Các nhân tố liên quan đến chính sách thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế

1.3.1. Các nhân tố liên quan đến chính sách thuế

Tác động của thuế suất đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế đã được xác

nhận trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ và hướng tác động lại khơng hồn tồn giống nhau ở các nghiên cứu.

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc áp dụng thuế suất lũy tiến so với thuế suất cố

định là biến cấu trúc có liên quan đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế (Clotfelter,

1983). Clotfelter, (1983) cũng cho rằng việc “cắt giảm thuế suất không phải là chính sách duy nhất có khả năng hạn chế trốn thuế” (trang 363), nhưng thuế suất là nhân tố quan trọng trong việc xác định hành vi tuân thủ thuế mặc dù tác động chính xác vẫn chưa rõ ràng và còn gây tranh cãi (Kirchler, 2007). Clotfelter khẳng định giữa thuế

suất và trốn thuế tồn tại một mối quan hệ đáng kể bởi vì thuế suất được sử dụng như một cơng cụ có thể được thao tác cho những mục tiêu chính sách nhất định. Gia tăng thuế suất biên có thể khuyến khích người nộp thuế trốn thuế nhiều hơn (Whitte và Woodbury, 1985; Ali, Cecil và Knoblett, 2001; Torgler, 2007) trong khi việc giảm thuế suất không nhất thiết sẽ làm tăng mức độ tuân thủ thuế (Trivedi, Shehata và

Mestelmen, 2004; Kirchler, 2007). Vấn đề không chắc chắn và mâu thuẫn này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu tìm kiếm nhiều bằng chứng cụ thể và chắc chắn hơn về tác động của thuế suất đến việc tuân thủ thuế.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tanzi (1980) sử dụng mơ hình kinh tế lượng để giải thích mối quan hệ giữa các mức thuế suất với việc trốn thuế. Bằng số liệu tổng hợp từ Hoa Kỳ, ông ta đã kết luận rằng tồn tại mối tương quan dương giữa thuế suất và việc trốn thuế. Một số mơ hình kinh tế khác về các quyết định tuân thủ hợp lý cho

rằng thuế suất tác động hỗn hợp đến hành vi tuân thủ thuế nghĩa là có thể tác động dương hoặc âm (Pommerehne và Wech- Hannermann, 1996; Park và Hyun, 2003) hoặc cho rằng tăng thuế suất sẽ làm tăng tính tuân thủ (Kirchler, Hoelzl và Wahl, 2008). Sử dụng những tờ khai thuế đã được kiểm tra cho người nộp thuế cá nhân ở Jamaica, Alm và cộng sự (1993) cũng phát hiện xác suất che giấu khi khai báo và mức độ che giấu khi khai báo có liên quan đáng kể đến thuế suất biên. Các viên chức thuế ở Ấn Độ xác nhận rằng việc hạ thấp các mức thuế suất riêng biệt, cùng với việc

Oliver, 2005). Khi mức thuế suất biên cao, lợi ích đạt được từ kê khai thấp thu nhập và kê khai cao các khoản khấu trừ càng lớn, và vì vậy số tiền trốn thuế càng lớn. Trong phạm vi một quốc gia, người ta cho rằng những người nộp thuế với thuế suất biên cao hơn sẽ gian lận nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu ngược lại với những giả

định này lại cho thấy một xu hướng khác. Người ta cũng có thể cho rằng những

người nộp thuế có thu nhập thấp hơn sẽ gian lận nhiều hơn, vì mỗi đơ – la tiền thuế sẽ có độ thỏa dụng cao hơn đối với họ.

Trong khi hầu hết nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng thuế suất tăng sẽ dẫn đến

trốn thuế (ALM, Jackson và McKee, 1992; Friedland và cộng sự, 1978, Park và Hyun, 2003), Allingham và Sandmo (1972) cho rằng thuế suất khơng có ý nghĩa đáng kể đối với việc trốn thuế. Họ đã tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập thực tế, thuế

suất, hình phạt và điều tra trốn thuế bằng cách sử dụng mơ hình thống kê và kết luận

rằng người nộp thuế có thể chọn một trong hai cách báo cáo đầy đủ thu nhập hoặc

báo cáo thu nhập thấp hơn số thực tế phát sinh, bất kể thuế suất. Cùng quan điểm này, Porcano (1988) cho rằng thuế suất không tác động đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Bởi vì tác động của thuế suất đến việc tuân thủ thuế vẫn là vấn đề gây tranh cãi (tác

động tích cực hay tiêu cực, hay không tác động), Kirchler và cộng sự (2008);

McKerchar và Evans (2009) cho rằng mức độ tin tưởng giữa người nộp thuế vào

chính phủ đóng vai trị quan trọng trong việc chứng thực tác động của thuế suất đến

hành vi tuân thủ. Khi niềm tin thấp, một mức thuế suất cao có thể được xem là không công bằng và khi niềm tin cao, mức thuế suất cao như vậy có thể được xem như một khoản đóng góp cho cộng đồng (Kirchler và cộng sự, 2008)

Tóm lại, bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động của thuế suất đến tuân thủ thuế là phức tạp và khác nhau ở mỗi phạm vi nghiên cứu. Tăng thuế suất sẽ làm tăng hành vi trốn thuế, giảm thuế suất không nhất thiết sẽ đảm bảo người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn (Kirchler và cộng sự, 2008) hay thuế suất không tác động đến hành vi tuân thủ (Allingham và Sandmo, 1972). Vì vậy, giả thuyết H0 được xây dựng như sau :

 Ho :Thuế suất tác động ngược chiều đến tuân thủ thuế.

1.3.1.2. Thay đổi chính sách của chính phủ hiện hành

Thực tế khơng có q nhiều nghiên cứu đi sâu vào mối quan hệ trực tiếp giữa thay

đổi chính sách của chính phủ hiện hành và việc tuân thủ hay không tuân thủ thuế của

người nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng sự ổn định về chính trị và đảng

cầm quyền hiện tại ở một quốc gia nào đó có thể đóng vai trị quan trọng trong việc xác định hành vi trốn thuế (Hasseldine and Hite, 2003). Lập luận cho rằng nếu một cá nhân đang ủng hộ đảng cầm quyền hiện tại, anh ta có thể tuân thủ thuế vì khi đó, cá nhân này tin rằng chính phủ đáng tin cậy, hiệu quả và công bằng. Ngược lại, người nộp thuế ở phe đối lập có thể ít tn thủ hơn bởi vì anh ta cho rằng chính phủ này khơng vì quyền lợi của anh ta. Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ xảy ra ở các quốc gia tồn tại chế độ đa đảng.

Hasseldine và Hite (2003) cũng nhận thấy tuổi tác, thu nhập và tình trạng hồn thuế dự kiến trong tương lai cũng bị tác động đáng kể bởi đảng phái chính trị. Phân tích

hồi quy về thái độ tổng thể đối với hệ thống thuế thu nhập hiện hành và thái độ đối với việc giảm thuế đã hỗ trợ cho những kết quả nghiên cứu trước đó. Các biến độc lập như đảng phái chính trị, khung hiệu lực, tình trạng hồn thuế dự kiến, độ tuổi, mức

thu nhập một lần nữa tác động hồi qui đến việc trốn thuế; và các đảng phái chính trị có tác động đáng kể đến thái độ về việc cắt giảm thuế. Hasseldine và Hite (2003) kết luận: thứ nhất, đảng chính trị có tác động đáng kể đến hành vi người nộp thuế; thứ

hai, các quy định về thuế càng chặt chẽ với đảng chính trị cụ thể nào thì càng thuận lợi hơn cho các thành viên của đảng đó; thứ ba, những thay đổi về chính sách trong một số trường hợp nhất định (chẳng hạn giảm thuế) được người nộp thuế đánh giá

tích cực (tạo được niềm tin cho người nộp thuế và gia tăng tuân thủ tự nguyện) và khi

đó họ nhận thấy hệ thống thuế cũng cơng bằng hơn. Ngồi ra, những động thái tích

cực từ phía chính phủ, chẳng hạn gia tăng miễn giảm thuế dường như cũng mang lại kết quả tích cực trong việc gia tăng tính tuân thủ.

Bên cạnh những vấn đề về chính trị, những thay đổi trong chính sách hiện tại của

chính phủ cũng tác động nhất định đến hành vi tuân thủ thuế. Chẳng hạn, ở Malaysia,

giá xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác như đường, bột mì, gạo và dầu ăn

được kiểm sốt bởi chính phủ; giá cả thường xuyên tăng theo tình hình kinh tế tồn

cầu và tài chính của chính phủ. Vì vậy, khi giá cả những mặt hàng này tăng sẽ tác

động tiêu cực đến khả năng mua sắm của người nộp thuế và cuối cùng khuyến khích

họ trốn thuế. Kim (2008) nghiên cứu về hành vi trốn thuế ở 50 quốc gia mỗi năm đã minh họa cho quan điểm này và kết luận rằng hành vi trốn thuế bị tác động bởi việc kiểm soát giá, dịch vụ cơng, thuế thu nhập cơng ty, GDP bình qn đầu người, hệ thống thuế và cơ cấu chi tiêu chính phủ (tác động theo chiều dương).

Tóm lại, những nghiên cứu trước đã chứng minh rằng quyết định của chính phủ và

những thay đổi về chính sách trong từng tình huống kinh tế, chính trị nhất định có tác

động đến việc tuân thủ thuế. Những động thái tích cực của chính phủ, chẳng hạn

chính sách miễn giảm thuế, dường như sẽ mang lại hiệu ứng tích cực trong việc gia tăng tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế. Tuy nhiên, do đặc điểm của Việt Nam không cho phép tồn tại đa nguyên đa đảng nên đề tài không nghiên cứu đến tác

động của yếu tố này đến tuân thủ thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)