Bản vẽ và thông số phải nộp để thẩm định

Một phần của tài liệu GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 3: MÁY VÀ HỆ THỐNG Mobile Offshore Units - Part 3: Machinery and systems (Trang 67 - 69)

7. Hệ thống điện 1 Yêu cầu chung

7.2.1. Bản vẽ và thông số phải nộp để thẩm định

7.2.1.1. Dây dẫn 7.2.1.1.1. Các hệ thống

Sơ đồ cho các hệ thống điện sau đây phải được nộp để thẩm định. a) Hệ thống phân phối và cung cấp năng lượng;

b) Hệ thống chiếu sáng, bao gồm đèn hành hải; c) Hệ thống thông tin nội bộ;

d) Hệ thống báo động chung;

e) Hệ thống phát hiện và báo động cháy;

f) Hệ thống điều khiển máy lái (đối với các giàn tự hành); g) Hệ thống thiết bị điện an toàn về bản chất.

h) Hệ thống khởi động máy phát điện sự cố. 7.2.1.1.2. Thông số cho các hệ thống dây dẫn

7.2.1.1.2.1. Các sơ đồ phải chỉ ra kiểu mạch điện, loại và kích cỡ cáp, nhóm và hệ thống cáp, cài đặt đóng ngắt và mức của các thiết bị bảo vệ dịng, vị trí của các thiết bị điện kèm cùng danh mục của các bộ phận, danh mục đường cấp nguồn, dòng tải định mức cho mỗi mạch nhánh, và hao hụt điện áp trên chiều dài dây lớn nhất của mỗi loại cáp. Sơ đồ cho các hệ thống cung cấp và phân phối phải chỉ rõ các chi tiết sau:

a. Máy phát : Mức công suất kW, điện áp, dòng định mức, tần số, số pha, hệ số công suất; b. ắc quy: Loại ắc quy, điện áp, dung lượng, bảo vệ dây dẫn (nếu có yêu cầu);

c. Động cơ: Mức công suất kW, dừng từ xa (nếu có yêu cầu);

d. Biến thế: Mức cơng suất kVA, điện áp và dịng định mức trên mạch sơ cấp và thứ cấp, phương pháp kết nối.

7.2.1.1.2.2. Sơ đồ cho hệ thống cấp nguồn và phân phối cũng phải bao gồm danh mục khởi động tuần tự cho các động cơ và các thiết bị điện có chức năng ngắt khẩn cấp hoặc ngắt ưu tiên. 7.2.1.2. Thơng số dịng ngắn mạch

7.2.1.2.1. Với mục đích chứng minh rằng các thiết bị bảo vệ trên bảng điện chính và bàng điện sự cố có khả năng ngắt và đóng dịng ngắn mạch, phải có thơng số dịng ngắn mạch tính tốn cực đại theo giá trị hiệu dụng (root mean square) đối xứng và các giá trị đỉnh bất đối xứng tại các thanh dẫn chính cùng với khả năng ngắt và đóng mạch cực đại cho phép của các thiết bị bảo vệ. Các tính tốn tương tự phải được thực hiện tại các điểm khác trong hệ thống phân phối khi cần để xác định khả năng ngắt của các thiết bị bảo vệ.

7.2.1.2.2. Có thể tham khảo IEC 61263-1 Thiết bị điện của tàu, giàn di động và giàn cố định trên biển - Phần 1 : Quy trình tính tốn dịng ngắn mạch trên dịng xoay chiều ba pha.

7.2.1.3. Phối hợp thiết bị bảo vệ

Bản nghiên cứu phối hợp thiết bị bảo vệ phải được nộp để thẩm định. Bản nghiên cứu này phải bao gồm nghiên cứu mạch thời gian được thiết lập (organized time-current) của tất cả các thiết bị bảo vệ cùng loại từ các thiết bị sử dụng đến nguồn cho tất cả các thiết bị bảo vệ dịng có cài đặt khác nhau hoặc có đặc tính mạch thời gian khác nhau cho việc ngắt có trễ thời gian dài, ngắt dừng ngắn hạn và ngắt tức thời, nếu có. Nếu trang bị Rơ-le quá dòng cùng loại và liền kề với thiết bị bảo vệ dịng thì các đặc tính sử dụng và đặc tính mạch-thời gian của rơ-le phải được xem xét về phối hợp.

7.2.1.4. Phân tích tải

Các phân tích tải thiết bị điện phải được đệ trình thẩm định. Phân tích tải cho thiết bị điện (bao gồm các biến thế hoặc các thiết bị biến đổi điện phục vụ chính trên giàn khoan điện áp cao, nếu có) phải bao hàm ở tất cả các điều kiện vận hành của giàn khoan, bao gồm điều kiện hành hải bình thường (nếu có) và các điều kiện vận hành sự cố.

7.2.1.5. Hệ thống điện áp cao 7.2.1.5.1. Tài liệu

Tài liệu nguyên tắc thiết kế vận hành điện áp cao (xem 7.5.1.7) 7.2.1.5.2. Phân tích

Các phân tích nguy cơ phát hồ quang (xem 8.7.9.2.2-f), TCVN 12823-1). 7.2.1.5.3. Sổ tay vận hành

Sổ tay vận hành sơ bộ cho thiết bị và hệ thống điện cao áp (xem 7.5.1.8) 7.2.1.5.4. Bố trí chung

Bố trí chung của tủ bảng diện và bảng phân phối 7.2.1.5.5. Khơng gian

Bố trí chung của các khơng gian có chứa bảng điện cao áp chỉ ra các vị trí của: a) Lối tiếp cận và các vị trí vận hành;

b) Tủ bảng điện và bảng phân phối, có các thiết bị đóng và mở cửa, khoảng trống lớn nhất của các thiết bị ngắt dịng có thể tháo ra và các giá đỡ liên quan;

c) Cửa vào phịng

d) Vị trí làm việc liên quan với các hoạt động được mô tả ở 7.5.1.7 và 7.5.1.8. e) Vị trí và bản kê của các thiết bị bảo vệ con người (PPE) và thiết bị an toàn; f) Thiết bị sơ cứu.

7.2.1.5.6. Phân tích và số liệu

khả năng chịu được điện áp dự tính tức thời.

Một phần của tài liệu GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 3: MÁY VÀ HỆ THỐNG Mobile Offshore Units - Part 3: Machinery and systems (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w