7. Kết cấu của đề tài
1.3. Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế
1.3.3. Các nhân tố liên quan đến người nộp thuế
1.3.3.1. Kiến thức về thuế của người nộp thuế :
Ảnh hưởng của kiến thức đến hành vi tuân thủ thuế đã được chứng minh trong nhiều
nghiên cứu khác nhau (Mohamad Ali và cộng sự, 2007). Kiến thức và quan niệm về thuế của người nộp thuế sẽ tạo nền tảng cho việc đánh giá, nhận thức về tính cơng
bằng và sự sẵn lịng cũng như năng lực để tuân thủ các quy định của thuế. Kiến thức chủ quan về thuế, tức là sự hiểu biết về thuế của người dân bình thường nhất, rất quan trọng để hiểu tại sao họ lại cư xử như cách họ đã và đang làm. Harris (1989) chia kiến thức thuế thành 2 khía cạnh, kiến thức thuế nhận được thơng qua q trình giáo dục phổ thơng hoặc giáo dục chính thức và kiến thức thuế chuyên biệt được đào tạo trực tiếp hướng đến các cơ hội có thể trốn thuế. Ở khía cạnh thứ nhất, trình độ giáo dục
người nộp thuế tiếp nhận được là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự hiểu biết chung về thuế đặc biệt liên quan đến pháp luật và thuế (Eriksen và Fallen, 1996).
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng kiến thức chung về thuế có quan hệ mật thiết đến khả năng hiểu pháp luật và các quy định về thuế, và từ đó tuân thủ thuế tốt hơn (Singh, 2003).
Eriksen và Fallan (1996:387) nhận định kiến thức về pháp luật thuế khá quan trọng
đối thái độ và sự ưu ái đối với thuế. Họ cho rằng kiến thức tài chính có tương quan
với thái độ thuế và hành vi về thuế có thể được cải thiện bằng một sự hiểu biết về
thuế tốt hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lewis (1982). Eriksen và Fallan (1996) nỗ lực xác định mối quan hệ giữa mức kiến thức thuế và thái độ về thuế bằng cách chia nghiên cứu của mình thành 3 phần. Đầu tiên, họ tập trung điều tra về kiến thức của người nộp thuế, sau đó cố gắng khám phá tác động tổng hợp của kiến thức thuế đến hành vi tuân thủ thuế giữa các cá nhân người nộp thuế, và cuối
cùng là nghiên cứu các đại lý thuế nhằm xác định tầm ảnh hưởng của chúng đến hành vi người nộp thuế bởi vì trong hệ thống tự khai tự nộp, đại lý thuế đại diện cho bản thân người nộp thuế trực tiếp chuẩn bị tờ khai, tiến hành khai báo và tính tốn nghĩa vụ thuế. Nghiên cứu này phát hiện rằng kiến thức thuế có tương quan dương với nhận
thức về cơng bằng, đạo đức thuế và thái độ đối với việc trốn thuế của người khác.
Thái độ về thuế có thể được cải thiện khi kiến thức về thuế tốt hơn, từ đó lần lượt gia tăng tuân thủ và giảm dần việc trốn thuế. Tuy nhiên, Collin và cộng sự (1992) thực hiện một nghiên cứu trên mẫu ngẫu nhiên gồm 700 hộ gia đình ở Mỹ lại cho kết quả trái ngược. Họ phát hiện rằng kiến thức thuế và trình độ giáo dục tương quan nghịch với hành vi tuân thủ thuế.
Mặc dù có sự mâu thuẫn giữa kết quả của Collins cùng cộng sự (1992) và kết quả nghiên cứu của Eriksen và Fallan (1996), kết quả của Eriksen và Fallan hàm ý rằng một cách có ý nghĩa để giảm thiểu việc trốn thuế là cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn cho càng nhiều người nộp thuế càng tốt để cải thiện đạo đức thuế và nhận thức về công bằng của hệ thống thuế. Kết quả này cũng hàm ý rằng luật thuế và kiến thức về thuế nên được đào tạo dưới hình thức khóa học bắt buộc trong lĩnh vực kinh tế xã hội
ở trường (Eriksen và Fallan, 1996:399). Khơng hồn tồn giống với Eriksen và Fallan
(1996), Lewis (1982) nỗ lực nghiên cứu bất kỳ sự thay đổi nào trong thái độ của người nộp thuế xuất phát từ sự tác động của việc gia tăng kiến thức về thuế có liên quan đến tuân thủ thuế. Lewis lập luận rằng khơng có đủ kiến thức về thuế và tình
huống này dẫn đến những tác động tiêu cực về mặt kinh tế (một sự gia tăng trong
khoảng cách thuế - tax gap).
Hệ thống tự khai tự nộp đòi hỏi người nộp thuế có đủ kiến thức và đủ năng lực để am hiểu về thuế, một số vấn đề liên quan đến thái độ thuế, ví dụ như kiến thức thuế hoặc
nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế đều tác động đến việc trốn thuế
(Jackson và Milliron, 1986). Kiến thức chuyên sâu về thuế kết hợp với những hiểu biết các quy định về thuế, cùng với kiến thức về tài chính giúp người nộp thuế xác
định được hậu quả kinh tế những việc làm của họ nếu trốn thuế.
‘ … một cách thành công để ngăn ngừa trốn thuế là cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn cho đại bộ phận trong xã hội nhằm cải thiện đạo đức thuế và nhận thức của mọi người về tính cơng bằng của hệ thống thuế’.
‘ …đó sẽ là một bước đi đúng hướng để thực hiện giảng dạy pháp luật về thuế và kiến thức thuế như một phần bắt buộc của kiến thức kinh tế xã hội được giảng dạy
ở trường học’.
Eriksen và Fallan (1996:399)
Tóm lại, theo kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm, rõ ràng việc tăng cường kiến thức thuế cho người nộp thuế là một nhân tố quan trọng trong việc điều hành một hệ thống thuế thành công, nhất là khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp. Thành tựu gia tăng mức độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế có thể được xác định khi người nộp thuế có thể hồn thành tờ khai thuế chính xác và thanh tốn đầy đủ nghĩa vụ thuế. Vì vậy để thực hiện những mục tiêu của cơ chế tự khai tự nộp, người nộp thuế cần được thông báo đầy đủ, được giáo dục tốt (nhất là vấn đề về thuế), và đảm bảo trình độ của người nộp thuế đủ để tự cập nhật thường xuyên kiến thức về thuế. Trên cơ sở đó, đề tài xây dựng giả thuyết H0 như sau :
H0 : Kiến thức thuế có mối quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế.
1.3.3.2. Nhận thức về tính cơng bằng
Cơng bằng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Tính cơng bằng là một địi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của thuế. Khi hệ thống thuế đảm bảo công
bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế, người nộp thuế tích cực tuân thủ thuế hơn. Các nhà quản lý và người nộp thuế tin rằng việc khơng hài lịng với sự công bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chủ yếu gia tăng tính khơng tuân thủ. Tính cơng bằng của thuế bao gồm ít nhất 2 khía cạnh khác nhau “ một khía cạnh liên quan đến sự cơng bằng trong giao dịch’, đó là lợi ích nhận được cho mỗi đô la tiền thuế. Khía
cạnh khác liên quan đến sự công bằng trong gánh nặng thuế so với những cá nhân khác (Jackson và Milliron, 1986). Vì vậy, sự khơng cơng bằng của hệ thống thuế có thể phản ánh người nộp thuế nhận thức rằng họ đang trả quá cao các loại thuế liên
quan đến giá trị những dịch vụ do chính phủ cung cấp hoặc liên quan đến khoản thuế của những nguời nộp thuế khác. Porcano (1984) nhận thấy rằng nhu cầu của người
nộp thuế và khả năng chi trả là những biến có ảnh hưởng đáng kể nhất đến quan niệm về sự công bằng của hệ thống thuế.
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống thuế là tính cơng bằng (Smith, 1776), bao gồm hai khía cạnh: cơng bằng theo chiều dọc (những người có cùng thu nhập hoặc tài sản sẽ đóng góp một khoản thuế bằng nhau) và công bằng theo chiều ngang (số thuế phải nộp sẽ tăng khi cơ sở tính thuế tăng, nghĩa là những người có khả năng đóng góp thuế nhiều hơn sẽ nộp nhiều thuế hơn ). Wenzel (2003) đề nghị 3 khía cạnh của cơng bằng từ quan điểm của người nộp thuế gồm 1) Phân phối công bằng (được xem như là việc chuyển đổi các nguồn lực, chẳng hạn so sánh lợi ích và chi phí), 2) Thủ tục cơng bằng ( xem xét q trình phân phối nguồn lực) và 3) xử phạt công bằng (trừng phạt thích đáng khi có hành vi vi phạm các quy định).
Xét ở khía cạnh phân phối cơng bằng, một cá nhân mong muốn có được sự cơng bằng tương thích với thành tích, nỗ lực và nhu cầu của cá nhân (Kirchler và cộng sự, 2008). Nếu anh ta cảm thấy gánh nặng thuế của mình cao hơn so với những người khác trong cùng nhóm thu nhập, việc tuân thủ thuế của anh ta sẽ giảm. Người nộp thuế muốn có sự cơng bằng giữa những người trong nhóm thu nhập của họ so với những người trong các nhóm thu nhập khác. Nếu một nhóm nào đó nhận thấy nghĩa vụ thuế của họ cao hơn so với những nhóm khác, việc trốn thuế có thể xảy ra giữa các thành viên trong nhóm (Spice và Becker, 1980). Xét ở mức độ toàn xã hội, tuân thủ thuế sẽ giảm đi khi người ta cho rằng hệ thống thuế khơng cơng bằng; khi đó trốn thuế sẽ xảy ra với quy mô lớn hơn (Allingham và Sandmo, 1972; Barjoyai, 1987). Ngược lại, nếu xã hội thừa nhận rằng hệ thống thuế công bằng, tuân thủ tự nguyện
được mong đợi sẽ tăng.
Xét ở khía cạnh thủ tục cơng bằng, yếu tố chính của sự cơng bằng theo quan điểm của mọi người là tính trung lập (neutrality) của những thủ tục được sử dụng, độ tin cậy
của CQT, thái độ lịch sự, nghiêm chỉnh và đáng tôn trọng của cá nhân người nộp thuế hoặc nhóm các đối tượng nộp thuế (Tyler và Lind, 1992). Người nộp thuế mong muốn CQT cung cấp đầy đủ thông tin các quy định về thuế để họ có thể hồn thành
chính xác tờ khai thuế như có thế. Vì vậy người ta cho rằng việc tăng cường cung cấp thông tin về thuế có thể giúp tăng nhận thức của người nộp thuế về tính cơng bằng và tuân thủ thuế tốt hơn ( Wartick, 1994).
Xét ở khía cạnh xử phạt công bằng, việc kiểm tra thuế không hợp lý và hình phạt
khơng cơng bằng sẽ dẫn đến căng thẳng và người nộp thuế khơng hài lịng (Spicer và Lundsted, 1976). Việc người nộp thuế nhận thức khơng thiện chí về khía cạnh cơng bằng trong xử phạt có thể dẫn đến hành vi khơng tn thủ và do đó gia tăng trốn thuế và làm tăng thêm khoảng cách thuế.
Những nghiên cứu khác được thực hiện bởi Scott và Grasmick (1982); Spicer và Lundstedt (1976) phát hiện những người cho rằng hệ thống thuế không công bằng là những người có nhiều khả năng thực hiên hành vi không tuân thủ. Eriksen và Fallan (1996) cũng tiết lộ rằng một phương thức quan trọng để đảm bảo tuân thủ thuế là
cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn nhằm nâng cao nhận thức của người nộp thuế về
sự công bằng của hệ thống thuế. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Richardson
(2006) cũng chỉ ra rằng công bằng của hệ thống thuế theo nhận định của người nộp thuế có mối quan hệ mật thiết với trốn thuế.
Spicer và Becker (1980) kiểm tra mối quan hệ giữa tính khơng cơng bằng về mặt tài chính và hành vi trốn thuế đã tiết lộ rằng những người trong nhóm thu nhập cao (hay nhóm thuế cao, mức thuế suất dành cho họ cao hơn mức trung bình) có tỷ lệ trốn thuế cao nhất so với nhứng nhóm khác (nhóm thuế thấp và nhóm thuế trung bình). Tuy nhiên, tác động giữa việc phân phối công bằng đến việc trốn thuế vẫn chưa rõ ràng và vẫn còn tranh cãi ở nhiều nghiên cứu khác nhau. Nhận thức của người nộp thuế về sự công bằng của hệ thống thuế có ảnh hưởng đến khuynh hướng trốn thuế (Jackson và Million, 1986; Richardson, 2008).
Có một số bằng chứng cho thấy rằng sự sụt giảm trong mức độ tuân thủ tại Mỹ có thể một phần xuất phát từ nhận thức ngày càng tăng cho rằng một số đông cá nhân không tuân thủ luật thuế và do niềm tin cho rằng hệ thống thuế không đối xử với mọi cá
niềm tin của cơng chúng: nếu họ cho rằng ngay chính luật pháp đã có sự bất cơng một
cách đáng kể - hoặc thiên vị những nhóm người nào đó hơn so với những nhóm
người khác, họ sẽ ít tn thủ hơn.
Tóm lại, mặc dù nhận thức về sự cơng bằng của hệ thống thuế tác động đến tuân thủ
thuế vẫn chưa hoàn toàn thống nhất giữa các nghiên cứu, nhưng rõ ràng nó có tác
động đáng kể đến việc tuân thủ thuế hay trốn thuế (Jackson và Milliron. 1986;
Richardson, 2008). Vì vậy, giả thuyết H0 được xây dựng như sau:
H0: Nhận thức tích cực về tính cơng bằng của thuế có mối quan hệ cùng chiều
với tuân thủ thuế.
1.3.3.3. Nhận thức về chi tiêu chính phủ
Thách thức ở nhiều nước đang phát triển không nhất thiết là đánh thuế nhiều hơn, mà là đánh thuế nhiều đối tượng cá nhân và doanh nghiệp hơn dựa trên sự kết hợp liên ứng giữa hai yếu tố mức độ sẳn sàng đóng thuế của người nộp thuế cao hơn và xu
hướng đòi hỏi cao hơn đối với các dịch vụ cơng được cung cấp cũng như cách thức chính phủ sử dụng tiền thuế của dân như thế nào(G.P.Schukla và cộng sự, 2011). Trên thực tế, có rất ít nghiên cứu về mối quan hệ đặc thù giữa yếu tố chi tiêu chính phủ thực tế và tuân thủ thuế, cụ thể là mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ với hành
động trốn thuế. Người nộp thuế, nhất là những người phải trả nhiều thuế sẽ rất nhạy
cảm với việc chính phủ chi tiêu tiền thuế của họ vào đâu. Mặc dù bằng chứng thực nghiệm hạn chế, vẫn là hợp lý khi kết luận rằng người nộp thuế sẽ thiên về hành vi trốn thuế nếu họ nhận thấy chính phủ chi tiêu tiền thuế một cách không khôn ngoan.
Đối với một số quốc gia phát triển, chẳng hạn vương quốc Anh, họ thực hiện chương
trình PAYE nghĩa là khấu trừ tại nguồn đối với đa số các nguồn tạo ra thu nhập chịu
thuế. Đối với những nước mà chương trình PAYE khơng được sử dụng rộng rãi,
người nộp thuế có cơ hội lớn hơn để khơng khai báo hết thu nhập chịu thuế và từ đó nộp tiền thuế ít hơn nghĩa vụ thuế thực tế.
việc trốn thuế của người khác là rất quan trọng. Nếu chính phủ chi tiêu tiền thuế một cách khôn ngoan, chẳng hạn chi cho giáo dục, y tế, bảo hiểm, giao thơng cơng cộng, tính tn thủ tự nguyện của người nộp thuế sẽ tăng. Ngược lại, nếu người nộp thuế thấy rằng chính phủ chi quá nhiều vào những khoản khơng cần thiết hoặc khơng mang lại lợi ích cho người nộp thuế, cho xã hội, họ sẽ cảm thấy bị lừa dối và do đó sẽ
dễ dàng trốn thuế hơn mà không phải cân nhắc hay đắn đo. Palil (2010) cũng tìm
thấy mối tương quan đáng kể của nhận thức của người nộp thuế về chi tiêu chính phủ tác động đến hành vi tuân thủ thuế của họ.
Từ phân tích trên, ta thấy chính phủ nên chi tiêu tiền thuế một cách khôn ngoan vì cách thức chính phủ chi tiêu sẽ tạo nên những mức độ tuân thủ thuế khác nhau. Nhận thức của người nộp thuế về việc chính phủ chi tiêu như thế nào là yếu tố quan trọng tiềm ẩn trong việc xác định hành vi tuân thủ của họ. Trên cơ sở đó, giả thuyết H0 được xây dựng như sau :
H0 : Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ có mối quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế.
1.3.3.4. Nhận thức về hình phạt và phạm tội
Theo nghiên cứu lý thuyết được thực hiện bởi Allingham và Sandmo (1972), hình
phạt và nhận thức về việc phạm tội có tác động đến tuân thủ thuế. Nghiên cứu này
cho rằng tuân thủ thuế sẽ tăng khi các hình phạt có liên quan để xử lý hành vi không tuân thủ tăng. Để đạt hiệu quả, hình phạt nên được áp dụng nhanh chóng và mạnh mẽ. Ý nghĩ sợ hình phạt sẽ ngăn chặn hành vi trốn thuế. Thiết lập một hệ thống hiệu quả xử lý hành vi trốn thuế là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh tuân thủ thuế. Người nộp thuế sẽ có nhiều khả năng tuân thủ nếu hành vi không tuân thủ tất yếu sẽ bị phạt. Trong trường hợp phạt tiền, có một mơ hình xem người nộp thuế như là một người hoạt động kinh tế hợp lý, tối đa hóa độ thỏa dụng của họ thơng qua thực hiện phép