7. Hệ thống điện 1 Yêu cầu chung
7.2.4. Hệ thống phân phố
7.2.4.1. Hệ thống phân phối cho các hoạt động chính 7.2.4.1.1. u cầu chung
Các bộ phận có dịng điện có điện thế với đất phải được bảo vệ ngăn tiếp xúc vô ý. Đối với các hệ thống phân phối tiêu chuẩn được công nhận, xem 7.1.2. phải trang bị các cáp cấp điện riêng cho các hoạt động thiết yếu và sự cố.
7.2.4.1.2. Các phương pháp phân phối
Đầu ra các máy phát điện có thể được cấp cho thiết bị tiêu thụ bằng hệ thống mạch nhánh, hệ thống mạch mạng lưới hoặc hệ thống mạch vịng chính. Các cáp điện của mạch vịng chính hoặc mạch vịng khác (ví dụ, các bảng điện kết nối trong mạch nối tiếp) phải là dạng dây dẫn có khả năng mang đủ cơng suất và chịu dịng ngắn mạch cho bất kỳ tải có thể và loại hình cấp nào.
7.2.4.1.3. Bố trí dây cấp nguồn
Kích cỡ của dây cấp nguồn phải đồng đều trên toàn bộ chiều dài, nhưng có thể được giảm xuống sau bất cứ bảng phân đoạn trung gian và bảng phân phối, với điều kiện đoạn kích thước giảm phải được bảo vệ bằng thiết bị quá tải.
7.2.4.1.4. Trung tâm điều khiển động cơ
Cáp cấp nguồn từ bảng điện chính hoặc bảng điện phân đoạn bất kỳ đến các trung tâm điều khiển động cơ phải có cơng suất tải liên tục khơng dưới 100% tổng giá trị ghi trên nhãn của tất cả các động cơ được cấp nguồn. Cho phép sử dụng cáp công suất nhỏ hơn nếu thiết kế sao cho các thiết bị tiêu thụ kết nối không hoạt động đồng thời ở bất kỳ chế độ hoạt động nào.
7.2.4.1.5. Mạch nhánh của động cơ
Phải có mạch riêng biệt cấp điện cho mỗi động cơ cố định có mức dịng điện đầy tải từ 6 ampe trở lên và các dây dẫn phải có cơng suất khơng nhỏ hơn 100% mức dòng điện đầy tải động cơ. Dây dẫn của mạch nhánh không được nhỏ hơn 1,5 mm2. Phải trang bị thiết bị ngắt mạch cho mỗi mạch nhánh động cơ và phải phù hợp với 7.3.2.7.2 của Tiêu chuẩn này và 8.7.5.8-b), TCVN 12823-1.
7.2.4.1.6. Cấp điện qua máy biến áp và bộ biến đổi điện
7.2.4.1.6.1. Tính cấp điện liên tục. Nếu biến thế và / hoặc bộ biến đổi điện tạo thành một phần của hệ thơng điện chính cấp nguồn cho các hoạt động thiết yếu và cần thiết cho điều kiện sống phù hợp tối thiểu, thì số lượng và cơng suất của biến thế và / hoặc biến đổi điện phải sao cho với bất cứ máy biến áp hoặc bộ biến đổi điện hoặc bất kỳ một pha nào của máy biến áp khơng làm việc thì các máy biến áp và / hoặc máy biến áp còn lại hoặc các pha còn lại của máy biến áp có thể cung cấp năng lượng cho các tải này trong các điều kiện hành hải bình thường.
7.2.4.1.6.2. Bố trí. Phải lắp đặt mỗi máy biến áp được yêu cầu như một cụm riêng biệt có hộp kín riêng hoặc tương đương, và được cung cấp bởi các mạch riêng biệt ở phía sơ cấp và thứ cấp. Mỗi mạch thứ cấp phải được trang bị công tắc cách ly nhiều cực. Công tắc cách ly này không được lắp đặt trên vỏ biến thế hoặc khu vực lân cận của nó (xa nhất nếu có thể) để tránh sự cố do cháy hoặc sự cố khác ở máy biến áp. Một bộ ngắt mạch được trang bị cho mạch thứ cấp phù hợp với 7.2.5.8.1 sẽ được chấp nhận thay cho công tắc cách ly nhiều cực.
7.2.4.1.6.3. Máy biến áp và bộ biến đổi điện cho bộ sạc. Trong trường hợp các ắc quy, nối với bộ sạc đơn, là biện pháp duy nhất cung cấp điện một chiều tới thiết bị cho các thiết bị hoạt động thiết yếu, thì khi bộ sạc đơn hư hỏng ở điều kiện hoạt động bình thường khơng được dẫn đến mất hoàn toàn các hoạt động thiết yếu ngay khi các ắc quy hết điện. Để đảm bảo tính cấp điện liên tục cho các thiết bị đó, cần trang bị theo một trong các cách bố trí sau:
a) Bộ sạc kép; hoặc
b) Bộ sạc đơn và một máy biến áp / bộ chỉnh lưu (hoặc bộ chuyển đổi) độc lập với bộ sạc ắc quy, được trang bị công tắc chuyển đổi; hoặc
c) Máy biến áp/ bộ chỉnh lưu (hoặc bộ chuyển đổi) kép cùng với bộ sạc ắc quy đơn, trang bị công tác chuyển đổi.
Các yêu cầu trên không áp dụng cho các trường hợp sau:
+ Thiết bị cho các hoạt động thiết yếu, trong đó có một máy biến áp / bộ chỉnh lưu đơn với một bộ cấp nguồn AC đơn cho các thiết bị đó.
7.2.4.1.7. Thiết bị gia nhiệt
Mỗi một bộ gia nhiệt phải được nối với mạch nhánh phụ cuối riêng biệt. Tuy nhiên, một nhóm thiết bị lên đến 10 bộ gia nhiệt có tổng dịng điện khơng vượt q 16 A có thể được kết nối với mạch nhánh phụ cuối đơn.
7.2.4.2. Hệ thống hồi thân 7.2.4.2.1. Yêu cầu chung
Hệ thống hồi thân không được sử dụng để truyền cơng suất, hâm nóng hoặc chiếu sáng, trừ khi các hệ thống sau có thể được sử dụng
7.2.4.2.1.1. Hệ thống bảo vệ ca-tốt dịng tích cực;
7.2.4.2.1.2. Các hệ thống nối đất giới hạn và cục bộ, với điều kiện bất kỳ dịng điện có thể xuất hiện không được chạy trực tiếp qua vùng nguy hiểm; hoặc
7.2.4.2.1.3. Thiết bị giám sát mức độ cách điện, với điều kiện trong bất kỳ trường hợp nào dịng điện khép kín khơng được vượt q 30 mA.
Các bộ phận mang điện có điện áp với đất cần phải được bảo vệ chống lại sự tiếp xúc ngẫu nhiên. 7.2.4.2.2. Các mạch nhánh cuối và dây tiếp địa
Trường hợp sử dụng hệ thống hồi thân thân, tất cả các mạch nhánh cuối (tức là tất cả các mạch được lắp đặt sau thiết bị bảo vệ cuối cùng) phải bao gồm hai dây bọc cách điện, phần dẫn điện hồi thân được tạo bởi nối với thân giàn bằng một trong các thanh cái của bảng phân phối. Dây nối đất phải ở vị trí có thể tiếp cận để cho phép sẵn sàng kiểm tra và để cho phép ngắt kết nối để kiểm tra cách điện. 7.2.4.3. Các hệ thống phân phối được nối đất
Hệ thống nối đất phải được thực hiện bằng các phương tiện độc lập với bất kỳ một bố trí tiếp đất nào của các bộ phận khơng mang dịng điện. Phải có các biện pháp ngắt kết nối cho dây nối đất trung tính của mỗi máy phát để máy phát có thể được ngắt kết nối để bảo dưỡng. Trong các hệ thống phân phối có dây trung tính nối đất hoặc đối với các máy phát điện dự định chạy có các kết nối phối hợp trung tính, máy phải được thiết kế để tránh các dịng tuần hồn vượt q giá trị quy định. Biến áp trung tính khơng được nối đất trừ khi tất cả các trung tính của máy phát tương ứng được ngắt khỏi hệ thống (ví dụ, trong khi cấp từ điện bờ).
7.2.4.4. Nối cấp điện từ bờ hoặc bên ngoài 7.2.4.4.1. Yêu cầu chung
Khi thực hiện bố trí cấp điện từ nguồn trên bờ hoặc nguồn bên ngồi, thì phải bố trí điểm tiếp nối trên giàn để tiếp nhận cáp mềm từ các nguồn bên ngồi. Phải bố trí các cáp cố định đủ tính năng giữa điểm đấu nối và bảng điện chính hoặc bảng điện sự cố. Các biện pháp để ngắt kết nối với nguồn điện ngoài hoặc điện bờ phải được cung cấp tại bảng điện tiếp nhận. Xem 7.2.5.6 cho việc bảo vệ dịng cung cấp điện ngồi hoặc điện bờ.
7.2.4.4.2. Điểm đấu nối đất
Điểm đấu nối đất phải được cung cấp để nối thân giàn với hệ thống nối đất bên ngoài. 7.2.4.4.3. Chỉ báo
Kết nối cấp điện từ bên ngoài hoặc điện bờ phải được trang bị đèn tín hiệu và Vơn kế (và Tần kế đối với điện AC) ở bảng điện chính hoặc bảng điện sự cố để chỉ báo trạng thái hoạt động cửa cáp truyền. 7.2.4.4.4. Thứ tự pha hoặc cực
Phải có biện pháp để kiểm tra cực nguồn điện (đối với DC) hoặc thứ tự pha (đối với AC ba pha) của nguồn cấp vào hệ thống liên quan của giàn.
7.2.4.4.5. Bảng thơng tin
Phải bố trí bảng thơng tin gần hoặc trên hộp mối nối điện gồm đầy đủ thông tin về hệ thống cấp và điện áp danh nghĩa (và tần số nếu là AC) của hệ thống khoan và quy trình khuyến nghị thực hiện kết nối điện.
7.2.4.5. Sóng hài
Tổng độ lệch của sóng hài (Total Harmonic Distortion) trong các dạng sóng điện áp trong hệ thống phân phối không được vượt quá 8% và bất cứ một sóng hài đơn nào cũng khơng được vượt q 5%. Các giá trị cao hơn khác có thể được chấp nhận với điều kiện các thiết bị phân phối và các bộ tiêu thụ
được thiết kế vận hành ở mức giới hạn cao. Khi độ lệch sóng hài có giá trị cao hơn bị vượt quá thì bất cứ ảnh hưởng nào có thể, như là bổ sung thêm hao hụt nhiệt của máy, các cộng hưởng hệ thống, lỗi hệ thống điều khiển và giám sát, phải được xem xét.