7. Kết cấu của luận văn:
4.2. Các giải pháp hạn chế RRTD phát sinh từ các nguyên nhân chủ
4.2.1. Chấp hành nghiêm quy chế, quy trình cho vay
Q trình phân tích định lượng cũng như định tính đã cho thấy việc khơng tn theo quy chế, quy trình cho vay như hạ thấp một số chỉ tiêu cho vay, xét duyệt một khoản vay khơng theo đúng trình tự, kiểm tra giám sát sau cho vay không chặt chẽ đã là yếu tố ảnh hưởng phần lớn đến chất lượng tín dụng, làm RRTD gia tăng.
Vì vậy, khơng gì hạn chế RRTD hiệu quả bằng việc chấp hành nghiêm quy chế, quy trình cho vay, đặc biệt là phải thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Nói một cách khác, đó là báo cáo thẩm định phải đạt yêu cầu về chất lượng, xét duyệt cho vay đúng hạn mức qui định, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ pháp lý và chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn trước khi giải ngân đồng thời kiểm tra sau cho vay một cách trách nhiệm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy và kiếm soát được việc thực hiện đúng quy chế, quy trình cho vay. Theo tơi, trước hết:
- Đào tạo một cách bài bản các kiến thức về quy chế, quy trình cho vay do NHNN và ngân hàng cho vay ban hành cho các chuyên viên liên quan đến việc thực hiện quy trình này ngay từ khi họ mới được nhận việc. Đào tạo bài bản được thực hiện qua các bước như sau:
+ Tổ chức lớp đào tạo tập trung trước khi giao việc cho các chuyên viên. Lớp đào tạo này có thể diễn ra trong thời gian khoảng 2 tháng hay ngắn hơn tùy thuộc vào nguồn lực, nhân sự, thời gian của ngân hàng đào tạo. Mục đích: Làm cho các học viên nắm được sơ lược về cách thức tác nghiệp giữa các bộ phận, quy trình làm việc và những quy định cần phải tuân theo khi cho
vay. Hầu hết các NHTMCP Việt Nam hiện nay chưa thực hiện đào tạo nhân sự theo cách này mà chỉ sử dụng người cũ đào tạo người mới. Cách này có hại điểm là sau một thời gian làm việc, những quy chế, quy trình có thể bị hiểu sai ở bước nào đó nhưng chưa ai phát hiện ra và khi truyền bá cho người mới theo kiểu kinh nghiệm sẽ rất dẫn đến “tam sao thất bản”, thực hiện sai, hiểu sai mà khơng biết vì nghĩ rằng: có đúng thì người cũ mới làm.
+ Giám đốc mỗi đơn vị kinh doanh nên giao trách nhiệm đào tạo cho trưởng phòng, trưởng bộ phận và có các cách kiểm tra trong khoảng 2 tháng thử việc của nhân viên để đánh giá được khả năng tiếp nhận, học hỏi, nắm bắt và tư duy của họ. Đồng thời, khi nhân viên bắt đầu tác nghiệp với hồ sơ, trưởng phịng có trách nhiệm hướng dẫn một cách tận tình, chi tiết về ý nghĩa căn cơ của từng nội dung trên tờ trình cho vay hoặc các loại văn bản, giấy tờ đi kèm.
+ Song song đó, chọn những cán bộ tín dụng cũ thích hợp, giao trách nhiệm kèm cặp chuyên viên mới theo kiểu một kèm một.
- Thực hiện quy trình tín dụng theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân tách các bộ phận để có sự kiểm tra hỗ trợ kịp thời lẫn nhau. Nguyên tắc hoạt động là một bộ phận tác nghiệp nên có một bộ phận khác chịu trách nhiệm rà soát lại. Hiện tại, một số NHTMCP đã thực hiện phân tách chuyên biệt việc cho vay thành 3 bộ phận thực hiện 3 khâu khác nhau: bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện tìm kiếm khách hàng và thu thập hồ sơ, làm báo cáo đề xuất trình bày ý kiến của bộ phận mình về khách hàng cho vay, về các nội dung cho vay. Sau đó, bộ phận thẩm định thực hiện thẩm định lại các yếu tố theo đúng quy trình như tư cách pháp lý, năng lực tài chính, phương án kinh doanh, TSĐB…của khách hàng vay. Cuối cùng bộ phận hỗ trợ kiểm soát việc thực hiện các điều kiện đã được phê duyệt và soạn thảo các hồ sơ cần thiết (nếu cho vay). Như vậy, nếu có sự khơng tn thủ quy chế, quy trình cho vay
ở một điểm nào đó thì vẫn có thể kiểm sốt và hạn chế được nhờ có nhiều khâu kiểm soát.
- Xử lý nghiêm các trường hợp làm sai quy chế, quy trình cho vay kể cả trong trường hợp chưa làm phát sinh hậu quả. Việc xử lý được dựa theo nguyên nhân dẫn đến làm sai quy chế, quy trình: cố tình hay vơ ý, làm sai do chưa có kinh nghiệm hay làm sai do trong q trình tác nghiệp khơng đọc, ứng dụng các quy trình, quy chế. Hình thức xử phạt có thể là cắt giảm lương, phê bình trước tập thể, xếp loại không tốt trong thi đua, thậm chí thực hiện cảnh cáo, kỉ luật..
- Thường xuyên lấy ý kiến tập thể phịng tín dụng và các bộ phận có liên quan đến quy chế, quy trình tác nghiệp để so sánh với thực tế thực hiện, đưa ra các điểm chưa phù hợp để đề xuất kiến nghị cho phù hợp và có thể thực hiện được.
- Có một lưu ý là trong quá trình thực hiện quy chế, quy trình tín dụng, ngân hàng nào cũng đưa ra tiêu chí kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhưng mảng kiểm tra sau cho vay lại đang bị lơ là. Việc thực hiện sai quy trình tín dụng ở điểm này diễn ra ở hầu hết các ngân hàng và đó là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến phát sinh nợ xấu. Thực tế, khi tình hình kinh doanh khó khăn, có thể dẫn đến khả năng khơng trả được nợ, khách hàng vay vốn hầu như khơng có sự chia sẻ với ngân hàng vì tâm lý e dè.. Nhưng làm sao để giải quyết tình trạng chưa thực hiện triệt để kiểm sốt sau này:
+ Trưởng phịng tín dụng đưa ra quy định về việc đánh giá tổng thể tình hình hoạt động của khách hàng theo từng tháng hoặc 2 tháng một lần. Khi có yêu cầu như vậy, các cán bộ tín dụng thực hiện trực tiếp sẽ phải xuống khách hàng, lấy thơng tin để làm báo cáo và qua đó nhìn được hoạt động thực tế của khách hàng, thực hiện tốt q trình kiểm sốt sau. Qua phân tích định
lượng, việc kiểm tra ít nhất 2 tháng một lần mới đảm bảo kiểm soát được hoạt động của khách hàng.
+ Giám đốc và trưởng phịng tín dụng cần có những định hướng về các khách hàng có thể gặp khó khăn dựa trên những thơng tin thu thập được từ các mối quan hệ, dựa trên việc nhìn nhận tổng thể thị trường để có những yêu cầu kịp thời tới nhân viên và song hành cùng họ trong quá trình kiểm tra.