Tăng cường thiết lập một hệ thống hoạt động dựa trên cơ chế tiếp nhận thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 99)

Chương 4 : NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.2. Khuyến nghị

4.2.7. Tăng cường thiết lập một hệ thống hoạt động dựa trên cơ chế tiếp nhận thông tin

thông tin và phản hồi, kết hợp với việc đánh giá các phản hồi

Kết nối chính phủ và người dân là một trong những giải pháp cần phải được thực hiện

cho công cuộc cải cách thuế. Cơ quan thuế cần xem người nộp thuế là một đối tác

đáng kể và cần có sự hợp tác của cả hai phía để họ có thể hồn thành tốt vai trị quản

lý của mình. Cơ quan thuế cần lắng nghe ý kiến của người nộp thuế, mặc dù có thể vẫn là nhìn nhận dưới góc độ của cơ quan quản lý thuế. Thông tin là quan trọng trong việc tạo lòng tin giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Để có thể cải cách triệt để, cơ quan thuế cần nghiêm túc thực hiện giải pháp này, tránh tình trạng thực hiện hoạt

động một cách hình thức chỉ nhằm mục đích xoa dịu hay trấn an người nộp thuế.

4.2.8. Xây dựng và không ngừng củng cố cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp về người nộp thuế

Xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp về người nộp thuế là một trong những giải pháp không thể thiếu để có thể đảm bảo quản lý thuế tốt trong điều kiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp

thuế không ngừng thay đổi mạnh mẽ và phức tạp. Giải pháp này giúp cho cơ quan thuế có đầy đủ thơng tin về người nộp thuế để có cái nhìn tổng quan, tồn diện về

người nộp thuế cũng như đủ cơ sở để xác định chính xác mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Trần Thị Khanh (2011) cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho công tác thanh tra thuế chưa đạt được yêu cầu và chưa theo kịp sự phát triển của doanh nghiệp là do trình độ của cán bộ thuế cịn hạn chế. Họ chưa được đào tạo chuyên sâu về

nghiệp vụ nên chưa đủ trình độ để kiểm tra hệ thống quản lý của những ngành được

ứng dụng CNTT và chun mơn hóa cao như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, … Đặc

biệt, trong trường hợp xảy ra tranh chấp tại tịa án (có thể xảy ra trong các cuộc thanh tra chuyển giá), cơ quan thuế thường yếu thế hơn do khơng có đầy đủ cơ sở dữ liệu

đáng tin cậy về hệ thống cơ sở dữ liệu tồn ngành cho thơng tin giá cả thị trường, tỷ

suất lợi nhuận ngành, … làm cơ sở đối chiếu, so sánh. Vì vậy, việc đầu tư nghiêm túc cho hệ thống cơ sở dữ liệu là việc làm cấp thiết và lâu dài.

Hệ thống thông tin người nộp thuế bao gồm các yêu cầu:

* Hệ thống thông tin người nộp thuế phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho

các yêu cầu của công tác quản lý thuế.

* Thông tin phải đảm bảo chính xác, trung thực, mức độ tin cậy cao.

* Quy định rõ trách nhiệm pháp lý của người cung cấp thông tin và người sử dụng thông tin.

4.2.9. Xem xét việc xây dựng chức năng cung ứng dịch vụ cho người nộp thuế.

Cơ chế tự khai tự nộp thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội trong việc hỗ trợ cho

người nộp thuế lẫn cơ quan thuế trong việc thực thi chính sách thuế. Tuy nhiên, khi thực hiện cơ chế này, cả cơ quan thuế lẫn người nộp thuế đều gặp những áp lực nhất

định. Người nộp thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải hồn thiện hơn mọi mặt, cơng khai,

minh bạch, kịp thời cập nhật các chính sách về thuế có liên quan, nhiệt tình hỗ trợ, trun truyền cũng như hướng dẫn họ thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Cơ quan thuế vẫn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp họ tuyên truyền, hướng dẫn không kịp thời hoặc có bất kỳ sai sót nào. Về phía người nộp thuế, họ hoàn toàn chủ động trong việc kê khai thuế, và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc kê khai đó. Như vậy, áp lực rất lớn cho người nộp thuế nếu xét ở góc độ này. Để giảm thiểu rủi ro không tuân thủ thuế, người nộp thuế thường có thể tìm đến các cơng ty tư vấn thuế. Ở đây cũng có thể xuất hiện hai trường hợp. Nếu cơ quan thuế có khả năng cung cấp hồn tồn đầy

đủ các dịch vụ có chất lượng cho người nộp thuế, họ sẽ được đánh giá rất cao và

người nộp thuế yên tâm hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế của mình nhờ vào sự hỗ trợ nhiệt tình của một đơn vị đáng tin cậy. Tuy nhiên, trường hợp này không khả thi do

nguồn lực của cơ quan thuế có hạn đồng thời họ không phải là đơn vị được thành lập

nhằm cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Trong trường hợp đó, xu hướng thứ hai

mang tính khả quan cao hơn. Đó là cơ quan thuế tạo điều kiện tốt cho việc thành lập các công ty tư vấn thuế hoặc các đại lý thuế hoặc các trung gian có chức năng tương tự nhằm hỗ trợ cho người nộp thuế. Ở Việt Nam hiện tại, các công ty tư vấn thuế kèm theo kiểm toán và tư vấn pháp lý tồn tại ở quy mô nhỏ lẫn lớn đều hoạt động khá tốt.

khích phát triển nhằm hỗ trợ cho cơ chế tự khai tự nộp được thành cơng. Tại Nhật Bản, đại lý thuế đã có từ năm 1952, tại Nhật Bản thực tế có 3 triệu doanh nghiệp thì

đã có đến 2,7 triệu cơng ty sử dụng dịch vụ qua đại lý thuế1. Trung Quốc năm 2010 có hơn 70.000 đại lý thuế2. Sử dụng dịch vụ đại lý thuế sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hơn về rủi ro không tuân thủ thuế của họ. Ngoài ra, việc sử dụng đại lý thuế được

thành lập chính thức theo quy định đơi khi doanh nghiệp sẽ có lợi hơn so với các

trường hợp sử dụng kế toán tự do. Vấn đề đặt ra khi thực hiện giải pháp này là cần có văn bản pháp luật quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên có liên quan (trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp, trách nhiệm kê khai thuế của đại lý, …) nhằm giải quyết những khó khăn trong việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp và đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người nộp thuế, tránh được trường hợp người nộp thuế vừa gánh chịu chi phí thuê đại lý thuế vừa gánh chịu những hậu quả mà phần trách nhiệm lẽ ra thuộc về đại lý thuế.

4.2.10. Một số giải pháp khác

Cho đến hiện tại, cơ quan thuế lẫn người nộp thuế chú ý đến các loại hình phạt và

mức độ của mỗi hình phạt hơn là chú ý đến xác suất những người nộp thuế có hành vi khơng tuân thủ thuế bị phát hiện như thế nào. Nếu tồn tại một xác suất hợp lý phát hiện các hành vi không tuân thủ thuế, các biện pháp chế tài hoặc xử phạt sẽ có thể hữu hiệu hơn. Khi đó, tác dụng răn đe người nộp thuế và gia tăng mức độ tuân thủ

thuế của họ cũng sẽ gia tăng.

Củng cố niềm tin cho người nộp thuế vào hệ thống thuế cũng có thể mang lại tác dụng đáng kể trong việc ngăn ngừa hành vi không tuân thủ thuế. Chỉ khi nào người nộp thuế tin rằng họ sẽ bị phát hiện nếu họ có gian lận và các khoản phạt sẽ được áp dụng nghiêm khắc thì khi đó mới có tác dụng ngăn chặn họ không tuân thủ thuế (điều mà các nhà kinh tế học gọi là ảnh hưởng Pavlov). Cụ thể hơn, điều này liên quan đến việc cơ quan thuế có thể phát hiện tình trạng người nộp thuế kê khai không đầy đủ nghĩa vụ thuế của họ hay không; khả năng xem xét những khoản phạt có thể áp dụng; và liệu rằng người nộp thuế có nhận thức được những điều này thật sự có diễn ra hay

1 Đại lý thuế chuẩn bị hoạt động tại Việt Nam, www.tuvanthue24h.com, ngày 27/06/2010

không. Nếu họ nhận thức được thực tế những điều này đang diễn ra rõ ràng và quyết liệt, họ sẽ dè dặt hơn khi thực hiện những hành vi không tuân thủ thuế, từ đó có thể góp phần gia tăng tuân thủ.

Bên cạnh những giải pháp đã đề xuất ở trên, vấn đề đảm bảo thu nhập và công khai

thu nhập của cán bộ quản lý thuế cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm để các giải pháp khác có thể phát huy tác dụng. Cán bộ thuế vẫn có nhu cầu sinh tồn, nhu cầu tích lũy cho tương lai, như vậy mức thu nhập của họ làm sao phải trang trải những khoản này. Nếu thu nhập quá thấp, đương nhiên chúng ta không thể giữ chân

được những người thật sự có trình độ và năng lực. Nếu chúng ta chỉ có thể trả thu

nhập ở mức cơ bản, hoặc thậm chí khá thấp mà địi hỏi cán bộ thuế vẫn có thể tồn tại tốt, rõ ràng là không hợp lý và có thể phát sinh nghi ngờ về những khoản thu nhập khơng chính thức. Vấn đề cơng khai thu nhập và tài sản của cán bộ quản lý thuế cũng cần được quan tâm nhằm đảm bảo sự công bằng và là động lực để cho công chức,

viên chức thuế làm việc có hiệu quả.

Cơ quan thuế cần xem xét thay đổi thói quen và cách thức hoạt động. Từng bước

chuyển dần từ việc chỉ tập trung báo cáo những thành quả đạt được sang hướng tổ

chức hội thảo cuối năm xác định những thách thức trong năm mới cũng như những bước đi rõ ràng nhằm chủ động tiếp cận với các vấn đề và chủ động ngăn chặn, giải quyết vấn đề thay vì việc chờ đợi mọi vấn đề đã xảy ra một khoảng thời gian, sau đó cơ quan thuế mới có động thái tìm hiểu và giải quyết.

Tóm lại, một kế hoạch cải cách hiệu quả cần quan tâm cải cách sâu rộng từ dữ liệu, các ứng dụng được áp dụng, khả năng quản lý, lưu trữ và xử lý thông tin, khả năng

truy cập thơng tin của người sử dụng, ... Điều này địi hỏi một sự cải cách triệt để từ

phía cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có liên quan.

4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn tồn tại một số hạn chế sau:

 Nghiên cứu chỉ thực hiện được trên một bộ phận người nộp thuế tại Tp.HCM

 Kỹ thuật lấy mẫu snowball cũng có thể hạn chế sự đa dạng trong các đối tượng

được khảo sát. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính tồn diện của thông tin được thu thập.

 Do đặc thù của cơng việc kê khai, kế tốn thuế ở Việt Nam trong một số

trường hợp, nhân viên kê khai, kế tốn thuế khơng được tồn quyền thực hiện các công việc liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế theo quy định mà sẽ dưới sự chỉ đạo của chủ doanh nghiệp, công ty khi xác định tiền thuế phải nộp. Đây là một hạn chế của đề tài, nghĩa là đề tài chưa nghiên cứu đến tác động của

mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với nhân viên kê khai, kế toán thuế ảnh

hưởng như thế nào đến việc tuân thủ thuế của các cơng ty ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau, ở những quy mô khác nhau. Đây là hướng nghiên cứu có thể cần được khai thác ở những nghiên cứu tiếp theo.

Kết luận chương 4

Trên cơ sở kết quả kiểm định mơ hình, kết hợp với việc phân tích tình hình quản lý

tn thủ thuế tại Tp.HCM, chương 5 đã đưa ra những kiến nghị nhằm có thể cải thiện mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế theo hướng thuận tiện hơn cho cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế và phù hợp với yêu cầu của hội nhập và phát triển. Cải cách thuế là một quá trình lâu dài và liên tục. Mọi cố gắng đi tắt với những thay đổi tạm

thời đều không làm cho hệ thống linh hoạt hơn, mà có nguy cơ tạo thêm nhiều vấn đề

ảnh hưởng không tốt đến người nộp thuế, cũng như tạo cơ hội cho cán bộ thuế xử lý

cơng việc một cách tùy tiện. Ngồi ra, chương 5 cũng đề cập đến một số hạn chế của

KẾT LUẬN

Trên tinh thần chung không ngừng cải cách hệ thống thuế và chương trình hiện đại hóa quản lý thuế, xét trong mục tiêu ngắn hạn đến năm 2015, cơ quan thuế các cấp ở

Việt Nam trong những năm gần đây bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc đo lường

mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế hoặc tìm kiếm các giải pháp để cải thiện mức độ tuân thủ thuế cho người nộp thuế theo hướng tăng cường mức độ tuân thủ tự nguyện thay vì cưỡng chế và áp đặt. Chính vì vậy, luận văn đã tập trung xác định các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của những cá nhân đang trực tiếp thực hiện công

tác kê khai, kế toán thuế tại Tp.HCM. Qua các kỹ thuật phỏng vấn khảo sát, phân tích dữ liệu thơng qua một số tiêu chí như phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế. Kết quả cho thấy tuân thủ thuế chịu sự tác động của năm nhóm nhân tố bao gồm nhận thức của người nộp thuế về tính cơng bằng, các nhân tố về thể chế, hình phạt, kiểm tra thuế và nhận thức về chi tiêu chính phủ. Trong đó, các nhân tố về thể chế bao gồm hiệu quả hoạt động

của cơ quan thuế cùng với việc đơn giản hóa các quy định và thủ tục có liên quan đến kê khai thuế có tác động lớn nhất đến việc cải thiện tuân thủ thuế của người nộp thuế (trọng số 0.363), kế đến là nhận thức của người nộp thuế về tính cơng bằng của hệ

thống thuế (trọng số 0.273), nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ có mức tác động thấp nhất trong số các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế theo mơ hình này (0.190). Vì vậy, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần cải thiện mức độ tự nguyện tuân thủ của người nộp thuế như sau:

Không ngừng hồn thiện chính sách thuế theo hướng rõ ràng, minh bạch, công khai và đầy đủ.

Xây dựng hình ảnh cơ quan thuế hướng đến khách hàng với chất lượng dịch

vụ được nâng cấp.

Cải thiện và nâng cao giá trị sử dụng của trang thông tin điện tử Cục thuế TP.HCM theo xu hướng phù hợp với yêu cầu của hệ thống thuế điện tử.

Tăng cường giáo dục kiến thức thuế nhằm cải thiện nhận thức của người nộp thuế.

Xây dựng văn hóa tự giác tuân thủ thuế một cách hiệu quả.

Tăng cường thiết lập một hệ thống hoạt động dựa trên cơ chế tiếp nhận thông tin và phản hồi, kết hợp với việc đánh giá các phản hồi

Xây dựng và không ngừng củng cố cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp về người nộp thuế.

Xem xét việc xây dựng chức năng cung ứng dịch vụ cho người nộp thuế.

Một số giải pháp khác

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn tồn tại một số hạn chế sau:

 Nghiên cứu chỉ thực hiện được trên một bộ phận người nộp thuế tại Tp.HCM

nên tính đại diện sẽ không cao.

 Kỹ thuật lấy mẫu snowball cũng có thể hạn chế sự đa dạng trong các đối tượng

được khảo sát. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính tồn diện của thơng tin được thu thập.

 Do đặc thù của công việc kê khai, kế toán thuế ở Việt Nam trong một số

trường hợp, nhân viên kê khai thuế không được tồn quyền thực hiện cơng việc xác định tiền thuế theo quy định mà sẽ dưới sự chỉ đạo của chủ doanh

nghiệp, công ty khi xác định tiền thuế phải nộp. Đây là một hạn chế của đề tài, nghĩa là đề tài chưa nghiên cứu sâu tác động của mối quan hệ giữa chủ doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)