7. Kết cấu của đề tài
1.3. Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến quản lý thuế
1.3.2.1. Tính đơn giản của việc kê khai thuế
Theo thời gian, hệ thống thuế ở nhiều quốc gia đã phát triển ngày càng trở nên phức
tạp. Khi đó, tính phức tạp được nhận thấy như là một nguyên nhân có thể dẫn đến
khơng tn thủ (Jackson và Milliron, 1986). Trong bối cảnh của việc tuân thủ thuế, tính phức tạp bao gồm 2 khía cạnh: quá nhiều chi tiết trong luật thuế hoặc yêu cầu tính tốn q nhiều. Người nộp thuế nên có thể tự hiểu những quy tắc tính thuế để xác
định chính xác tiền thuế phải nộp. Những quy tắc này cần hướng đến tính đơn giản,
dễ hiểu và rõ ràng nhằm tăng cường tuân thủ thuế. Clotfelter (1983) phát hiện tính phức tạp của hệ thống thuế có liên quan đến việc không khai báo thuế. Milliron (1985), Richarson (2006) cũng phát hiện mối quan hệ giữa tính phức tạp của hệ thống
thuế với quyết định tuân thủ thuế hoặc trốn thuế. Tổ chức OECD (2001) cho rằng
pháp luật thuế ở nhiều nước cịn chưa chính xác và chưa rõ ràng, và đây chính là
mảnh đất màu mỡ cho các cơng ty tích cực lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế. Điều này
đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển với công tác quản lý và trách nhiệm giải
trình yếu kém, thiếu văn hóa thuế, và chế độ thuế rất phức tạp (De Janscher, 1990).
Ở nhiều quốc gia phát triển, tính phức tạp đã trở thành một nhân tố quan trọng của
hành vi tuân thủ thuế. Khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, đòi hỏi tối thiểu đặt ra là tờ khai thuế phải đơn giản bởi vì người nộp thuế đến từ nhiều thành phần khác nhau,
trình độ giáo dục khác nhau, thu nhập và quan trọng nhất là mức độ am hiểu kiến
thức thuế là khác nhau. Để hỗ trợ người nộp thuế hồn thành chính xác tờ khai thuế, CQT nên tiến đến việc xây dựng tờ khai thuế đơn giản nhưng đầy đủ. Thông tin yêu cầu trong tờ khai phải ở mức độ nhỏ nhất và có thể có sẵn từ sổ sách cá nhân hoặc sổ sách sản xuất kinh doanh của cá nhân.
Đan Mạch, Canada và New Zealand là những quốc gia đi đầu trong việc đưa ra tờ
khai thuế đơn giản bằng cách giảm số trang cho đơn giản và gia tăng tính tuân thủ tự nguyện giữa những người nộp thuế (Mohani, 2001; Mohani và Sheehan, 2003, 2004). Chẳng hạn, ở Anh, HMRC đã nhiều năm liền nỗ lực đưa ra những tờ khai thuế đơn giản giúp người nộp thuế hiểu tốt hơn. Năm 2007, tờ khai thuế được hỗ trợ bởi một phụ lục 35 trang hướng dẫn cách hoàn thành tờ khai và chưa kể đến 8 trang những
điều đối tượng nộp thuế cần lưu ý (HMRC, 2009).
Silvani và Baer (1997) thảo luận về tầm quan trọng của CQT khi ban hành tờ khai thuế đơn giản và hệ thống thuế đơn giản từ quan điểm của người nộp thuế. Mặc dù từ “ đơn giản” chứa đựng nhiều nghĩa giải thích khác nhau, ít nhất người nộp thuế phần lớn yêu cầu tờ khai thuế càng đơn giản có thể càng tốt. CQT cho rằng tờ khai thuế là
đơn giản và dễ dàng hoàn thành nhưng chưa hẳn người nộp thuế đồng tình. Vì vậy,
tốt nhất, trước khi phiên bản cuối cùng được cung cấp cho người nộp thuế, CQT cần thử nghiệm để đảm bảo rằng tờ khai thuế thật sự đơn giản và dễ thực hiện đối với
sẽ khuyến khích người nộp thuế tự hồn thành tờ khai thay vì sử dụng các đại lý thuế, nhờ đó tiết kiệm chi phí tn thủ. Ngồi ra, một số nghiên cứu cũng chứng minh giữa tính phức tạp trong các yêu cầu khai báo với những lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra thuế là có quan hệ mật thiết với nhau (Long, 1988). Nếu CQT phát hiện nhiều lỗi sai trên tờ khai thuế, và những lỗi này lặp lại trong nhiều năm ở những
người nộp thuế khác nhau, điều đó có nghĩa là cách diễn đạt và câu văn trong tờ khai ít nhiều mang một phần lỗi nào đó. Tương tự, Slemrod (1989) tin rằng tờ khai thuế
đơn giản và các quy định về thuế đơn giản sẽ tăng tính tuân thủ, đặc biệt đối với hệ
thống tự khai tự nộp bởi vì khi đó, người nộp thuế không phải mất nhiều thời gian trong việc chứng thực tính chính xác của thu nhập tính thuế theo quy định.
Vấn đề đặt ra là bởi vì quy định về thuế và pháp luật ở hầu hết các quốc gia được sửa
đổi, bổ sung hàng năm, người nộp thuế có thể dễ mắc sai sót trong q trình xác định
nghĩa vụ thuế. Vì vậy, một lần nữa, việc đơn giản hóa quản lý thuế có thể tạo điều
kiện thuận lợi cho việv quản lý và tăng cường hiệu quả quản lý cũng như cắt giảm chi phí (Mohami, 2001; Bird, 1998; Silvani và Baer, 1997). Chính vì vậy, khơng tn thủ thuế dưới hình thức kê khai thuế khơng chính xác đơi khi khơng hồn tồn là hành vi trốn thuế của người nộp thuế mà có thể là những sai lầm từ phía CQT và sự yếu kém trong việc phát triển và thiết kế hệ thống.
Richardson (2008) trong nghiên cứu của ông mở rộng nghiên cứu của Riahi-Belkaoui (2004); Jackson và Milliron (1986), phát hiện ra rằng trong mười bảy biến thử nghiệm trên 45 quốc gia, (bao gồm cả tuổi tác, giới tính, giáo dục, văn hóa, cơng bằng và tơn giáo), tính phức tạp được tìm thấy là yếu tố quan trọng tác động nhiều nhất đến trốn thuế, vì vậy ông ta kết luận rằng một hệ thống thuế càng đơn giản càng hạn chế trốn thuế.
Tóm lại, đối với hệ thống tự khai tự nộp, người nộp thuế với những mức kiến thức
khác nhau, việc đơn giản hóa tờ khai thuế và đơn giản hóa cơng tác quản lý thuế có thể giúp người nộp thuế hồn thành tờ khai thuế chính xác và từ đó gia tăng tn thủ. Vì vậy, giả thuyết H0 được xây dựng như sau:
H0: Tính đơn giản của việc kê khai thuế tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế
1.3.2.2. Hiệu quả hoạt động của CQT
Hiệu quả hoạt động của CQT được hiểu ở góc độ CQT có hồn thành tốt vai trị của mình trong việc quản lý thuế cũng như hỗ trợ người nộp thuế. Đối với tuân thủ thuế, về mặt lý thuyết vẫn còn tồn tại những tranh xung quanh vấn đề làm cách nào đánh
giá tác động hiệu quả hoạt động của CQT lên hành vi tuân thủ của người nộp thuế.
Vai trò của CQT trong việc giảm thiểu khoản cách thuế _tax gap và gia tăng tính tuân thủ tự nguyện rõ ràng rất quan trọng. Hasseldine và Li (1999) minh họa rằng để tối
thiểu việc trốn thuế, cần đặt chính phủ và CQT vào vị trí chính yếu phải quản lý hệ
thống thuế một cách hiệu quả liên tục. Chính phủ đóng vai trị quan trọng trong việc thiết kế hệ thống thuế, thực thi cụ thể và quản lý cơ chế thu (Hasseldine và Li, 1999:93). Ngoài ra, Roth và cộng sự (1989) đề nghị để tăng tuân thủ, tối đa số thu
thuế và được người nộp thuế tôn trọng, trước hết chính phủ phải xây dựng một hệ thống thuế kinh tế và khả thi. Chính phủ cần có quyền hạn thích hợp (bao gồm quyền truy cập và thu thập thông tin) để quản lý hệ thống thuế. Hệ thống thuế phải ngăn chặn việc trốn thuế và không được tạo ra sự không trung thực, tránh xu hướng khai thác cạn kiệt nguồn thu thuế, tránh mâu thuẫn hoặc gây ra những vấn đề về chính trị; một mặt, hệ thống thuế phải có mối liên kết nhất định với hệ thống thuế quốc tế. Một nghiên cứu gần đây của Richardson (2008) cũng đề nghị rằng vai trị của chính phủ có tác động đáng kể đến việc quyết định thái độ của người nộp thuế đối với tuân thủ thuế. Nghiên cứu của ông nỗ lực điều tra các yếu tố của hành vi trốn thuế ở 47 quốc gia trong đó có Mỹ, Anh, Achentina, Thái Lan, Canada, Chile và Brazil. Richardson đề nghị chính phủ nên tăng cường danh tiếng và tăng uy tín của họ để có thể đạt được niềm tin từ người nộp thuế.
Tóm lại, mặc dù những nghiên cứu thực nghiệm trước chưa cung cấp những căn cứ vững chắc để có thể kết luận tác động có thể đo lường được của nhân tố hiệu quả hoạt
động của CQT tác động đến hành vi tuân thủ thuế, nhưng họ cũng đã thừa nhận nhận
người nộp thuế là rất quan trọng và xác đáng trong hệ thống tự khai tự nộp (Hasseldine và Li, 1999; Richardson, 2008).
Vì vậy giả thuyết H0 được xây dựng như sau :
H0 : Hiệu quả hoạt động của CQT có mối quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế.
1.3.2.3. Công tác kiểm tra thuế
Các nhân tố về kinh tế trong mối quan hệ với tuân thủ thuế đề cập đến những hành động của người nộp thuế có liên quan đến việc cân nhắc chi phí và lợi ích của việc
biểu hiện hành động đó (Loo, 2006:96). Hasseldine (1993), Song và Yarbrough
(1978) và Torgler và Schneider (2005) cho rằng người nộp thuế nỗ lực tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của họ bằng cách hướng đến việc khai báo thấp thu nhập tính thuế và hưởng lợi từ phần tiết kiệm thuế tương ứng khi CQT không phát hiện hành vi của họ. Mặt khác, họ sẽ sẳn lịng thanh tốn nhiều hơn, kể cả khoản tiền phạt nếu họ bị phát hiện (Song và Yarbrough, 1978; Somasundram, 2005; Torger, 2007). Các nhân tố về kinh tế liên quan đến tuân thủ thuế bao gồm: thuế suất, kiểm tra thuế, và nhận thức về chi tiêu chính phủ.
Kiểm tra thuế là cơng việc thường xuyên và liên tục của bất kỳ CQT nào. Tác động của kiểm tra thuế đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế có thể xem xét ở các góc độ: tỷ lệ kiểm tra, năng lực cán bộ kiểm tra và vòng lập kiểm tra. Witte và
Woodbury (1985) phát hiện mối quan hệ dương đáng kể giữa rủi ro kiểm tra thuế và tỷ lệ tuân thủ tự nguyện.
Một số nghiên cứu cho rằng kiểm tra thuế có tác động tích cực đến hành vi trốn thuế nghĩa là người nộp thuế đã từng bị kiểm tra thuế bởi các CQT thường sẽ tuân thủ thuế tốt hơn. (Jackson và Jaouen, 1989; Shanmugam, năm 2003; Dubin, 2004). Những phát hiện này đề nghị rằng trong hệ thống tự khai tự nộp, kiểm tra thuế đóng vai trị quan trọng và vai trị trung tâm của nó là gia tăng tính tn thủ tự nguyện. Kiểm tra thuế cũng có thể làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế từ tiêu cực sang tích cực (Butler, 1993). Những phát hiện này bổ sung cho nghiên cứu của Wittle và Woodbury (1985)
và Beron, Tauchen, Wittle (1988), họ phát hiện rằng đối với những người sản xuất
nhỏ, kiểm tra thuế có tác động đáng kể đến việc tuân thủ thuế.
Tỷ lệ kiểm tra và tính triệt để của cuộc kiểm tra sẽ khuyến khích người nộp thuế thận trọng hơn trong việc hoàn thành tờ khai thuế, báo cáo toàn bộ thu nhập, khai báo
đúng các khoản giảm trừ để xác định nghĩa vụ thuế của họ. Ngược lại, người nộp thuế
chưa từng bị kiểm tra thuế có thể lại tiếp tục khai báo thấp thu nhập thực tế hoặc kê khai sai các khoản khấu trừ.
Một nghiên cứu khác của Dubin, Graetz và Wilde (1987) ước lượng các yếu tố liên quan đến việc khai báo thu nhập dưới dạng hàm tỷ lệ kiểm tra thuế cho giai đoạn
1977-1985 phát hiện rằng tỷ lệ kiểm tra thuế cao thường tác động tích cực đến việc báo cáo thu nhập chịu thuế nhưng trong một số trường hợp, tác động này có thể thay
đổi tùy vào loại kiểm tra thuế và đôi khi không phải lúc nào cũng có ý nghĩa thống
kê. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc kiểm tra thuế cũng có tác động lan tỏa nhất
định, người nộp thuế không tự kiểm tra việc tuân thủ thuế của họ sẽ phải chi trả nhiều
hơn khi tỷ lệ kiểm tra gia tăng. Như vậy, việc kiểm tra thuế rõ ràng giữ vai trò nhất
định trong việc gia tăng tính tuân thủ tự nguyện.
Tỷ lệ kiểm tra đóng vai trị quan trọng trong hành vi báo cáo thuế của người nộp thuế bởi vì người nộp thuế sẽ khai báo toàn bộ nếu họ cho rằng họ sẽ là một trong những người bị kiểm tra thuế trong năm nào đó (Riahi_Belkaoui, 2004; Richardson, 2008). Slemrod, Blumenthal và Christian (1998) điều tra mối quan hệ giữa tỷ lệ bị kiểm tra
và phản ứng của người nộp thuế. Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng hành vi của
người nộp thuế thay đổi theo mức thu nhập và tỷ lệ bị kiểm tra thuế đóng vai trị quan trọng trong việc xác định hành vi trốn thuế. Nghiên cứu của Evan, Carlon va Massey (2005) ở Australia phát hiện rằng lịch sử kiểm tra thuế bao gồm tính chất thường
xuyên, kết quả kiểm tra và loại hình kiểm tra có tác động gián tiếp đáng kể đến tuân thủ thuế (cụ thể là việc lưu trữ sổ sách kế tốn).
Những người khơng sẵn lịng nộp thuế và hay tìm cách để thốt khỏi các đợt kiểm tra thuế hoặc hình phạt thường cố gắng để hiểu quy trình lựa chọn đối tượng kiểm tra
thuế, và ngay cả khi việc kiểm tra mang tính ngẫu nhiên, họ vẫn cố gắng để dự đoán
khi nào cuộc kiểm tra kế tiếp sẽ xảy ra (E.Kirchler, 2007). Kirchler, Maciejovsky và Schwarzenberger (2005) dự đoán rằng tuân thủ thuế lệ thuộc vào tỷ lệ kiểm tra, các
biện pháp trừng phạt và khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra. Trường hợp việc kiểm tra thuế diễn ra thường xuyên, tuân thủ thuế sẽ lập tức giảm ngay sau cuộc kiểm tra đó và nhanh chóng tăng lại ở đợt tiếp theo. Trường hợp kiểm tra thuế không
thường xuyên, tuân thủ thuế cũng giảm sau khi đã được kiểm tra thuế và cũng tăng trở lại nhưng với tốc độ chậm hơn (Kirchler, 2007).
Kết quả của Slemrod và cộng sự cũng được hỗ trợ bởi kết quả nghiên cứu của
Andreoni và cộng sự (1998). Họ đã nhận thấy kinh nghiệm từ những lần bị kiểm tra trước và việc vẫn tiếp tục bị quản lý từ phía CQT đối với hoạt động của họ có tác dụng gia tăng mức độ tuân thủ của người nộp thuế. Bergman (1998) tiến hành nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế ở Achentina sử dụng 2 cách thức: 1) cách thức tăng cường tuân thủ thuế đối với người nộp thuế là các tổ chức và 2) các chiến dịch mở rộng và kiểm tra thuế sẽ gia tăng xác suất phát hiện đối với người nộp thuế cá nhân. Kết quả cho thấy rằng khi biết tỷ lệ kiểm tra thuế và khả năng bị phát hiện gia tăng, người nộp thuế sẽ tuân thủ các quy định của luật thuế và khai báo chính xác thu nhập. Ngồi ra, người nộp thuế cũng nhận thấy rằng khi họ sẽ khơng bị phát hiện vì CQT ít khi kiểm tra hoặc thanh tra thuế, họ có thể thực hiện những hành vi trốn thuế phức tạp hơn để hạn chế số thuế phải nộp. Những phát hiện này phù hợp với các đề xuất lý thuyết cho rằng việc lo sợ bị phát hiện sẽ tác động đến các mức độ của hành vi tuân thủ thuế,
cũng có nghĩa là những người trốn thuế sẽ đề phòng cẩn thận hơn khi họ nhận thấy rủi ro phát hiện cao.
Nói chung, tỷ lệ kiểm tra cao hơn sẽ khuyến khích tn thủ thuế. Ngồi ra, năng lực của cán bộ kiểm tra thuế cũng tác động nhất định đến hành vi tuân thủ thuế. Tuân thủ thuế xét trong mối tương quan với năng lực phát hiện của cán bộ kiểm tra thuế đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Allingham và Sandmo (1972) cho rằng người nộp thuế sẽ luôn khai báo thu nhập của họ chính xác nếu khả năng bị phát hiện cao. Massimo (1993) chỉ ra rằng người nộp thuế thường trốn hoàn toàn nghĩa vụ thuế
và lý do duy nhất để họ không thực hiện hành vi này là xác suất hành vi bị phát hiện rất cao. Sự tăng lên trong xác suất phát hiện sẽ gia tăng tính tuân thủ thuế và năng lực của cán bộ kiểm tra thuế để phát hiện hành vi gian lận là một trong những biện pháp phát hiện hiệu quả được thực hiện bởi CQT (Alm, 1991). Thực tế, kiểm tra thuế được xem là biện pháp vừa có tác dụng ngăn chặn trực tiếp đối với những người nộp thuế
đã bị kiểm tra vừa có tác dụng gián tiếp đối với những người nộp thuế chưa bị kiểm