7. Kết cấu của luận văn:
1.2. RRTD và nguyên nhân dẫn đến RRTD:
1.2.7.3. Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro đảm bảo:
Rủi ro đảm bảo xuất phát từ các việc không đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về đảm bảo. Về đảm bảo tín dụng, khi tài sản khơng đạt được các u cầu thì hai ý nghĩa lớn nhất: là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi nguồn thu nợ thứ nhất vì một lý do nào đó khơng đảm bảo và là động lực thúc đẩy thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đã khơng cịn. Các tiêu chuẩn tài sản cần phải đáp ứng được đó là: tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ, có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngân hàng có quyền ưu tiên khi xử lý tài sản và đặc biệt giá trị tài sản phải lớn hơn nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi) của khách hàng đối với ngân hàng. Như vậy, khi rủi ro đảm bảo xảy ra là khi đó TSĐB khơng đáp ứng được các điều kiện này. Các nguyên nhân có thể kể đến như sau:
- Nền kinh tế có những biến động làm giảm mạnh giá của các loại tài sản, đặc biệt tài sản là BĐS. Một trong những loại tài sản phổ biến ngân hàng nhận làm đảm bảo đó là BĐS. Để cạnh tranh, hầu hết các ngân hàng đều có quy định về định giá TSĐB là BĐS sát giá thị trường. Vì vậy, khi thực hiện cho vay, các cán bộ tín dụng có thể định giá TSĐB bằng 0,8 giá thị trường và cho vay khoảng 0,7 giá trị định giá. Như vậy, giá trị cho vay là 0,56 giá thị trường của tài sản. Tuy nhiên khi chính phủ sử dụng các biện pháp tài khóa và tiền tệ thắt chặt, thị trường BĐS lập tức bị ảnh hưởng đầu tiên và giá trị của BĐS giảm sút nghiêm trọng, có trường hợp giảm sút không đủ để đảm bảo
cho nợ vay (bao gồm số tiền lãi quá hạn đã phát sinh từ khi khoản vay bị chuyển quá hạn đến khi xử lý được tài sản)
- Một số quy định pháp lý chưa rõ ràng dẫn đến ngân hàng nhận nhầm TSĐB:
- Quy mô hoạt động của khách hàng quá lớn, nhu cầu vay quá lớn, phải sử dụng TSĐB là tài sản hình thành từ vốn vay:
- Vẫn có yếu tố năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng.
- Khách hàng vay cố tình sử dụng tài sản giả, tài sản không đủ tính pháp lý.