6+ G(G 1) Trong đó:

Một phần của tài liệu GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 3: MÁY VÀ HỆ THỐNG Mobile Offshore Units - Part 3: Machinery and systems (Trang 62 - 64)

Trong đó:

S = Tổng số lần khởi động liên tục

G = Số lượng động cơ đi ê zen cần thiết để duy trì đủ năng lượng điện tiêu thụ cho phép giàn di

chuyển ở tồn bộ chế độ điều động và hành trình trên biển. Trị số G khơng cần thiết vượt quá 3. 6.6.5.2.4. Giàn không tự hành

Số lần khởi động liên tục tối thiểu được cung cấp từ các bình chứa khí khởi động là ba (3) lần cho mỗi động cơ phụ, nhưng tổng thể tích của các bình chứa khí khởi động cho các động cơ phụ không cần quá tám (8) lần khởi động liên tục.

6.6.5.3. Thiết bị bảo vệ hệ thống khí khởi động chính

Nếu động cơ khởi động bằng cách phun trực tiếp khí vào trong xi lanh động cơ, để bảo vệ đường ống dẫn khí khởi động chống bị nổ phát sinh từ hoạt động không đúng của các van khởi động, cần phải trang bị van cách ly một chiều hoặc thiết bị tương đương tại đầu nối đường cấp khí khởi động với động cơ. Nếu động có đường kính xi lanh trên 230 mm, cần phải trang bị một đĩa nổ hoặc một thiết bị ngăn chặn ngọn lửa về phía van khởi động của mỗi xi lanh cho động cơ đảo chiều trực tiếp có bộ góp khí khởi động chính hoặc trên đường cấp khí đến bộ gom cấp khí khởi động cho động cơ khơng đảo chiều.

Các yêu cầu trên không áp dụng cho động cơ sử dụng mơ tơ khí khởi động.

6.6.6. Hệ thống nước làm mát cho động cơ đốt trong

6.6.6.1. Yêu cầu chung

Phải có các biện pháp để xác định nhiệt độ nước tuần hoàn tại đầu ra của mỗi động cơ và để đảm bảo rằng việc tuần hoàn thích đáng được duy trì. Vịi tiêu thốt nước phải được đặt tại vị trí thấp nhất của tất cả thân động cơ. Van giảm áp phải thỏa mãn các yêu cầu tại 6.1.6.11.

6.6.6.2. Đầu hút nước biển

Ít nhất phải có hai đường ống hút nước biển độc lập để cung cấp nước làm mát cho thân động cơ hoặc thiết bị trao đổi nhiệt.

6.6.6.3. Bộ lọc

Nếu nước biển được sử dụng để làm mát trực tiếp động cơ, phải trang bị bộ lọc phù hợp giữa van nước biển và đầu hút của bơm, và bộ lọc phải là loại kép hoặc kiểu khác được bố trí sao cho có thể làm sạch mà khơng làm gián đoạn cấp nước làm mát cho động cơ. Điều này cũng áp dụng cho nước tuần hoàn làm mát sự cố cho động cơ.

6.6.6.4. Bơm tuần hồn nước

Có ít nhất hai biện pháp cung cấp nước làm mát cho động cơ chính và phụ, máy nén, bộ làm mát, hộp giảm tốc.... Một trong những biện pháp này phải được dẫn động độc lập và có thể bao gồm bộ kết nối từ một bơm có cỡ phù hợp được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như bơm dùng chung, hoặc là một trong những bơm nước ngọt của giàn trong hệ thống tuần hoàn nước ngọt. Nếu do thiết kế của động cơ, việc kết nối các máy bơm độc lập là khơng khả thi, thì khơng u cầu bơm lai độc lập dự phòng nếu trang bị một bơm kèm theo có cùng cơng suất như là bơm dự phòng. Các máy phụ sử dụng bơm kèm theo khơng cần phải trang bị bơm dự phịng.

6.6.7. Hệ thống khí xả

6.6.7.1. Đường khí xả

Các ống khí xả phải có áo nước hoặc bọc cách nhiệt hiệu quả. Các ống xả của một số động cơ không được nối với nhau, nhưng phải được xả riêng biệt ra ngồi khơng khí trừ khi được bố trí phịng ngừa khí quay ngược trở lại động cơ khơng làm việc. Các đường ống xả mà được xả ra ngoài mạn gần đường nước phải được bảo vệ chống lại khả năng nước chảy vào bên trong, ống nạp của nồi hơi và đường xả của động cơ không được kết nối với nhau trừ khi được phê duyệt đặc biệt, như trong

trường hợp nồi hơi được bố trí để tận dụng nhiệt khí thải của động cơ. 6.6.7.2. Nhiệt độ khí xả

Động cơ máy chính có đường kính xi lanh trên 200 mm phải có biện pháp để hiện thị nhiệt độ khí xả của mỗi xi lanh.

6.6.8. Van trên đường ống phun

Nếu khơng khí hoặc hơi nước được sử dụng để làm sạch dung dịch khoan trước khi đốt, phải trang bị van một chiều trên đường ống phun. Van này là một phần của đường ống cố định, có thể dễ dàng tiếp cận và càng gần cần đốt càng tốt. Các biện pháp thay thế chỉ ra được mức độ an toàn tương đương sẽ được xem xét.

6.6.9. Bố trí tiêu thốt trên sân bay trực thăng

Sân bay trực thăng phải được bố trí và có biện pháp để ngăn chặn việc tích tụ chất lỏng và ngăn không cho chất lỏng lan tràn hoặc rơi xuống các bộ phận khác của giàn. Hệ thống tiêu thoát trên sân bay được dẫn trực tiếp xuống biển phải độc lập với các hệ thống khác.

6.6.10. Nồi hơi và đường ống liên quan

Nồi hơi và các hệ thống hơi nước, ống xả và ống cấp nước liên quan của chúng phải tuân thủ với các yêu cầu áp dụng của TCVN 7704:2007 hoặc tiêu chuẩn khác được công nhận.

6.6.11. Đường ống cho máy lái

Hệ thống đường ống liên quan với hệ thống lái phải thỏa mãn các quy định tại Chương 15, TCVN 6259-3:2003.

6.6.12. Đường ống cho tua bin khí

Các hệ thống đường ống liên quan đến tua bin khí phải thỏa mãn các quy định tại Chương 13, TCVN 6259-3:2003.

6.6.13. Hệ thống nước biển cho giàn tự nâng trong điều kiện giàn được nâng

6.6.13.1. Các hệ thống nước biển cấp nước biển cho các hoạt động thiết yếu trên giàn tự nâng khi giàn được nâng phải được thẩm định. Tháp hút nước biển, miệng hút tại chân giàn và cuộn ống mềm có thể được xem xét là hệ thống được chấp nhận cho hệ thống nước biển.

6.6.13.2. Ít nhất phải có hai biện pháp cung cấp nước cho các hoạt động thiết yếu, như hệ thống nước làm mát cho máy phát điện chính hoặc hệ thống chữa cháy chính. Cơng suất bơm, áp suất hệ thống và lắp đặt đường ống phải được yêu cầu cho các hệ thống cụ thể hoặc hệ thống cấp. Các bơm phải được tính tốn để cung cấp đầy đủ nước u cầu khi có một bơm khơng hoạt động.

6.6.13.3. Nhìn chung, cho phép sử dụng ống mềm từ của xả của bơm chìm đến điểm kết nối với hệ thống nước biển cố định trên boong của giàn với điều kiện là ống mềm phù hợp với các hoạt động dự kiến. Các ống mềm phải có khả năng chống cháy, trừ khi chúng được cách ly hợp lý sao cho một sự cố (lửa, nổ...) sẽ không làm hư hỏng chúng.

6.6.13.4. Tháp hút nước biển (Raw water tower)

Phải tính tốn, đánh giá độ bền của tháp hút nước biển và các bộ phận của nó khi chịu các điều kiện môi trường thiết kế tối đa khi giàn được nâng. Bảng tính tốn độ bền phải được nộp để thẩm định. 6.6.13.5. Miệng hút tại chân giàn (Leg well suction)

Hệ thống hút nước biển phải được gắn phù hợp với chân giàn và được bảo vệ đầy đủ chống lại các hư hỏng cơ học do hoạt động của chân giàn.

6.6.13.6. Cuộn ống mềm

6.6.13.6.1. Thay thế cho việc sử dụng tháp hút nước biển hoặc miệng hút tại chân giàn, có thệ xem xét chấp nhận bơm chìm lắp đặt với cuộn ống mềm và được hạ thấp xuống dưới biển để cung cấp nước lên giàn với điều kiện phải thỏa mãn cắc quy định dưới đây.

6.6.13.6.2. Bố trí

Phải trang bị ít nhất hai cuộn ống mềm. Các cuộn ống phải được đặt tách biệt nhau phù hợp hoặc bằng khoảng cách hoặc bằng kết cấu chính sao cho nếu một sự cố đơn lẻ (cháy, nổ...) không làm cho cả hai hệ thống bơm dừng hoạt động.

6.6.13.6.3. Nguồn năng lượng cho bơm

của hệ thống cung cấp năng lượng không làm cho cả hai cụm không thể hoạt động được. 6.6.13.6.4. Thiết kế

Thiết kế của cụm ống cuộn mềm/bơm phải được nộp để thẩm định, bao gồm việc xác nhận độ bền giá và ống cuộn, và sự phù hợp của các bộ phận (đường ống và thiết bị điện). Đặc biệt, các chi tiết của ống mềm, bao gồm loại, tiêu chuẩn, vật liệu và khả năng chịu đựng tải trọng môi trường thiết kế lớn nhất, phải được nộp để thẩm định, về nguyên tắc, các loại ống có thể gập lại khơng được chấp nhận cho hoạt động này.

6.6.13.6.5. Cách ly

Phải trang bị một van cách ly thích hợp để tách một bơm/ống mềm bị hư hỏng ra khỏi phần còn lại của hệ thống nước biển. Van này phải có thể được vận hành trong hoặc ngay sau khi sự cố (cháy, nổ,...) để việc cấp nước không bị gián đoạn.

6.6.13.6.6. Vị trí

Các cuộn ống mềm khơng được đặt trong khu vực nguy hiểm và mỗi cuộn ống phải được đặt trực tiếp trên mép sàn hoặc lỗ mở được sử dụng để hạ thấp bơm xuống biển.

6.6.13.6.7. Vận hành

Các ống cuộn mềm đều phải được triển khai tại mọi thời điểm mà giàn được nâng. Hướng dẫn sử dụng phải được đưa vào sổ tay vận hành.

Một phần của tài liệu GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 3: MÁY VÀ HỆ THỐNG Mobile Offshore Units - Part 3: Machinery and systems (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w