7. Kết cấu của đề tài
2.1. Xu hướng cải cách quản lý thuế của Việt Nam
Chương trình cải cách thuế của Chính phủ đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan
thuế các cấp. Một trong những vấn đề lớn của chương trình cải cách là điều chỉnh
theo hướng tự đánh giá, tự khai tự nộp, áp dụng quy trình hiện đại phục vụ người nộp thuế và áp dụng biểu mẫu điện tử để người nộp thuế sử dụng lưu hồ sơ của mình.
Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ tháng 7 năm 2007 đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc hỗ trợ chương trình cải cách này. Luật là cơ sở để đảm bảo tính minh bạch, thống nhất các hoạt động quản lý thuế.
Dự án hiện đại hóa ngành thuế - Tax Administration Modernization Project (TAMP),
khởi động từ năm 2007, được xem là một trong những động lực chính giúp cơ quan
thuế Việt Nam đạt mục tiêu đứng vào nhóm 5 nước đứng đầu trong khu vực vào năm 2015. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường quản trị thuế và nâng cao mức độ tuân thủ tự nguyện thông qua việc tăng cường việc quản lý hiệu quả, hiệu lực, tính minh
bạch, trách nhiệm giải trình của ngành thuế. Một nghiên cứu đánh giá quy trình
nghiệp vụ ngành thuế đã được thực hiện nhằm ra soát 15 chức năng hoạt động đã được tiến hành (xem hình 2.1), kết quả cho thấy hầu như các quy trình hiện tại đều
khơng đạt u cầu, trong đó thanh tra thuế là lĩnh vực đáng quan ngại nhất. Chưa có các thủ tục và phương pháp lựa chọn trên rủi ro và sự lựa chọn đối tượng để kiểm tra trên sổ sách hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh còn khá tùy tiện. Chống trốn thuế có
vẻ là lĩnh vực yếu nhất, hiện chưa có một kế hoạch chiến lược nào nhằm giải quyết các trường hợp trốn thuế.
Hình 2.1: so sánh khoảng cách trong quy trình nhiệm vụ thuế của Việt Nam so với thông lệ quốc tế
Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam 2009, Phần II, trang 37.
Một thách thức lớn khá cấp bách cần giải quyết cho đến hiện nay là việc xây dựng lại và đơn giản hóa quy trình hoạt động, vốn là điều kiện tiền đề cho việc thực hiện một hệ thống cơng nghệ thơng tin (CNTT) tích hợp. Cần tiến hành đánh giá rủi ro phù hợp để tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Trong tình trạng khan hiếm nguồn lực và hạn chế về năng lực, hoạt động quản lý thuế cần tập trung vào các hoạt động và những
người nộp thuế có nguy cơ rủi ro cao. Kiểm tra, thanh tra các giao dịch có nguy cơ rủi ro thấp với số mức thu thấp nhìn chung là một sự lãng phí nguồn lực khan hiếm
đó. Do vậy, năng lực phân tích rủi ro cần được hình thành để xác định các ưu tiên về
Cơng tác hiện đại hóa cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý thuế đã có nhiều tiến bộ. Bắt đầu từ năm 2007, các đơn vị tổ chức ở tất cả các cấp (văn phòng TCT, Cục thuế và Chi cục thuế) đã từng bước được tổ chức lại theo chức năng, phạm vi hoạt động
của mình. Một chương trình tự đánh giá thí điểm tự khai tự nộp về thuế GTGT và
thuế TNDN bắt đầu vào năm 2004 tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh. Sau đó chương trình này được nhân rộng sang các tỉnh khác và mở rộng sang các sắc thuế khác, và từ chương trình này đã có sự thay đổi nhất định về mặt tổ chức ở văn
phòng quản lý thuế TCT ở trung ương và các Cục thuế cấp tỉnh. Việc tổ chức lại được thực hiện hướng đến thể chế hóa quy trình hoạt động trong quản lý thuế và tuân thủ
theo các thông lệ quốc tế. Cục thuế Tp.HCM hiện nay gồm có các phịng ban như sau: (i) phịng thơng tin và dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; (ii) phịng kê khai và kế tốn thuế, xử lý và hạch tốn hồn thuế; (iii) phòng thu thuế nợ đọng; (iv) phòng kiểm tra thuế; (v) phòng thanh tra kiểm tốn thuế; (vi) phịng quản lý thuế thu nhập cá nhân; (vii) phòng tổng hợp; (viii) phòng thanh tra nội bộ; (ix) phòng tổ chức nhân sự; (x) phịng hành chính và tài chính; và (xi) phịng cơng nghệ thơng tin.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực thiết lập hệ thống quản lý thu thuế phù hợp với nền kinh tế thị trường kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới trong nửa cuối thập niên 1980, lần đầu tiên Việt Nam thiết lập kế hoạch chính thức 5 năm để cải cách quản lý thuế nhằm hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010). Các mục tiêu chính của kế hoạch này là xây dựng cơ quan thu thuế hiện đại, công bằng và minh bạch, thúc đẩy tuân thủ tự nguyện bằng cách cân bằng giữa các dịch vụ chất lượng cao cho người nộp thuế và thi hành hiệu quả và tăng cường thu thuế. Việc thực hiện
kế hoạch cải cách này đã giúp đưa cấu trúc và hoạt động quản lý thuế ở Việt Nam
phù hợp hơn với các thông lệ tốt trên thế giới.
Việc áp dụng luật quản lý thuế (tháng 6 năm 2007) đã tạo ra nền tảng cơ sở pháp lý minh bạch và toàn diện cho việc quản lý thuế, bao gồm định nghĩa rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của người nộp thuế và thanh tra thuế, đảm bảo cơ quan quản lý
thuế có thể truy cập thơng tin đầy đủ trong khi vẫn đảm bảo được bí mật về thuế, định nghĩa rõ quyền thực thi pháp luật. Việc thực hiện tự đánh giá, tự khai, tự nộp trước
tiên là thí điểm với thuế GTGT và thuế TNDN ở Tp.HCM và tỉnh Quảng Ninh năm 2004 và nhân rộng ra toàn quốc năm 2007, đã dẫn đến việc tái cấu trúc cơ quan quản lý thuế theo chức năng, kết hợp với việc tạo ra và thiết lập các cơ cấu hành chính quản lý đặc biệt cho những đối tượng nộp thuế lớn. Đồng thời với việc thí điểm tái cơ cấu, các bộ phận chức năng sau đây đã được thiết lập và củng cố: (i) thiết lập bộ phận dịch vụ dành riêng cho người nộp thuế ở tất cả các cơ quan thuế, (ii) củng cố bộ phận thu thuế nợ đọng, nhờ đó các trường hợp chậm nộp thuế giảm xuống còn 5,5% trên tổng số thuế thu được năm 2010, từng bước dần áp dụng nộp khai thuế điện tử, trong năm 2010 đã áp dụng cho 19 tỉnh thành (tuy nhiên, số doanh nghiệp nộp tờ khai thuế điện tử vẫn còn thấp, trong năm 2010, con số này là 7.200 doanh nghiệp), (iii) cải cách hệ thống nộp thuế để dần tiến tới nộp thuế bằng chuyển khoản ngân hàng.
Chiến lược Cải cách Hệ thống thuế cho giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Chiến lược này nhằm tiếp tục và củng cố quá trình cải cách quản lý thuế và giải quyết các thách thức còn lại và yếu kém trong hoạt động theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Về mặt này, ba mảng sau đây có tầm quan trọng đặc
biệt:
• Tăng cường chức năng kiểm tra, thanh tra thuế (tax audit): Quá trình hiện đại
hóa chức năng thanh tra thuế khơng đạt kết quả ấn tượng bằng các mảng hoạt
động khác. Số chuyên gia được cử làm việc ở bộ phận thanh tra chưa đủ và chỉ
chiếm 20% tổng số CBNV làm trong lĩnh vực thanh tra, mức này thấp hơn mức 30-35% trung bình trên thế giới. Việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra chủ yếu được thực hiện thủ công và không xem xét nhiều đến phân tích rủi ro. Các thí
điểm nhằm xây dựng hệ thống lựa chọn kiểm tra theo mức độ rủi ro đã được bắt đầu. Theo mục tiêu thực hiện của chiến lược cải cách 2011-2020, đến năm 2015,
ít nhất 90% các trường hợp kiểm tra sẽ được chọn dựa trên hệ thống quản lý rủi ro tự động;
• Đảm bảo hỗ trợ CNTT đầy đủ: Hệ thống CNTT quản lý thuế hiện nay không
và không đủ năng lực xử lý lượng dữ liệu ngày càng tăng nhanh. Do đó, nỗ lực cải thiện năng lực CNTT cho xử lý tờ khai thuế TNCN đã được khởi động cùng với
việc áp dụng thuế TNCN phổ thơng. Để tận dụng được tồn bộ lợi ích từ việc
hiện đại hóa hoạt động và đảm bảo tính sẵn sàng liên tục của các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế, cần áp dụng Hệ thống thơng tin quản lý thuế tích hợp (ITAIS). Các điều kiện về hệ thống này đã được xây dựng và dự định, hệ thống này sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2016. Đi đôi với việc thực hiện ITAIS, các quy trình kinh doanh hoạt động cũng sẽ phải được đánh giá và điều chỉnh;
• Thực hiện phương pháp quản lý tuân thủ chủ động: TCT chưa bắt đầu xây
dựng các chương trình mục tiêu đặc biệt nhằm giải quyết các rủi ro tuân thủ và hành vi của các nhóm chịu thuế. Việc không tuân thủ trong việc nộp hồ sơ và chi trả nộp thuế cũng như các thiếu sót trong việc lưu hồ sơ tài liệu sẽ được giải quyết một cách chủ động hơn. Điều này đòi hỏi phải tăng cường năng lực phân tích tính tuân thủ và chuyển sang áp dụng phương pháp quản lý tuân thủ lấy đối tượng nộp thuế làm trung tâm.
Chiến lược 10 năm về Cải cách Hệ thống Thuế đặt mục tiêu thuế và phí (trừ thu từ dầu thô và xuất khẩu) sẽ chiếm 70-75% tổng thu ngân sách vào năm 2020 so với mức 62,5% trong năm 2010. Một chương trình đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa việc quản lý thuế được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ đang được thực hiện nhằm cải thiện việc quản trị công tác quản lý thuế và tăng mức độ tự giác tuân thủ hệ thống thuế. Thơng qua chương trình này, các nguồn lực của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các nhà tài trợ sẽ được huy động nhằm thực hiện kế hoạch cải cách toàn diện để cải thiện mơi trường kinh doanh, duy trì nguồn thu
thuế và giảm tham nhũng.
Chương trình hiện đại hóa quản lý thuế (hình 2.2) dự kiến là một trong những cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển dựa vào kinh doanh và có đóng góp
đáng kể cho việc cải thiện dịch vụ công và quản lý nhà nước trong 5 năm tới. Dự định đến năm 2015, Cơ quan Thuế của Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 5 nước hàng
đầu trong Khu vực Đơng Nam Á trong các mảng chủ chốt, bao gồm nhưng không
giới hạn bởi hiệu quả được cải thiện hơn, sự minh bạch và tinh thần trách nhiêm cao hơn, gánh nặng tuân thủ thấp hơn, người nộp thuế hài lòng hơn, và sự tuân thủ với hệ thống pháp luật cải thiện hơn.
Hình 2.2: Mục tiêu và các chỉ số hiện đại hóa quản lý thuế
Trên cơ sở đó, một danh sách các chỉ số hoạt động (bảng 2.1) đã được xây dựng trong
khuôn khổ chuẩn bị cho dự án hiện đại hóa quản lý thuế nhằm sử dụng để đo lường
Bảng 2.1: Khung giám sát kết quả hoạt động mới
Mảng Các chỉ số hoạt động
Cải thiện công tác quản trị và tăng mức độ tuân
thủ tự nguyện
Cảm nhận về sự minh bạch tính liêm chính của
CBNV được đo lường bằng các điều tra định kỳ của các bên liên quan, cả bên trong và bên ngoài
Cảm nhận của công chúng về chất lượng hoạt động
quản lý thuế được đo bằng các cuộc điều tra định kỳ
Tổng thu thuế do chủ động đóng tự nguyện nộp /
tổng số thu thuế
Số người nộp đang nộp thuế (active taxpayers)
Tuân thủ tính theo các sắc loại thuế chính: Thuế
GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN
Phát triển tổ chức Cảm nhận của người nộp thuế và các bên liên quan
khác về mức độ trung thực của nhân viên TCT
Nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về mức kỹ
năng chuyên môn trong các mảng công việc lựa chọn
Phát triển hoạt động Nhận thức của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ
của quản lý thuế.
Tỷ lệ phần trăm của các truy vấn công văn bằng văn bản được trả lời trong vịng 30 ngày.
Chi phí hoạt động / thuế thu được.
Tỷ lệ kiểm toán thanh tra thuế dẫn đến đánh giá
thuế bổ sung.
Thuế thu được thêm do kết quả kiểm toán thanh tra
thuế / thuế bổ sung được đánh giá thơng qua kiểm
tốn thanh tra thuế.
Nợ thuế thu hồi trong năm / tổng số nợ thuế vào đầu năm.
Thời gian trung bình xử lý một u cầu hồn thuế
Tỷ lệ phần trăm của người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế điện tử.
Thời gian trung bình cần thiết để giải quyết tranh
chấp hành chính.
Nguồn: Căn cứ vào Tài liệu TAMP Tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới