Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 48 - 51)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2. Về hoạt động huy động và cho vay

2.2.2. Hoạt động cho vay

Dư nợ tín dụng nội bảng tồn ngành ngân hàng tỉnh Bình Dương đạt trên 47.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 và tỷ lệ tăng trưởng qua các năm cũng rất cao, từ 27,7% năm 2009 lên 30,8% năm 2010. Số liệu dư nợ này tuy nhiều nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng khai thác của địa bàn. Khẳng định như vậy là do một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn trong đó có cả các doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi) thường có nhu cầu giao dịch với các đơn vị hội sở hoặc sở giao dịch của các ngân hàng với quan điểm sự phục vụ sẽ tiện ích, nhanh chóng hơn. Đó là chưa kể đến một số doanh nghiệp FDI Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc buộc phải giao dịch theo hệ thống ngân hàng của tập đoàn mẹ mà phần lớn các CNNHNN này có trụ sở tại TPHCM.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn thường chiếm trên 50% tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu tổng dư nợ. Đây là điều dễ lý giải vì quá trình đầu tư của các doanh nghiệp tại Bình Dương đã diễn ra vào thời gian trước, thời điểm này doanh nghiệp tập trung vốn cho quá trình sản xuất, tập trung vốn lưu động để sử dụng hết cơng suất của máy móc, thiết bị. Ngồi ra, trong thời gian vừa qua, các ngân hàng cũng còn khá dè dặt trong việc đặt vốn vào những dự án đầu tư vì e ngại tính hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn do nền kinh tế đang trong quá trình kiềm chế lạm phát, lãi suất vay vốn cao cũng như các loại chi phí khác rất cao.

Trong cơ cấu tín dụng thời điểm cuối năm 2010 thì dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng từ 46% đến 52% trên tổng dư nợ. Sau đó là dư nợ kinh tế cá thể, chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 23% đến 24% trên tổng dư nợ. Sở dĩ tại Bình Dương, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơng nghiệp vẫn cịn có sự phát triển song song

Bảng 2.2: Số liệu cho vay của ngành ngân hàng tỉnh Bình Dƣơng

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Dư nợ tín dụng (nội bảng) 28.253.895 36.092.165 47.219.570

Phân theo thời gian

- Ngắn hạn 16.444.204 21.379.756 30.396.880 - Trung, dài hạn 11.809.693 14.712.409 16.822.690

Phân theo loại hình KT

- Doanh nghiệp quốc doanh 4.437.270 5.143.242 6.251.961 - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 13.094.504 18.012.612 24.581.044 - DN có vốn đầu tư nước ngồi 4.048.954 4.372.354 4.729.226 - Kinh tế cá thể 6.612.752 8.484.281 11.565.076

- Kinh tế tập thể 60.417 79.676 92.263

Phân theo ngành kinh tế

- Nông nghiệp, lâm nghiệp 1.169.625 2.682.569 2.087.600

- Thuỷ sản 344.101 439.857 420.911

- Công nghiệp khai thác mỏ 1.604.977 365.022 169.232 - Công nghiệp chế biến 8.392.379 14.347.800 16.735.976 - Sản xuất và phân phối điện khí đốt 419.623 358.095 903.397

- Xây dựng 4.528.712 7.055.852 8.889.819

- Thương nghiệp dịch vụ 2.985.077 5.090.203 8.512.888

- Khác 8.809.403 5.752.767 9.499.747

Phân theo khối các ngân hàng

- NHTMNN 19.852.588 23.168.943 26.128.463

- NHTMCP 5.382.773 9.245.553 16.273.343

- Các Quỹ tín dụng+TCTD khác 915.828 1.107.924 1.207.527 - Ngân hàng nước ngoài + liên doanh 2.102.708 2.569.745 3.610.236

2. Tổng nợ xấu 379.644 515.285 906.800

- Nội bảng 379.644 515.285 906.800

của kinh tế cá thể vì gốc kinh tế của Bình Dương là tiểu thủ cơng nghiệp và sản xuất nông sản với ngành nghề truyền thống là gốm sứ và sản xuất nông sản.

Lợi thế của Bình Dương là kinh doanh và sản xuất trong lĩnh vực nông sản như: cà phê, điều, tiêu, cao su nhờ điều kiện tự nhiên. Vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất của cả nước về các sản phẩm ngành nông sản được thống kê trên tạp chí “Thơng tin thương mại” các tháng. Đó là lý do mà dư nợ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối, khoảng trên 4% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành công nghiệp chế biến, khoảng từ 29% đến 35% trên tổng dư nợ. Lý do là tỉnh Bình Dương có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, tính đến cuối năm 2010 cả tỉnh có 28 khu cơng nghiệp và 8 cụm cơng nghiệp và tất cả các doanh nghiệp trong này đều nằm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng phát triển theo q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa của tỉnh. Dư nợ ngành này chiếm khoảng 16% đến 19% trên tổng dư nợ. Số lượng các doanh nghiệp ngành này của Bình Dương cịn ít do q trình đơ thị hóa mới diễn ra mạnh mẽ từ khi có sự quy hoạch thành phố mới Bình Dương vào cuối năm 2009 nhưng dư nợ vay lại lớn do đặc trưng ngành.

Khơng có gì ngạc nhiên khi trong cơ cấu dư nợ phân theo khối ngân hàng, khối NHTMNN vẫn có số dư nợ cao nhất, năm 2010 dư nợ của khối này là: 26.128.463 triệu đồng, chiếm khoảng hơn 55% tổng dư nợ của địa bàn, trong khi đó khối NHTMCP có dư nợ là: 16.273.343 triệu đồng, chiếm khoảng 34% tổng dư nợ của địa bàn, phần tỷ trọng cịn lại là của các Quỹ tín dụng nhân dân, các cơng ty tài chính và các CNNHNN, ngân hàng liên doanh. Qua đây có thể thấy mức độ chiếm lĩnh quy mô dư nợ của khối NHTMNN

mặc dù xét về số lượng thì khối ngân hàng này ít hơn khối NHTMCP rất nhiều.

Tổng nợ xấu trong năm 2008 là 379.644 triệu đồng, tỷ trọng nợ xấu là: 1,34%. Đến cuối năm 2009, dư nợ xấu nội bảng tăng lên tới 515.285 triệu đồng, tỷ trọng nợ xấu là: 1,43%. Đến cuối năm 2010, dư nợ xấu nội bảng tăng lên tới 906.800 triệu đồng, tỷ trọng nợ xấu là:1,92%. Nhìn chung, nợ xấu tại các Ngân hàng của Bình Dương chưa cao, vẫn nằm trong mức an toàn được quy định bởi NHNN. Tuy nhiên, con số này ngày càng tăng cả về số tương đối và tuyệt đối cho thấy việc thu hồi diễn ra chậm hơn so với số dư nợ chuyển qua nợ xấu. Trong tương lai, nếu khơng có biện pháp để giải quyết vấn đề này thì cùng với quy mơ tăng trưởng, tỷ trọng nợ xấu sẽ tăng cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)