Hệ thống thông tin nội bộ

Một phần của tài liệu GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 3: MÁY VÀ HỆ THỐNG Mobile Offshore Units - Part 3: Machinery and systems (Trang 85 - 86)

7. Hệ thống điện 1 Yêu cầu chung

7.2.8. Hệ thống thông tin nội bộ

7.2.8.1. Lầu lái

7.2.8.1.1. u cầu chung

Ít nhất phải có hai biện pháp độc lập để thơng tin từ lầu lái tới vị trí trong buồng máy hoặc buồng điều khiển từ đó điều khiển bình thường tốc độ và chiều quay của chân vịt. Phải trang bị các phương tiện liên lạc phù hợp cho bất kỳ vị trí nào khác mà từ đó máy đẩy chính có thể được điều khiển.

7.2.8.1.2. Điện báo buồng máy

Một trong các phương thức thơng tin giữa lầu lái và vị trí điều khiển máy chính phải là máy điện báo buồng máy, nó cung cấp chỉ báo hình ảnh các u cầu và phản hồi ở cả buồng máy và trên lầu lái. Mạch nhánh cuối cấp nguồn tới hệ thống này phải độc lập với các hệ thống điện khác và các hệ thống báo động, giám sát và điều khiển. Mạng thông tin và mạch cấp điện cho các hệ thống này có thể kết hợp với hệ thống điện báo nêu ở 7.2.8.2.

7.2.8.2. Trạm điều khiển máy chính

Phương tiện thơng tin liên lạc thơng thường bằng giọng nói và gọi điện hoặc bộ lặp điện báo buồng máy phải được trang bị giữa trạm điều khiển máy chính và cầc vị trí điều khiển tại chỗ động cơ đẩy chính và chân vịt biến bước. Hệ thống thơng tin bằng giọng nói phải có khả năng chuyển tải hội thoại trong khi giàn khoan đang hành hải. Mạch nhánh cuối cấp nguồn cho chúng phải độc lập với các hệ thống điện khác và các hệ thống báo động, giám sát và điều khiển. Mạng thông tin và mạch cung cấp nguồn cho hệ thống thơng tin giọng nới có thể được kết hợp với hệ thống yêu cầu trong 7.2.8.3. 7.2.8.3. Thơng tin giọng nói

7.2.8.3.1. Trạm điều khiển thiết bị lái và đẩy giàn

Phương tiện thơng tin liên lạc thơng thường bằng giọng nói và gọi điện phải được trang bị giữa lầu lái, trạm điều khiển hệ thống máy chính và buồng máy lái sao cho có thể nói chuyện đồng thời giữa các khơng gian này vào mọi lúc và việc gọi đến các khơng gian này ln ln thơng suốt thậm chí khi đường dây bận.

7.2.8.3.2. Thông tin trong trường hợp sự cố

Các biện pháp thơng tin bằng giọng nói phải ln sẵn sàng để chuyển thơng tin giữa tất cả các vị trí mà ở đó cần có hành đồng cần thiết trong trường hợp sự cố. Các vị trí đó bao gồm các trạm điều khiển sự cố, buồng máy, phòng điều khiển hệ thống (System Control Room - SCR) và tất cả các vị trí

trọng yếu cho sự an tồn của giàn. Phải ln ln có thể liên lạc đồng thời giữa các địa điểm này và việc gọi đến các địa điểm này luôn thực hiện được ngay cả khi đường dây bận.

7.2.8.3.3. Thang máy

Khi thang máy được lắp đặt, phải lắp cố định điện thoại trong tất cả các buồng thang và kết nối với khu vực có người trực thường xuyên. Điện thoại có thể là loại được cấp nguồn từ ắc quy hoặc từ nguồn điện sự cố.

7.2.8.3.4. Hệ thống nâng hạ giàn

Hệ thống thông tin đàm thoại phải được trang bị giữa trạm điều khiển nâng hạ trung tâm và vị trí ở mỗi chân của giàn tự nâng.

7.2.8.3.5. Sự độc lập của mạch cấp nguồn

Mạch nhánh cuối cấp nguồn tới các hệ thống thông tin đàm thoại phải độc lập với các hệ thống điện khác và các hệ thống báo động, giám sát và điều khiển. Xem 7.2.3.2.5 về cấp nguồn.

7.2.8.4. Bảng điện thông tin nội bộ và sự cố

Nếu trang bị bảng điện thơng tin nội bộ và sự cố thì nó phải thỏa mãn các phần áp dụng nêu ở 8.7.5, TCVN 12823-1, và lưu ý đến các yêu cầu của chính quyền hàng hải mà giàn mang cờ.

7.2.8.5. 15.9 Hệ thống truyền thanh công cộng

Hệ thống truyền thanh công cộng phải phù hợp với các quy định sau: 7.2.8.5.1. Các yêu cầu về hệ thống

Hệ thống này phải là một hệ thống loa lớn để phát các tin nhắn nghe rõ ràng trong tất cả các khu vực của giàn khoan. Hệ thống phải có khả năng phát các tin nhắn từ lầu lái, trạm điều khiển sự cố và các vị trí trọng yếu khác có chức năng đè lệnh sao cho tất cả các tin nhắn khẩn cấp có thể phát nếu có bất cứ loa nào ở các địa điểm liên quan đã bị tắt, âm lượng của nó phải được tiết giảm hoặc hệ thống truyền thanh công cộng đang được sử dụng cho các mục đích khác.

7.2.8.5.2. Âm lượng nhỏ nhất

7.2.8.5.2.1. Khi giàn khoan đang di chuyển hoặc trong điều kiện hoạt động bình thường, mức âm thanh tối thiểu cho việc phát các thông báo khẩn cấp phải là:

a) Ở các vị trí bên trong giàn, 75 dB (A) và ít nhất 20 dB (A) trên mức âm nói hịa vào; b) Ở các vị trí bên ngồi giàn, 80 dB (A) và ít nhất 15 dB (A) trên mức âm nói hịa vào. 7.2.8.5.3. Nguồn điện sự cố

Hệ thống phải được nối với nguồn điện khẩn cấp.

7.2.8.5.4. Hệ thống truyền thanh công cộng kết hợp với hệ thống báo động chung

Khi một hệ thống đơn phục vụ cho cả hệ thống truyền thanh công cộng và hệ thống báo động sự cố chung, hệ thống phải được bố trí sao cho một hỏng hóc đơn lẻ không gây ra sự mất hiệu lực cả hai hệ thống và phải giảm thiểu ảnh hưởng của một hỏng hóc đơn lẻ. Các thành phần hệ thống chính, như bộ cung cấp điện, bộ khuyếch đại, máy phát tín hiệu báo động, vv, phải được trang bị kép. Việc cấp điện phải thỏa mãn các yêu cầu 7.2.9.1.2.2 và 7.2.9.1.2.3. Tầm hoạt động do việc bố trí hệ thống đường truyền và loa phải sao cho sau một hỏng hóc đơn lẻ, các thơng báo và báo động vẫn cịn nghe được trong tất cả các khơng gian. Khơng u cầu trang bị kép đường truyền và loa trong mỗi phịng hoặc khơng gian nếu thơng báo và báo động vẫn cịn nghe được trong tất cả các khơng gian.

Một phần của tài liệu GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 3: MÁY VÀ HỆ THỐNG Mobile Offshore Units - Part 3: Machinery and systems (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w