Hành vi không tuân thủ thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của đề tài

1.1. Tuân thủ thuế

1.1.2 Hành vi không tuân thủ thuế

Một khảo sát của Richupan (1984a) nghiên cứu về vấn đề trốn thuế tại một số nước

đang phát triển cho thấy việc chính phủ chỉ thu được một nửa hay ít hơn số thuế thu

cộng sự, 1986; Bahl và Murray, 1985; Virmani, 1987). Bất kỳ nơi nào có thuế, nơi ấy có tình trạng trốn thuế.

Khó mà phân biệt rạch ròi giữa hành vi tránh thuế (tax avoidance) hay việc tận dụng những khe hở của pháp luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp thuế và hành vi

trốn thuế (tax evasion) tức sự vi phạm pháp luật. Ngồi ra, rất khó quyết định được

liệu các biện pháp chế tài nên được áp dụng như thế nào cùng với chuối liên tục của

những hành vi tránh thuế và trốn thuế. Do không phải mọi tờ khai thuế đều được

kiểm tra nên người nộp thuế sẽ hưởng lợi không chỉ từ thời giá của tiền tệ, mà còn hưởng lợi trong những trường hợp họ làm sai và không bị phát hiện. Boidman (1983)

định nghĩa 3 hình thức khơng tn thủ thuế khác nhau: (1) không nộp tờ khai thuế

thuộc bất kỳ loại nào; (2) không kê khai thu nhập nhận được trên tờ khai thuế; và (3) giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không đúng các khoản miễn giảm, hay khấu trừ. Trong định nghĩa này, rõ ràng tất cả các hành vi trốn thuế đều có thể bắt đầu bằng việc khơng nộp tờ khai thuế.

Nghiên cứu theo góc độ tâm lý hành vi, theo Kirchker, E, và cộng sự (2001), tác động của hành vi trốn thuế và tránh thuế đến tâm lý người nộp thuế là hoàn toàn khác nhau. Trốn thuế được đánh giá tiêu cực hơn tránh thuế. Kiến thức thuế của người nộp thuế càng tốt thì tránh thuế được nhận thức là công bằng hơn, và được lựa chọn nhiều hơn

để hạn chế nghĩa vụ thuế phải nộp. Ngược lại, kiến thức về thuế càng hẹp thì người

nộp thuế có xu hướng lựa chọn hình thức trốn thuế nhiều hơn.

Tuy nhiên, bất kỳ hành vi không tuân thủ nào (trốn thuế hay tránh thuế) đều ảnh

hưởng không tốt đến hiệu quả của công tác quản lý thuế. Hầu hết chính phủ và CQT

các quốc gia đều mong muốn tăng cường tuân thủ thuế, hạn chế đến mức tối đa các hành vi không tuân thủ (dù là trốn thuế hay tránh thuế). Việc không tuân thủ các quy

định về thuế làm thu hẹp diện cơ sở chịu thuế và dẫn đến thất thốt nguồn thu. Các

nước có mức độ tn thủ thấp phải đối mặt với việc thường xuyên thay đổi chế độ

thuế để duy trì số thu từ thuế chiếm một tỷ lệ nhất định so với GDP. Các thay đổi

thống thuế kém ổn định và kém bình đẳng hơn. Vì vậy, việc nâng cao mức độ tự

nguyện tuân thủ đã trở thành một mục tiêu thể chế và vận hành của các cuộc cải cách thuế trên toàn thế giới. Theo Jackson và Milliron (1986); Kesselman (1994); Kasipillai và Jabbar (2003), và mục đích của đề tài này, khơng tn thủ thuế được xác định là việc khơng sẵn lịng tn theo luật thuế và/hoặc khai báo thu nhập khơng chính xác, thực hiện kê khai sai các khoản giảm trừ, miễn giảm thuế và/hoặc khơng thanh tốn chính xác nghĩa vụ thuế, ngoài thời gian nộp thuế đã được quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)