7. Kết cấu của luận văn:
1.2. RRTD và nguyên nhân dẫn đến RRTD:
1.2.7.5. Một số nhân tố khác:
Tiềm lực tài chính khơng mạnh, năng lực quản trị không tốt của khách hàng vay: Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng. Khơng có giao dịch nào là phi rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính thì việc một giao dịch khơng thành công sẽ không làm khách hàng mất đi khả năng trả nợ, cịn nếu điều kiện tài chính suy yếu sẽ có ảnh hưởng tới tất cả các giao dịch, khi một giao dịch khơng thành cơng, lập tức nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. năng lực quản trị, làm ăn và kinh nghiệm của người vay cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện dự án, phương án kinh doanh một cách hiệu quả để lấy tiền trả nợ vay cho ngân hàng
Chính sách quản trị nguồn nhân lực: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào sản phẩm có tính rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ tín dụng ở các ngân hàng có tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi chiến lựợc, chính sách tín dụng của ngân hàng. Một chiến lược, chính sách quản trị tín dụng tốt mà khơng đi kèm chính sách đúng đắn về nguồn nhân lực sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn và gián tiếp tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở cán bộ tín dụng.
Chu kỳ kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế có tính chu kỳ do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay tốt hay xấu phụ thuộc rất lớn vào từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ tăng đồng thời dư nợ đối với nền kinh tế cũng tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, các ngành kinh doanh, đặc biệt kinh doanh BĐS…sẽ gặp khó khăn hơn, các món vay, đặc biệt là trung, dài hạn được quyết định dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ trở thành nợ khó địi vài năm sau đó. Các ngân hàng cần lưu ý yếu tố này trước khi quyết định cho vay hoặc cần nhìn thấy những diễn biến tương lai có thể diễn ra của nền kinh tế (dựa trên sự dự báo, định hướng) để đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm hạn chế nợ xấu và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thị trường BĐS: Rất nhiều khoản vay của cá nhân có mục đích mua nhà, đất, được đảm bảo bằng BĐS, nguồn trả nợ cũng từ kinh doanh BĐS chứ khơng phải từ dịng tiền thường xun, ổn định. Bên cạnh đó, cùng với giai đoạn phát triển thịnh vượng của nền kinh tế, các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực kinh doanh BĐS gia tăng hoạt động đầu tư vào các dự án quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, số vốn vay ngân hàng cao. Khi nền kinh tế mới bắt đầu có các thơng tin khơng tốt, ngay lập tức thị trường này sẽ đứng lại. Điều này đương nhiên ảnh hưởng đến tiến trình tiếp tục đầu tư của doanh nghiệp, và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu để trả nợ. Các khoản nợ này có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao do thị trường BĐS có tính bất ổn cao và những thay đổi do chính sách của Nhà nước sẽ rất khó dự đốn.
Rủi ro chính sách:
- Đây là một loại rủi ro xảy ra phổ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế không ổn định. Những thay đổi thường xuyên trong chính sách thuế, các quy định về kinh doanh BĐS….sẽ khiến các doanh nghiệp khó
có thể chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình. Mơi trường kinh doanh không ổn định sẽ gián tiếp làm suy yếu khả năng tài chính của người vay.
- Ở góc độ địa phương, mơi trường kinh tế của tỉnh cũng có tác động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Chính sách năng động của tỉnh sẽ đem lại nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng cho ngân hàng. Ngược lại, nếu địa phương không năng động, cơ hội lựa chọn của các ngân hàng sẽ bị hạn chế. Yếu tố này cũng góp phần tác động đến rủi ro của hoạt động tín dụng.
Vai trị giám sát của NHNN: NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, nếu nhận dạng và đưa ra được những đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục của các NHTM thì sẽ có tác dụng giúp các NHTM hạn chế RRTD.