Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 95 - 97)

7. Kết cấu của luận văn:

4.1. Các giải pháp hạn chế RRTD phát sinh từ các nguyên nhân khách

4.1.3.1. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

- Nâng cao vai trò định hướng cho các NHTMCP thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan mang tính khoa học. Đặc biệt liên quan đến họat động tín dụng để các NHTMCP có cơ sở tham khảo định hướng trong việc họach định chính sách tín dụng của mình, vừa đảm bảo phát triển hợp lý vừa phòng ngừa được rủi ro.

- NHNN cần nhanh chóng phối hợp với những ngành có liên quan triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng ngân hàng và các cơng cụ tài chính phái sinh khác vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phịng ngừa và phân tán rủi ro trong họat động tín dụng.

- Tiếp tục thực hiện việc đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng và giúp ngân hàng quản lý, giám sát hoạt động của người vay một cách hiệu quả.

- Đổi mới phương pháp thanh tra hiện nay theo hướng phòng ngừa rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng (hiệp ước Basel II ). Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát từ xa của thanh tra NHNN bởi vì giám sát từ xa được coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Ngân hàng, xây dựng HHNH thực sự trở thành một tổ chức gắn kết các tổ chức tín dụng tạo nên mục tiêu hoạt động kinh doanh ngân hàng lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, năng động, hiệu quả và an toàn. HHNH phải là cầu nối với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước khác trong việc bổ sung chỉnh sửa, ban hành và thực thi các luật, thể chế, bảo đảm cho hoạt động ngân hàng phù hợp với nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, HHNH cần mở rộng, thúc đẩy quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng Việt Nam có thêm kiến thức, kinh nghiệm để hội nhập kinh tế quốc tế.

- NHNN cần hạn chế chấp thuận thành lập Chi nhánh đối với các tổ chức tín dụng khơng đủ năng lực tài chính, khả năng quản lý, kinh nghiệm nghề nghiệp, mạng lưới hoạt động để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định chất lượng tín dụng và phịng ngừa rủi ro chung cho nền kinh tế.

- Trong việc họach định chính sách, NHNN cần tham mưu cho Chính phủ cân đối phù hợp giữa các mục tiêu: phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô, ổn định tiền tệ. Mục tiêu, chính sách cần có thời gian chuyển tiếp, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến họat động của các NHTM.

- Tham gia thúc đẩy thị trường vốn phát triển, tạo điều kiện cho thị trường liên Ngân hàng và thị trường tiền tệ họat động tốt hơn để các Ngân hàng thêm cơ hội để phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các cơng cụ thanh tóan nhằm giảm thiểu rủi ro trong họat động Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)