Bản vẽ và thơng số cần trình thẩm định

Một phần của tài liệu GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 3: MÁY VÀ HỆ THỐNG Mobile Offshore Units - Part 3: Machinery and systems (Trang 88 - 89)

7. Hệ thống điện 1 Yêu cầu chung

7.3.1. Bản vẽ và thơng số cần trình thẩm định

7.3.1.1. Sổ tay các chi tiết tiêu chuẩn

7.3.1.1.1. Tài liệu ghi các chi tiết và thực hiện công việc đi dây theo tiêu chuẩn, bao gồm các hạng mục như đỡ cáp, chi tiết tiếp đất, xuyên vách và xuyên boong, các mối nối cáp và bọc kín, bện cáp, kết nối kín nước và chống cháy nổ cho thiết bị, nối bắt chặt tiếp địa ..., nếu có, phải được trình nộp. 7.3.1.1.2. Đối với các hệ thống điện áp cao, xem các yêu cầu về lắp đặt đưa ra trong 7.5.1.5.3. 7.3.1.1.3. Đối với các cáp điện áp cao, thơng số phải bao gồm bán kính uốn cong tối thiểu và bố trí cố định cáp, có xem xét các khuyến nghị liên quan của nhà sản xuất. Ngồi ra cũng phải bao gồm thơng số cách ly các khay cáp (bố trí HV với HV và HV với LV. HV - Cao áp; LV - thấp áp).

7.3.1.2. Bố trí thiết bị điện

7.3.1.2.1. Bản vẽ bố trí chung chỉ ra vị trí của ít nhất các thiết bị dưới đây phải được nộp để thẩm định.

7.3.1.2.1.1. Máy phát điện, động cơ lai thiết yếu, và máy biến áp; 7.3.1.2.1.2. Ắc quy;

7.3.1.2.1.3. Bảng điện, bộ sạc ắc quy, và các bộ điều khiển động lai; 7.3.1.2.1.4. Thiết bị cố định chiếu sáng sự cố;

7.3.1.2.1.5. Thiết bị báo động sự cố chung và tác động báo động; 7.3.1.2.1.6. Cảm biến, vị trí bấm báo sự cố và bảng báo động cháy; 7.3.1.2.1.7. Hệ thống phát hiện và báo động;

7.3.1.2.1.8. Thiết bị loại chứng nhận an tồn.

7.3.1.2.2. Khi có trang bị bện nối cáp hoặc các hộp nối thì vị trí của chúng với các thơng tin làm việc của nó cũng phải được nộp để thẩm định.

7.3.1.3. Thiết bị điện ở các khu vực nguy hiểm

7.3.1.3.1. Bản vẽ chỉ ra các khu vực nguy hiểm cần được nộp để thẩm định cùng với những yêu cầu sau:

7.3.1.3.1.1. Danh sách/sổ ghi các thiết bị điện dự định lắp đặt ở các khu vực nguy hiểm, bao gồm mô tả về thiết bị, mức độ bảo vệ áp dụng và trị số định mức.

7.3.1.3.1.2. Danh sách trên cũng phải bao gồm các thiết bị bất kỳ được liệt kê ở 7.5.4.1.7 ở khu vực không nguy hiểm hoạt động sau khi dừng sự cố.

7.3.1.3.1.3. Đối với các hệ thống an toàn về bản chất, các bản vẽ đi dây, hướng dẫn lắp đặt với bất kỳ hạn chế nào do cơ quan chứng nhận ấn định.

7.3.1.3.1.4. Chi tiết lắp đặt cho máy đo sâu, máy đo tốc độ và hệ thống bảo vệ ca tốt dịng tích cực khi được lắp đặt ở các khu vực này.

7.3.1.3.2. Khi lựa chọn thiết bị đã được hoàn thành, một danh sách/sổ ghi xác định tất cả các thiết bị trong khu vực nguy hiểm, phương pháp bảo vệ của chúng (kín lửa, an tồn bản chất, vv), định mức (nhóm khí dễ cháy và cấp nhiệt độ), tên nhà sản xuất, số hiệu kiểu và chứng nhận xác nhận phải được trình nộp để thẩm định.

7.3.1.4. Quy trình dừng khẩn cấp

7.3.1.4.1. Chi tiết các quy trình dừng khẩn cấp cho các thiết bị điện được đề cập ở 4.4.1.4, TCVN 12823-4. Xem thêm 7.5.4.1.

7.3.1.4.2. Ngoài ra, các tài liệu sau đây phải được trình nộp để thẩm định:

7.3.1.4.2.1. Tài liệu thiết kế cơ bản tính năng dừng khẩn cấp (Functional Design Basis -FDS); sổ tay hướng dẫn vận hành (xem 7.5.4.1.4);

7.3.1.4.2.2. Biểu đồ nguyên nhân và hậu quả của hệ thống dừng khẩn cấp/phát hiện khí; (Xem 7.5.4.1.5).

7.3.1.5. Kế hoạch bảo dưỡng ắc quy

Kế hoạch bảo dưỡng ắc quy cho các hoạt động thiết yếu và sự cố. Xem 7.3.2.4.5.

Một phần của tài liệu GIÀN DI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 3: MÁY VÀ HỆ THỐNG Mobile Offshore Units - Part 3: Machinery and systems (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w