Phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 85 - 88)

7. Kết cấu của đề tài

3.7. Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị

phân biệt của thang đo. Phân tích nhân tố khám phá được chấp nhận khi thỏa mãn các

điều kiện sau:

* Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin nhỏ hơn hoặc bằng 1 và lớn hơn hoặc bằng 0,5.

* Kiểm định Bartlett có sig. nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 (chứng tỏ các biến trong tổng thể có tương quan lẫn nhau.

* Hệ số tải nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,45 (Tabachnick & Fidell, 1989; Hair & ctg, 1992).

* Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% và chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi nhân tố lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson, 1988).

Kết quả phân tích EFA các biến độc lập cho thấy 30 biến đo lường đều có hệ số tải

nhân tố trên 0.5, được nhóm thành 7 nhóm nhân tố (phụ lục 5 ) với phương sai trích 69.006, nghĩa là khả năng sử dụng 7 nhân tố này để giải thích cho 30 biến đo lường là khoảng 69%.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .666 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2.813E3

df 351

Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 THUE SUAT 1 .691 THUE SUAT 2 .781 THUE SUAT 3 .714

KIEM TRA THUE 1 .735

KIEM TRA THUE 2 .822

KIEM TRA THUE 3 .745

CHI TIEU CHINH PHU 1 .790

CHI TIEU CHINH PHU 2 .823

CHI TIEU CHINH PHU 3 .767

KE KHAI 1 .800 KE KHAI 2 .813 KE KHAI 3 .782 CO QUAN THUE 2 .612 CO QUAN THUE 3 .643 CO QUAN THUE 4 .641 CONG BANG 1 .706 CONG BANG 2 .913 CONG BANG 3 .877

TINH TRANG TAI CHINH 1 .817

TINH TRANG TAI CHINH 2 .881

TINH TRANG TAI CHINH 3 .856

HINH PHAT 1 .847

HINH PHAT 2 .888

HINH PHAT 3 .869

KIEN THUC THUE 1 .912

KIEN THUC THUE 2 .877

KIEN THUC THUE 3 .624

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations.

Như vậy từ kết quả phân tích nhân tố EFA, các thành phần tác động đến tuân thủ thuế bao gồm:

* Thành phần X1- NHẬN THỨC VỀ CÔNG BẰNG bao gồm các biến CB1, CB2, CB3 được gộp với các biến KTT1, KTT2, KTT3. Kết quả này phù hợp với nghiên

cứu của Jackson và Milliron (1986) ; Eriksen và Fallan (1996) cho rằng kiến thức thuế và nhận thức của người nộp thuế tác động đáng kể đến việc tuân thủ thuế của

người nộp thuế. Eriksen và Fallan (1996) còn cho rằng cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn cho đại bộ phận trong xã hội nhằm cải thiện nhận thức của mọi người về tính cơng bằng của hệ thống thuế là một trong những cách thức hữu hiệu để hạn chế trốn thuế.

* Thành phần X2 – NHÓM CÁC NHÂN TỐ VỀ THỂ CHẾ bao gồm các biến liên quan đến tính đơn giản trong các quy định về kê khai thuế KKT1, KKT2, KKT3 và

các biến liên quan đến hiệu quả hoạt động và mức độ hỗ trợ người nộp thuế từ cơ

quan thuế, bao gồm các biến CQT2, CQT3, CQT4. Kết quả này một lần nữa khẳng

định, khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, mức độ đơn giản, dễ hiểu của các quy định,

hướng dẫn có liên quan đến việc kê khai nghĩa vụ thuế của người nộp thuế có mối quan hệ mật thiết đến việc hỗ trợ cho họ tuân thủ thuế tốt hay không. việc người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hay khơng cịn bị tác động bởi kết quả hoạt động của cơ quan thuế ; của sự tương tác tích cực giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, cũng như cách thức mà cơ quan thuế phản hồi lại với người nộp thuế.

* Thành phần X3 - HÌNH PHẠT bao gồm các biến HP1, HP2, HP3. Điều này cho thấy việc xử phạt nghiêm minh hay không nghiêm minh, mức phạt đủ tác dụng răn đe hay không, và việc cân nhắc giữa số tiền có thể bị phạt và số tiền có thể thu được khi khơng tn thủ thuế có ảnh hưởng nhất định đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế. * Thành phần X4 – TÌNH TRẠNG TÀI CHÍNH bao gồm các biến TC1, TC2, TC3.

Đối với người nộp thuế, tiền thuế phải nộp nói chung là một khoản nghĩa vụ của họ

doanh gặp khó khăn dẫn đến căng thẳng về tài chính cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến việc họ không tuân thủ thuế.

* Thành phần X5 – KIỂM TRA THUẾ, bao gồm các biến KTT1, KTT2, KTT3, nghĩa là người nộp thuế sẽ nghiêm túc tn thủ hay khơng tn thủ thuế cịn có thể tùy thuộc vào việc họ có chắc chắn bị kiểm tra thuế hay không, năng lực phát hiện vi phạm của người kiểm tra thuế và tần suất họ bị kiểm tra thuế.

* Thành phần X6 – NHẬN THỨC VỀ CHI TIÊU CHÍNH PHỦ bao gồm các biến CP1, CP2, CP3. Điều này có nghĩa là việc chính phủ sử dụng tiền thuế của các tổ chức và cá nhân như thế nào cũng ảnh hưởng nhất định đến thái độ của họ đến việc

tuân thủ hay không tuân thủ thuế.

* Thành phần X7 – THUẾ SUẤT bao gồm các biến TS1, TS2, TS3 cho thấy việc thay đổi mức thuế suất điều tiết ít nhiều làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Ngồi ra, việc phân tích nhân tố các biến phụ thuộc cũng được thực hiện nhằm hỗ trợ cho việc phân tích hồi quy kiểm định mơ hình nghiên cứu ở nội dung tiếp theo của đề tài. Phụ lục 5 cũng trình bày kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc cho thấy dữ liệu là phù hợp để tiến hành phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)