Kết quả phân tích định tính:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn:

3.3. Kết quả phân tích định tính:

Để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu, ngoài kết quả thu được qua phân tích hồi quy, đề tài cũng đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm cả các nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân này không được định lượng mức độ tác động lên khả năng xảy ra RRTD do tính chất đa dạng của nó nên được gọi là định tính. Kết quả thu được như sau:

3.3.1. Sự biến động phức tạp của nền kinh tế trong nước và thế giới

Có thể nói trong thời gian nghiên cứu đề tài, những biến động của nền kinh tế đã trở thành vật cản lớn trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Lãi suất vay vốn, giá cả nguyên vật liệu cũng tăng trong khi giá đầu ra lại không tăng tương ứng khiến cho hiệu quả của sản xuất kinh doanh gần như khơng có. Bên cạnh đó, tỷ giá leo thang liên tục. Trước tình hình Chính phủ ra sức kiềm chế lạm phát, sự tiêu dùng hầu hết các sản phẩm đều co lại và doanh nghiệp càng rơi vào khó khăn. Các doanh nghiệp chủ yếu ở thế cầm cự để giữ khách hàng, giữ thị phần. Điều đáng nói là tình hình kinh tế nếu vừa khởi sắc thì ngay sau đó lại có biểu hiện chững lại khiến các doanh nghiệp dường như quá bất ngờ, không kịp trở tay. Cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 vừa đi qua

trong nỗ lực đẩy lùi lạm phát thì thất nghiệp lại gia tăng trong năm 2009. Chính phủ tiếp tục sử dụng vài biện pháp để kích cầu thì từ cuối năm 2010 tới thời điểm hiện tại, cả nền kinh tế trong nước lại tiếp tục rơi vào lạm phát. Chính phủ đưa ra các biện pháp để kiềm chế lạm phát và lại thêm một lần nữa doanh nghiệp lâm vào thế lao đao. Những khó khăn của doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ vì ít nhiều những ảnh hưởng mang tính dây chuyền. Nguồn thu không về kịp do đối tác đầu ra chưa thu xếp được hoặc do ngân hàng của họ e dè chưa giải ngân (thậm chí một số ngân hàng vượt quy mô hoặc không đảm bảo thanh khoản có thể cắt tín dụng đột ngột) sẽ dẫn đến chậm tiền trả cho ngân hàng… Tính chất khơng ổn định của nền kinh tế đã đưa một số doanh nghiệp đến phá sản – có thể coi là q trình đào thải các doanh nghiệp yếu kém song cũng làm cho các doanh nghiệp tốt rơi vào khó khăn và một số trong các doanh nghiệp ấy hoặc do không nhanh tay với những biến động của thị trường, hoặc do khơng tìm được những sự hỗ trợ kịp thời đành có nợ q hạn tại ngân hàng.

3.3.2. Mơi trường pháp lý chưa minh bạch, thuận lợi:

Sự thực, nói rằng mơi trường pháp lý chưa minh bạch thuận lợi đó là bởi vì các văn bản pháp quy ràng buộc và kiểm soát doanh nghiệp, ngân hàng hay hỗ trợ cho quá trình giao kết của người đi vay và người vay chưa thực sự nhất quán, rõ ràng và phổ biến.

Xét riêng về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, các văn bản pháp quy như luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các luật thuế, các luật liên quan đến các ngành như: kinh doanh BĐS … cũng như văn bản pháp quy liên quan đến phá sản, liên quan đến các vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có được những sự hiểu đồng nhất do các nội dung cịn chồng chéo và tính quản lý cịn thấp. Đơn cử, việc nhà nước cho phép các cá nhân thành lập các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác nhau nhưng thực chất là các cơng ty gia đình, một

cơng ty do người chồng đứng tên, một công ty do người vợ đứng tên… và thực hiện mua bán với nhau đã làm cho dòng tiền luân chuyển kém minh bạch, ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế, đến khả năng trả nợ vì ngân hàng khó kiểm sốt được hoạt động và mục đích sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp này. Trong một số trường hợp, các quy định về thuế và kế tốn do bộ tài chính ban hành chưa thống nhất cũng khiến doanh nghiệp có những biến hóa trong hoạt động, làm cho việc cho vay của ngân hàng cũng đầy rủi ro. Tính ổn định của các văn bản cũng khơng cao khi Chính phủ thường xuyên ban hành mới các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu, hoặc các quy định về đất đai, nhà ở… Khi chính sách bị thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến kế hoạch cũng như khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trường của các doanh nghiệp và đương nhiên trong một giới hạn nào đó, nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Về cơ bản, hoạt động tín dụng của các NHTM đã được luật hóa trong các văn bản Luật và các văn bản pháp quy của Chính Phủ, NHNN. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, phân tích, đồng thời đúc kết từ những trường hợp rủi ro trong thực tế hoạt động của các NHTM cho thấy vẫn còn những lỗ hổng khá nguy hiểm, đó vừa là những nguyên nhân sâu xa, vừa là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến RRTD của các NHTM. Hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay chịu sự chi phối, điều chỉnh của khá nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng, không hợp lý, thiếu tính chặt chẽ, và chưa thật sự hồn chỉnh. Lấy một dẫn chứng đơn giản đó là những bất cập trong việc phân nhóm nợ. Các quy định về phân nhóm nợ của chúng ta vẫn cịn nhiều vướng mắc, định tính rất khó sàng lọc. Hoặc các quy định ràng buộc về quyền lợi, trách nhiệm của những ngân hàng cho vay chủ đầu tư các dự án BĐS và những ngân hàng tài trợ cho người mua căn hộ/lô đất nền chưa được

rõ ràng khi cùng một tài sản nhưng đều có thể là TSĐB cho nợ vay của cả những người mua và chủ đầu tư.

Sự thiếu minh bạch của thơng tin pháp lý cịn thể hiện ở chỗ các văn bản pháp quy mới ra đời không được thông báo, phổ biến một cách rộng rãi thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng. Vì vậy, có thể nói một cán bộ tín dụng ngân hàng nhiều năm chưa chắc đã nắm hết các văn bản chi phối hoạt động tín dụng của ngân hàng (chưa nói đến các văn bản chi phối hoạt động doanh nghiệp mà ngân hàng cũng khơng thể khơng nắm). Đó là lỗi khơng cập nhật của cán bộ tín dụng nhưng quả thực muốn cập nhật văn bản luật một cách bài bản, hệ thống theo đúng tiến trình ra văn bản của các cơ quan nhà nước thì phải liên tục dành thời gian theo sát, tìm hiểu mà khơng phải ai cũng có thời gian, cơng sức để làm công việc này.

3.3.3. Các cơ quan ban ngành liên quan hoạt động chưa hiệu quả Quản lý doanh nghiệp còn lỏng lẻo, cấp phép tràn lan: Một số doanh Quản lý doanh nghiệp còn lỏng lẻo, cấp phép tràn lan: Một số doanh

nghiệp FDI khi đăng ký đầu tư với một số vốn đăng ký nhất định. Trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nêu rất rõ: doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp đủ số vốn trong vịng 6 tháng. Tuy nhiên, khi thẩm định doanh nghiệp, mặc dù đã u cầu doanh nghiệp có giải trình vì đã qua thời hạn góp vốn theo quy định tại giấy chứng nhận đầu tư tới 18 tháng nhưng phía doanh nghiệp khẳng định các cơ quan ban ngành chưa có kiểm tra hay bất kỳ thông báo nào. Như vậy, q trình quản lý doanh nghiệp cịn lỏng lẻo. Thêm vào đó, việc cấp phép cho doanh nghiệp mà khơng thẩm định tính hợp lý theo các quy định của luật định như vốn pháp định, khả năng góp vốn của các thành viên hoặc vẫn cho phép một người đại diện pháp luật cho cả công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn… đã làm phát sinh nhiều doanh nghiệp yếu kém hay còn gọi là “doanh nghiệp ma”. Như vậy, khi cho vay các doanh nghiệp này, ngân hàng sẽ gặp khơng ít thì nhiều RRTD.

Cơng chứng tài sản thế chấp chưa thống nhất, chưa chuẩn xác: Đây

là thực tế đã diễn ra. Trước hết, theo quy định, việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản là BĐS có thể được được thực hiện tại ủy ban nhân dân xã nơi BĐS tọa lạc. Tuy nhiên, thực tế cách làm của các cán bộ tại nơi đây g khiến ngân hàng không an tâm. Đối với công chứng tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình, họ thậm chí cũng chẳng xem tới hộ khẩu hay địi hỏi ủy quyền khi chỉ có một người đại diện gia đình ký kết hồ sơ. Bên cạnh đó, cơng chứng tài sản là cơng chứng hành vi thế chấp nhưng có nơi lại chỉ ghi một câu gọn lỏn trên hợp đồng thế chấp: Ủy ban nhân dân xã… xác nhận Ơng/bà… có tài sản là Quyền sử dụng đất số… tại xã… Hồn tồn ngạc nhiên với cách hiểu về cơng chứng của các cơ quan này, khi đề nghị sửa lại nội dung cơng chứng thì cán bộ xã địi hỏi phải đóng thêm phí. Ngồi ra, pháp luật cũng quy định rất rõ được phép công chứng hợp đồng thế chấp tài sản là BĐS hình thành trong tương lai dựa trên hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán và các giấy tờ hợp lý chứng minh nhưng tại cùng địa bàn tỉnh Bình Dương, có phịng cơng chứng đồng ý cơng chứng ngược lại có phịng cơng chứng dù đã xuất trình cả văn bản của Bộ tư pháp cũng nhất định không công chứng. Nếu không thực hiện công chứng, rõ ràng ngân hàng đang ở vị thế rất rủi ro. Đó là chưa kể đến việc nhận thế chấp xe ô tô, khi thực hiện gửi thông báo phong tỏa cho công an tỉnh, cơ quan này chỉ nhận mà không thực hiện trả lại bản xác nhận đã phong tỏa. Điều này rất rủi ro vì nếu khơng phong tỏa, người vay vốn có thể trình báo mất giấy chứng nhận đăng ký xe (trong khi giấy này đang được giữ bởi ngân hàng) và làm lại giấy chứng nhận mới, thực hiện việc chuyển nhượng, mua bán xe một cách bình thường mặc dù tài sản đang được thế chấp.

3.3.4. Công tác kiểm tra thanh tra:

Hoạt động thanh tra giám sát của NHNN chưa hiệu quả. Thông thường, hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố sẽ được kiểm

tra định kỳ hay đột xuất bởi đoàn kiểm tra của chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố đó. Quả thực, cơng tác này cịn nhiều bất cập bởi một số thực tế như sau:

- Thứ nhất, quá trình kiểm tra thanh tra chưa thực sự triệt để, quyết

liệt, làm cho đến tận cùng một cách rõ ràng các nội dung của khoản vay.

- Thứ hai, có một số cán bộ kiểm tra thanh tra chưa có nhiều kinh

nghiệm trong quá trình đọc hồ sơ nên chưa phát hiện những vấn đề cần phải soi kỹ, đặc biệt là hồ sơ của một số cán bộ tín dụng đã có kinh nghiệm lâu năm.

- Thứ ba, trong một số trường hợp, các đoàn kiểm tra, thanh tra vẫn

cịn thái độ quan liêu, khơng chấp nhận những giải thích hợp lý, chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ hồ sơ, tạo tâm lý và thói quen chuẩn bị hồ sơ chuẩn mực, đầy đủ của ngân hàng được thanh tra, kiểm tra. Ngược lại, thực tế cho vay lại khơng như những gì thể hiện, hoặc do tính chất khoản vay rất rủi ro, hoặc do cách cho vay rủi ro.

- Thứ tư, năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu

cầu thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và cơng nghệ mới thanh tra cịn chưa nắm bắt kịp thời.

- Thứ năm, nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu,

chậm được đổi mới, hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi phạm.

3.3.5. Hệ thống thông tin:

Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu nhiều nhất là do các ngân hàng khơng có đầy đủ thơng tin từ phía khách hàng vay của mình mặc dù đã nỗ lực rất nhiều trong cơng tác thẩm định. Nói một cách đơn giản là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng đã để “lọt” những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của họ trong giao dịch vay vốn để thực hiện các phương

án có rủi ro cao. Vấn đề này người ta cịn gọi bằng thuật ngữ: thơng tin bất cân xứng. Tại Việt Nam, thông tin mất cân xứng thể hiện rất rõ qua rất nhiều những vụ việc làm phát sinh nợ xấu tại các ngân hàng trong thời gian vừa qua mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin. Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại. Lựa chọn bất lợi là hành động xảy ra trước khi ký kết hợp đồng của bên có nhiều thơng tin có thể gây tổn hại cho bên ít thơng tin hơn. Tâm lý ỷ lại là hành động của bên có nhiều thơng tin hơn thực hiện sau khi ký hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thơng tin hơn. Do đó, để đảm bảo an tồn trong hoạt động của mình, các ngân hàng phải xử lý thơng tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay đúng người, đúng đối tượng, giám sát chặt chẽ, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Tuy nhiên, sự chủ động tìm hiểu thơng tin của các ngân hàng là chưa đủ mà còn cần các cơ sở hạ tầng và điều kiện cần thiết mà Việt Nam chưa đáp ứng được nên thông tin vẫn bất cân xứng, cụ thể:

- Hệ thống thơng tin kế tốn và báo cáo tài chính: Hệ thống thơng tin

kế tốn và báo cáo tài chính là một cơ sở cực kỳ quan trọng giúp cho các bên liên quan nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở ra quyết định tài trợ. Tuy nhiên, theo Nghị định về kiểm toán độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tốn như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước, số còn lại (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp), nhà nước chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm tốn các báo cáo tài chính. Mặt khác, tại hầu hết các tổ chức tín dụng chưa yêu cầu khách hàng đến xin cấp tín dụng phải có báo cáo tài chính được kiểm tốn.

- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu:

+ Hệ thống thông tin phục vụ đánh giá xếp loại khách hàng: Một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng như: lịch sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ điều hành là cơ sở hết sức quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, lựa chọn khách hàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nếu hệ thống này không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định khách hàng của các ngân hàng. Trên thực tế, các thơng tin hiện có của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) có độ cập nhật khơng cao và các chỉ tiêu còn chung chung. Những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như khơng có. Mặt khác, do chưa thực sự ý thức về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thơng tin nên các tổ chức tín dụng chưa có sự quan tâm đúng mức đến các thông tin, dữ liệu khi báo cáo cho CIC. Ngồi ra, hệ thống thơng tin nội bộ của từng ngân hàng cũng chưa lưu trữ một cách hệ thống, xử lý thơng tin chưa hiệu quả và tính hệ thống gần như khơng có. Thậm chí việc kiểm sốt tổng dư nợ của một khách hàng (kể cả các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)