7. Kết cấu của luận văn:
4.2. Các giải pháp hạn chế RRTD phát sinh từ các nguyên nhân chủ
4.2.5. Thực hiện sự hợp tác chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng
Sự hợp tác chia sẻ thông tin cần được thực hiện trước tiên bằng cách cung cấp thơng tin một cách chính xác, đầy đủ và có những ghi chú cần thiết để gởi tới CIC. Tại sao lại cần có những ghi chú cần thiết? Một khách hàng có nợ tốt trên hệ thống khơng có nghĩa là khách hàng tốt. Đó là bởi vì nếu cứ đến ngày thứ 9 kể từ ngày khách hàng đến hạn, khách hàng mới trả nợ bằng cách xoay vốn rất khó khăn từ bên ngồi rồi trả vào, xin vay ra ngay thì lịch sử trả nợ vẫn tốt song khách hàng đã rơi vào tình trạng khó khăn, nguồn doanh thu khơng phát sinh để trả nợ.
Bên cạnh đó, sự hợp tác chia sẻ thơng tin giữa các ngân hàng nên được thực hiện tại các chi nhánh trên một địa bàn tỉnh. Theo tôi, các thông tin sẽ được trao đổi thông qua NHNN của tỉnh bằng cách mỗi tháng, mỗi chi nhánh
NHTMCP đều thực hiện báo cáo các khách hàng đang có nợ quá hạn và cả các khách hàng đang khó khăn, tình trạng hoạt động và khả năng thu hồi nợ, chuyển về cho NHNN tỉnh. Khi một NHTMCP muốn thu thập thông tin về các khách hàng này, đơn vị có thể chủ động liên hệ với NHNN để có được thơng tin (có thể có phí hoặc khơng có phí tùy theo sự hỗ trợ tổng hợp của NHNN).
- Ngoài ra, sự hợp tác chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng còn nên được thực hiện bằng cách khi có cán bộ tín dụng của ngân hàng khác tìm hiểu về tình hình hoạt động của một khách hàng tại ngân hàng mình, cán bộ tín dụng ở đây cần cung cấp thơng tin một cách nhiệt tình, trách nhiệm, khơng che giấu với lý do sợ mất khách hàng. Hoặc giả nếu khơng có sự quen biết giữa các cán bộ tín dụng của các ngân hàng với nhau thì chỉ cần có văn bản của NHTMCP A gửi tới NHTMCP B là sẽ được hỗ trợ thông tin một cách kịp thời, đầy đủ.