 đơn vị nếu sử dụng vốn vay sai mục đích - có giá trị bằng 0 (với xác suất lựa chọn ban đầu là 0,5).Điều này hoàn toàn phù hợp

thực tế. Tại Bình Dương, có nhiều doanh nghiệp do đặc trưng kinh doanh là thanh toán đầu vào bằng tiền mặt. Vì vậy, trong một số trường hợp khi ngân hàng đã giải ngân tiền mặt bổ sung vốn lưu động thì tiền này lại được dùng để mua máy móc… Cuối cùng, do bản chất nguồn tài trợ cho tài sản bị sai lệch

- Tính chất nguồn trả nợ:

Đề tài quan tâm đến việc khách hàng vay vốn theo phương án mở rộng dựa trên phương án cũ hay là vay vốn trên phương án mới hoàn toàn thể hiện ở chỗ nguồn trả nợ là đã hiện hữu hay là dự kiến với kỳ vọng các nguồn trả nợ dự kiến sẽ làm cho khả năng trả nợ bị ảnh hưởng. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy cho thấy các mẫu vay sử dụng nguồn trả nợ hiện hữu có tương quan thuận với xác suất trả được nợ vay của khách hàng tức là có tương quan nghịch với RRTD. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Mức độ

tác động biên được tính tốn ra là: 0,159 tức là khi biến tính chất nguồn trả nợ có giá trị là 1 thì biến phụ thuộc tăng thêm 0,159 đơn vị cịn biến này có giá trị là 0 thì biến phụ thuộc giảm,159 đơn vị (với xác suất lựa chọn ban đầu là 0,5). Đây là một yếu tố thực tế vì trong điều kiện thông tin hạn hẹp, thị

trường lại liên tục biến động thì các phương án mới sẽ rủi ro hơn rất nhiều. Tuy nhiên, kết quả chạy mơ hình đã khơng kết luận được tính chất tương quan cũng như độ lớn tương quan giữa một số biến độc lập và biến phụ thuộc do giá trị thống kê quá thấp (chi tiết tại Phụ lục 3) được liệt kê dưới đây:

- Kinh nghiệm của khách hàng vay:

Kinh nghiệm của khách hàng vay được đo lường bằng số năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, số năm hoạt động lại chưa thể hiện những yếu tố định tính đi kèm trong đó, ví dụ như tầm nhìn của cấp quản lý doanh nghiệp; những kiến thức về ngành kinh doanh; khả năng phản ứng, nhìn nhận thị trường… Nếu thời gian hoạt động của khách hàng vay đều chứa những tác động định tính như trên thì có lẽ biến này nhất định có tác động đến biến phụ thuộc theo kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên, đặc trưng địa bàn Bình Dương với một số lượng lớn các khách hàng kinh doanh trong

chưa hiểu về tài chính, kinh tế cũng như thị trường nên hầu hết khơng có khả năng dự đốn các biến động của thị trường và điều này làm cho khả năng trả nợ của món vay khơng được cải thiện dù khách hàng có kinh nghiệm.

- Tài sản đảm bảo:

Mơ hình đã khơng cho kết quả giống kỳ vọng. Người viết cho rằng trên thực tế biến này thực sự có tác động đến xác suất trả nợ vay của khách hàng nếu TSĐB là của chính chủ sở hữu và TSĐB là các tài sản khơng phải hình thành trong tương lai/hình thành từ vốn vay hoặc khoản phải thu, hàng tồn kho luân chuyển (đối với doanh nghiệp). Tuy nhiên, tại địa bàn Bình Dương phần lớn TSĐB là tài sản của bên thứ ba như tài sản của anh chị em, họ hàng cô bác… hoặc tài sản là khoản phải thu, hàng tồn kho. Vì vậy, tính trách nhiệm đối với việc thực hiện nghĩa vụ nợ chưa cao nên không đạt được kỳ vọng ban đầu.

- Kinh nghiệm của CBTD:

Mơ hình đã khơng cho kết quả giống kỳ vọng ban đầu. Theo ý kiến người viết, nguyên nhân có lẽ là do đối với CBTD tại tỉnh Bình Dương, biến định tính là đạo đức nghề nghiệp có tính chi phối q mạnh làm cho tác động của biến kinh nghiệm khơng cịn giá trị nữa. Điều đó cho thấy trên thực tế, kinh nghiệm của CBTD là một điều quan trọng nhưng đạo đức, lối sống lại là điều quan trọng hơn nhiều vì nếu chưa có kinh nghiệm, các cấp quản lý nhìn ra được điều này thì vẫn có thể chú ý hướng dẫn, kiểm soát để ngăn chặn được rủi ro còn những vi phạm về đạo đức lại rất khó phát hiện.

- Ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay:

Mặc dù rất kỳ vọng các lĩnh vực cho vay kinh doanh BĐS và chứng

khoán sẽ dẫn đến khả năng trả nợ thấp hơn so với các ngành khác song kết quả không như kỳ vọng. Lý do: tại tỉnh Bình Dương ngành cho vay kinh doanh BĐS chỉ mới thực hiện, số dư nợ vay chưa nhiều và hầu hết các món

vay mới trong giai đoạn trả nợ đầu tiên nên vẫn chưa có những dấu hiệu xấu liên quan đến khả năng trả nợ. Hơn nữa, một số khoản vay thực chất là kinh doanh BĐS nhưng đã được biến chuyển qua các mục đích khác nên khơng thể hiện đúng mức kỳ vọng về giả thiết đưa ra.

Có thể kết luận, hầu hết các biến khơng có tác động như kỳ vọng ban đầu là do tại địa bàn tỉnh Bình Dương các biến độc lập có những sự khác biệt so với giả định của các nghiên cứu khoa học chung. Mơ hình đạt tính phù hợp tổng qt với kết quả có 4 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc như đã trình bày.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)