7. Kết cấu của luận văn:
4.2. Các giải pháp hạn chế RRTD phát sinh từ các nguyên nhân chủ
4.2.4. Tăng chất lượng của cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ:
Trong bất cứ lĩnh vực nào, con người đều đóng vai trị chủ chốt, nịng cốt và là yếu tố quan trọng nhất để phát triển thành công. Riêng với nội dung này, người viết cho rằng biện pháp đầu tiên là lựa chọn và đào tạo các cán bộ kiểm soát nội bộ thật chuẩn. Nhìn chung, cái nhìn về nhân sự của các NHTMCP chưa ổn khi tuyển chọn chính các sinh viên mới ra trường làm nhiệm vụ kiểm soát nội bộ. Vấn đề là các sinh viên này dù rất giỏi cũng chưa có những va vấp, những kinh nghiệm để nhìn ra các vấn đề trong hồ sơ tín dụng, đặc biệt đối với hồ sơ của một số cán bộ tín dụng có kinh nghiệm biến hóa. Trong trường hợp đã từng trải, cán bộ kiểm sốt sẽ có đủ những lý luận để hóa giải các vấn đề của hồ sơ. Vì vậy, cán bộ kiểm sốt nên là những cán
bộ tín dụng đã có q trình làm việc thực tế, là những cán bộ tín dụng nhanh nhạy, xuất sắc tại các đơn vị kinh doanh được điều chuyển về.
Thơng thường, kiểm sốt nội bộ chỉ làm việc tại các đơn vị đã có phát sinh RRTD (có nợ quá hạn, nợ xấu). Ngược lại, với các chi nhánh chưa phát sinh, cơ quan kiểm soát nội bộ lại cho rằng chưa cần thiết để kiểm tra. Cách thực hiện như vậy chưa triệt để. Thực tế, trong thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh, việc đảo nợ nằm trong tầm tay. Vì vậy, nếu khơng kiểm tra thực tế hồ sơ mà chỉ nhìn nhận trên kết quả từ các sao kê tín dụng, cân đối kế tốn của chi nhánh thì chưa đủ thơng tin để kết luận về tính an tồn, hiệu quả của hoạt động cho vay. Như vậy, rất cần thiết kiểm tra toàn diện các hoạt động của các chi nhánh, kể cả khi chưa có phát sinh nợ quá hạn. Đồng thời khi kiểm tra, người cán bộ kiểm sốt cần đứng trên cái nhìn của người thực sự muốn đóng góp, muốn sửa đổi cho hoạt động của đơn vị tốt hơn chứ khơng phải soi mói, bắt bẻ, tạo cảm giác khơng thoải mái dẫn đến hành động đối phó của các đơn vị kinh doanh.