7. Kết cấu của đề tài
2.2. Chiến lược quản lý tuân thủ
Một trong những nhiệm vụ chủ chốt của cải cách quản lý thuế là xây dựng năng lực của cơ quan thuế để quản lý tuân thủ và giải quyết các rủi ro tuân thủ. Mức độ tuân thủ thuế chung của một quốc gia được quyết định bởi một số nhân tố. Những nhân tố này một phần liên quan đến kinh doanh, và một phần phản ảnh mơi trường kinh tế và xã hội. Trình độ học vấn của người nộp thuế, đạo đức thuế trong quốc gia, và nỗi lo ngại đối với cơ quan thuế cũng là những nhân tố quan trọng trong hoàn cảnh này.
Dựa trên tác động chung của các nhân tố ngoại cảnh đối với quan điểm tuân thủ thuế, kết hợp với các đặc tính cá nhân (ví dụ như mức độ rủi ro) của người nộp thuế, tổ
chức OECD đã phân biệt bốn mức độ quan điểm tuân thủ thuế như sau:
Hình 2.3: Chiến lược quản lý tuân thủ
1. Không tuân thủ: ở đỉnh của hình chóp là quan điểm khơng tuân thủ. Đó là đặc
điểm của những nhóm đã quyết định khơng tn thủ. Những người có quan điểm
này hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm hoặc làm sai.
2. Chống đối: Quan điểm chống đối có đặc điểm đối đầu. Hệ thống được nhìn
nhận là cồng kềnh, không linh hoạt và đối ngược. Quan điểm này là đặc điểm của những người không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu có thể được thuyết phục rằng mối quan tâm của họ đang được giải quyết.
3. Thử nghiệm: Những ai về cơ bản sẵn sàng tuân thủ có quan điểm lạc quan hơn. Nhưng họ cũng gặp khó khăn trong việc tn thủ và thường khơng thành cơng. Họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc thực hiện nghĩa vụ, nhưng họ mong
đợi rằng niềm tin và sự hợp tác sẽ được thực hiện.
4. Ủng hộ: Quan điểm này là của những người sẵn sàng làm đúng. Có sự cam kết hỗ trợ hệ thống và chấp nhận và quản lý hiệu quả nhu cầu của hệ thống. Có sự chấp nhận về tính xác đáng về vai trò của cán bộ thuế và tin tưởng rằng họ đáng
được tin cậy.
Khảo sát quan điểm cho thấy rằng quản lý tuân thủ ở Việt Nam có thể xây dựng trên đạo đức thuế cũng như một cảm tưởng lan rộng rằng vi phạm thuế là vô đạo
đức. Điều này cho thấy rằng phần lớn người nộp thuế ở Việt Nam sẽ rơi vào hạng
mục những người ủng hộ và thử nghiệm.
Trong trường hợp này, có thể dự kiến một tác động trực tiếp và hữu hình của các sáng kiến tạo điều kiện cho việc tuân thủ ở mức độ tuân thủ thuế tự nguyện. Việc cải thiện rõ về thái độ tuân thủ của những người khơng tn thủ cần có các biện pháp rộng hơn bao gồm việc tăng cường năng lực thực hiện thuế và phát triển các chương trình để thay đổi quan điểm đối với chính phủ.
Việc xây dựng chiến lược quản lý tuân thủ do đó cần có sự phân tích kỹ lưỡng về các quan điểm tuân thủ và các vướng mắc tuân thủ. Những thông tin như vậy ở Việt Nam vẫn chưa có. Do đó cần nỗ lực giám sát quy mơ và lý do khơng tn thủ. Chương trình cải cách quản lý thuế hiện nay chưa tập trung nhiều vào công
việc phân tích. Tiếp tục phát triển năng lực phân tích và xây dựng đơn vị tổ chức
trách nhiệm để thực hiện cơng việc phân tích cần được tập trung vào giai đoạn
tiếp theo của chương trình cải cách.