Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông bình dương đến năm 2020 (Trang 68)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3. CÁC NHÂN TỐ CỦA MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI ẢNH HƯỞNG ĐẾN

2.3.1.1. Môi trường kinh tế

(1) Thuận lợi

Năm 2012 nền kinh tế trong và ngồi nước có nhiều khó khăn, tuy nhiên kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương đạt được khá tồn diện trên các lĩnh vực, mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo đời sống nhân dân, an ninh xã hội, nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới và mở rộng sản xuất,... có nhiều doanh nghiệp đến Bình Dương hoạt động kinh doanh, tạo ra nhiều nhu cầu về các dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin, đã tạo điều kiện ổn định sản xuất kinh doanh của VNPT Bình Dương, và đơn vị tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cơ quan ban ngành và sự ủng hộ của các đối tác, khách hàng trên địa bàn.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 10%, trong đó cơng nghiệp tăng 7,4%, dịch vụ tăng 16,8% và nơng nghiệp tăng 1,9%. Trong đó giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh đạt 108.941 tỷ đồng, tăng 12,95%, dự kiến đến cuối năm tăng 16%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 27,2%, dự kiến đến cuối năm tăng 30%. 10 tháng qua, Bình Dương đã thu hút 11.010 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng số lên 13.306 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn

102.471 tỷ đồng và thu hút 2,589 tỷ đô la mỹ vốn đầu tư nước ngoài, nâng tổng số lên 2.108 dự án với tổng vốn 17,306 tỷ đô la mỹ (nguồn: www.binhduong.gov.vn). Đây là cơ hội tốt cho các dịch vụ VNCNTT phát triển.

Tập đoàn VNPT điều chỉnh cơ chế kinh doanh mới trong nội bộ (Cơ chế 46), đã tạo điều kiện để đơn vị xác định được số liệu thu – chi nội bộ nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của đơn vị, tạo tính tự chủ cho đơn vị trong kinh doanh.

Năm 2011, VNPT Bình Dương tiến hành áp dụng mơ hình tổ chức mới, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống cấu trúc của VNPT Bình Dương, tạo thuận lợi cho việc phối hợp giữa các bộ phận trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đơn vị đã sử dụng phương pháp BSC (thẻ cân bằng điểm) để giao kế hoạch; tiến hành đánh giá thành tích và trả lương cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) theo phương pháp 3Ps, chú trọng yếu tố vị trí cơng việc và thành tích cá nhân (chất lượng và sản lượng) nhằm thúc đẩy hiệu quả làm việc từ CBCNV.

(2) Khó khăn

Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thơng – công nghệ thông tin trên địa bàn vẫn khá gay gắt, các doanh nghiệp viễn thông khác liên tục đổi mới, có những định hướng, nhiều chính sách mới gây sức ép lớn cho đơn vị; VNPT Bình Dương có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp các dòng sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ điện thoại di động có sự cạnh tranh của Viettel, Gtel mobile, Vietnammobi,.... Dịch vụ MyTV có sự cạnh tranh của OneTV (FPT), NetTV (Viettel), LifeTV (VNTT). Dịch vụ ADSL chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của FPT vì khả năng linh hoạt trên thị trường. Ngoài ra, việc sáp nhập hai nhà mạng Viettel và EVN Telecome cũng tạo ra nhiều khó khăn cho VNPT Bình Dương.

(3) Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bình Dương

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơng

nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nơng lâm nghiệp 4,4%.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương hiện có 28 khu cơng nghiệp với tổng diện tích 9.000 ha và 8 cụm cơng nghiệp tập trung có tổng diện tích 600 ha với hơn 15.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động, trong đó có 13.181 doanh nghiệp trong nước với tổng mức đầu tư 101.653 tỉ đồng, 2.109 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư 17.250 triệu USD. Tỉ trọng các công ty đầu tư vào các khu công nghiệp đều đạt tối thiểu từ 70% trở lên (nguồn: www.binhduong.gov.vn).

(4) Cơ cấu kinh tế

Về kinh tế, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 13,5%; cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 62% - 34,4% - 3,6%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 43 triệu đồng; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18%, nông nghiệp tăng 4%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 30%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 16,3%; thu hút vốn đầu tư nuớc ngồi khoảng 1 tỷ đơla Mỹ, tổng thu ngân sách đạt 27.000 tỷ đồng, tổng chi ngân sách 9.500 tỷ đồng.

Năm nay, tỉnh Bình Dương phấn đấu tăng trưởng GDP 13,5% với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp với tỉ lệ tương ứng 62% - 34,4% - 3,6%. Huy động mọi nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế, tiếp tục đầu tư đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là các cơng trình mang tính động lực; đầu tư xây dựng khu đơ thị mới, trung tâm chính trị hành chính tập trung của tỉnh, gắn với nâng cấp chỉnh trang nâng cấp đô thị.

(5) Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ. Tỉnh Bình Dương đã hình thành một Khu Liên hợp cơng nghiệp - dịch vụ - đơ thị với diện tích 4.196 ha, quy hoạch xây dựng thành phố mới Bình Dương tại Trung tâm Khu Liên hợp.

Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 15.000 DN đăng ký kinh doanh và đầu tư với tổng vốn trên 150.000 tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến tháng 7/2012 đạt 2,83 tỷ USD, trong đó 51 dự án cấp phép mới với tổng vốn 1,419 tỷ USD và 57 dự án tăng vốn 664 triệu USD, nâng số dự án FDI trên địa bàn Bình Dương lên 2.070 dự án, với tổng vốn đầu tư 16,83 tỷ USD.

Theo đánh giá của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, chỉ số hạ tầng cơ sở của Bình Dương đứng ở vị trí số 1 trên toàn quốc bao gồm các lĩnh vực như khu công nghiệp, đường giao thông, năng lượng/viễn thông, internet. Phấn đấu đến năm 2015, đơ thị Bình Dương có kết cấu hạ tầng đạt nền tảng của đô thị loại 1; đến năm 2020 đạt tiêu chí đơ thị loại 1 là thành phố trực thuộc trung ương.

(6) Thu nhập bình quân đầu người

Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh tăng 11,2% so với cùng kỳ, dự kiến đến cuối năm 2012 tăng 12,5%; cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 61,7% - 34,9% - 3,4%. Thu nhập bình quân đầu người là 41,6 triệu đồng/năm.

(7) Lạm phát, lãi suất và các chính sách tiền tệ

Thị trường tiền tệ diễn biến tích cực và ổn định, lãi suất huy động và cho vay điều hành theo hướng giảm dần, lãi suất huy động tính đến cuối tháng 7/2012 phổ biến ở mức 8,8%/năm đến 9%/năm kỳ hạn 1 tháng đến dưới 12 tháng. Lãi suất cho vay đối với khu vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu phổ biến ở mức 12%/năm đến 14%/năm, lĩnh vực sản xuất – kinh doanh thông thường phổ biến ở mức 14%/năm đến 17%/năm, đối với lĩnh vực khơng khuyến khích từ 16%/năm đến 20%/năm.

Tất cả những yếu tố kinh tế trên là điều kiện tốt cho VNPT Bình Dương phát triển.

2.3.1.2. Mơi trường pháp luật - chính trị

Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà Nước liên qua đến công tác bảo vệ an ninh chính trị. Đảm bảo cho các nhà đầu tư tin tưởng vào pháp luật – chính trị của tỉnh nhà. Có thể nói, tình hình pháp luật – chính trị khá ổn định, khơng có biểu tình, đình cơng, lãng cơng…đây là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư.

2.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Theo cục thống kê tỉnh Bình Dương, dân số khoảng 1,7 triệu người, mật độ dân số khoảng 629 người/km2. Chủ yếu tập trung đơng ở phía nam, các khu cơng nghiệp và thành thị. Đây là cơ hội tốt cho các ngành cung cấp dịch vụ, với tỉ lệ người tiêu dùng cao. Bình Dương là tỉnh có tỉ lệ tăng dân số cao, do dân nhập cư chiếm tỉ lệ lớn. Tuy nhiên, nhu cầu của dân cư tại các huyện phía bắc cũng rất lớn và khách hàng tiềm năng ở khu này nhiều.

2.3.1.4. Mơi trường tự nhiên

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đơng Nam Bộ, giáp Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai. Thành phố Thủ Dầu Một,trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Bình Dương cũng là tỉnh sở hữu 2 thị xã có dân số đơng nhất nước, trong đó có 1 thị xã có 100% phường, khơng có xã (thị xã Dĩ An). Khí hậu và địa hình rất phù hợp cho việc phát triển CNTT. Dân số đông, là thị trường hấp dẫn cho nhà cung cấp dịch vụ, nằm cạnh Bình Dương là các tỉnh/ thành phố lớn, dễ dàng tiếp cận khoa học cơng nghệ (KHCN) mới. Ngồi ra các tỉnh/ thành lân cận cũng là thị trường lớn về VTCNTT.

2.3.1.5. Môi trường kỹ thuật - công nghệ

Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT ở Bình Dương đã có những tiến bộ vượt bậc, đóng góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp, bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông xây

dựng quy hoạch phát triển cơng nghệ thơng tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để từng bước đưa hoạt động này ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Hiện trạng hạ tầng CNTT của tỉnh phát triển tương đối tốt, các mạng cục bộ đã được xây dựng ở một số sở ngành, tạo điều kiện thuận lợi bước đầu đáp ứng các yêu cầu về phát triển CNTT của Tỉnh.

2.3.2. Môi trường vi mô

Dựa vào mơ hình năm tác lực của Michael E. Porter, các yếu tố của môi trường vi mơ được phân tích, cụ thể như sau:

2.3.2.1. Khách hàng

Có ba nhóm khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của VNPT Bình Dương: nhóm khách hàng cấp một là các đại lý phân phối, nhóm khách hàng cấp hai là các điểm bán lẻ, nhóm khách hàng thứ ba là người tiêu dùng cuối cùng.

Đại lý phân phối

Nhóm khách hàng này trực tiếp ký hợp đồng với Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng – VNPT Bình Dương để phân phối các sản phẩm, hiện nay có khoảng 10 đại lý cấp một chuyên phân phối các sản phẩm và cung cấp các dịch vụ cho VNPT Bình Dương, nhóm khách hàng này khơng trực tiếp tiêu dùng nhưng đóng vai trị phân phối sản phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng, cho đại lý thứ cấp, là cầu nối giữa nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Nhóm khách hàng này quan tâm đến tỉ lệ chiết khấu (cao), giá bán (hợp lý) trên các sản phẩm, dịch vụ và thời hạn thanh toán (chậm), tỉ lệ chiết khấu của nhà mạng nào cao thì họ phân phối nhiều. Ngoài ra nhu cầu thị trường cũng là điều mà nhóm khách hàng này quan tâm. Hiện nay sim số Viettel được các đại lý quan tâm nhất, vì đáp ứng được các yêu cầu trên.

Các điểm bán lẻ

Nhóm khách hàng này cũng trực tiếp ký hợp đồng với Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng - VNPT Bình Dương để phân phối các sản phẩm, nhưng phân phối với

dùng. Thông thường các điểm bán lẻ không bán chuyên các sản phẩm, dịch vụ viễn thông mà họ bán song song với nhiều sản phẩm tiêu dùng khác. Loại khách hàng này thông thường là các cửa hàng bán tạp hóa, quán Cafe... Nhóm khách hàng này quan tâm đến tỉ lệ chiết khấu (cao), giá bán (hợp lý) trên các sản phẩm và nhu cầu khách hàng của mình. VNPT Bình Dương có khoảng 1.000 điểm bán lẻ.

Người tiêu dùng cuối cùng

Đây là nhóm khách hàng tiêu dùng trực tiếp, họ quan tâm đến chất lượng dịch vụ (sóng tốt, đường truyền mạnh...), mẫu sản phẩm đẹp, giá cả hợp lý (rẻ), khuyến mại nhiều và nhất là hiện nay có nhiều người cùng sử dụng nhằm mục đích gọi cùng mạng để giảm cước gọi.

Ngồi ra, nhóm khách hàng tiêu dùng là cơng ty thường quan tâm đến dịch vụ internet, kênh thuê riêng, điện thoại cố định..

2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh

A. Mạng di động Gtel Mobil

Hiện thị trường viễn thông di động Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, và GTel Mobile cũng cho biết, thương hiệu Beeline VN sẽ được thay bằng một thương hiệu mới, các gói cước đã và đang cung cấp trên thị trường vẫn duy trì tên gọi như cũ và các chính sách liên quan đến các gói cước này sẽ khơng thay đổi. Cùng đó, tất cả các cam kết của cơng ty đối với khách hàng cũng như đối tác sẽ không thay đổi và vẫn sẽ được cơng ty thực hiện bình thường. Các hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển dài hạn của công ty vẫn tiếp tục được triển khai.

700 trạm sẽ được triển khai trong năm nay và nâng tổng số lên 4.000 trạm để tăng chất lượng phủ sóng. Gtel sẽ theo đuổi hướng kinh doanh là đa dạng về mặt dịch vụ và giá cước rẻ, gói cước hấp dẫn. Trong năm nay, Beeline cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện bản đồ phủ sóng, đảm bảo chất lượng sóng tốt nhất tại những khu vực đã phủ sóng của Beeline và tiếp tục cho ra đời nhiều dịch vụ hấp dẫn dành cho khách hàng Việt Nam. Đến cuối năm 2010, con số thuê bao của nhà mạng này được cơ quan quản lý Nhà nước công bố chỉ chưa đầy 200.000 thuê bao hoạt động.

B. Mạng di động Vietnamobile

Gia nhập thị trường muộn vào tháng 4/2009, mục tiêu của Vietnamobile tại thị trường Việt Nam là mong muốn trở thành một người bạn đồng hành thân thiết và tin cậy với mọi người dân ở đây. Được đưa ra thị trường vào tháng 5/2009, đến nay gói cước Maxi Talk có 150 triệu người dùng. Phục vụ nhu cầu nhắn tin gói cước Max SMS chỉ có giá 1.500đ cho tối đa lên tới 500 tin nhắn trong một ngày, thu hút hơn 130 triệu lượt người sử dụng. Về nhu cầu sử dụng dữ liệu, với việc nâng cấp thành cơng 3G có tốc độ truyền tải dữ liệu 21.6Mbps. Khi sử dụng dịch vụ 3G của Vietnamobile với giá siêu tiết kiệm bởi nhiều gói cước kết nối dữ liệu khơng phân biệt 2G&3G hay thiết bị sử dụng cho mọi đối tượng, khách hàng chỉ trả 10.000đ/ tháng hay 5,000đ/ ngày cho 120MB dữ liệu. Khách hàng có thể lựa chọn gói cước trả trước Super 3G Data với các mức sử dụng linh hoạt từ 10,000đ tới 150,000đ/ tháng. Với thuê bao trả sau, Vietnamobile đưa ra gói Flexi Data có giá từ 40,000đ cho tới 150,000đ/ tháng.

Vietnamobile nỗ lực để đưa ra thị trường những dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn và đem đến nhiều lợi ích bất ngờ mà người sử dụng di động tại Việt Nam chưa từng được trải nghiệm. Bên cạnh khách hàng chính của Vietnamobile là sinh viên. Vietnamobile tin tưởng rằng với điểm mạnh của các gói dịch vụ hiện có, chúng tơi có thể thỏa mãn được nhu cầu cao nhất của nhóm khách hàng cơng sở, những người kinh doanh tự do là nhóm khách hàng có khả năng chi trả cao hơn và nhu cầu đàm thoại cũng cao hơn.

Hiện nay, dịch vụ chuyển vùng quốc tế của Vietnamobile đã vươn tới 85 quốc gia trên toàn thế giới cho phép người sử dụng thoải mái giữ liên lạc khi đi công tác hoặc đi du lịch với mức giá hấp dẫn.

Đặc biệt hơn, Vietnamobile mới tung ra gói cước nội mạng Biz 30 chỉ với 30.000 đồng cho cả tháng gọi thoải mái từ 0 - 18 giờ hàng ngày - là thời gian cao điểm cho giao dịch công việc. Gọi ngoại mạng là nhu cầu lớn của giới cơng sở, đó

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông bình dương đến năm 2020 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)