Xem xét việc xây dựng chức năng cung ứng dịch vụ cho người nộp thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 100 - 101)

Chương 4 : NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.2. Khuyến nghị

4.2.9. Xem xét việc xây dựng chức năng cung ứng dịch vụ cho người nộp thuế

Cơ chế tự khai tự nộp thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội trong việc hỗ trợ cho

người nộp thuế lẫn cơ quan thuế trong việc thực thi chính sách thuế. Tuy nhiên, khi thực hiện cơ chế này, cả cơ quan thuế lẫn người nộp thuế đều gặp những áp lực nhất

định. Người nộp thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải hoàn thiện hơn mọi mặt, cơng khai,

minh bạch, kịp thời cập nhật các chính sách về thuế có liên quan, nhiệt tình hỗ trợ, truyên truyền cũng như hướng dẫn họ thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Cơ quan thuế vẫn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp họ tuyên truyền, hướng dẫn không kịp thời hoặc có bất kỳ sai sót nào. Về phía người nộp thuế, họ hồn tồn chủ động trong việc kê khai thuế, và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc kê khai đó. Như vậy, áp lực rất lớn cho người nộp thuế nếu xét ở góc độ này. Để giảm thiểu rủi ro không tuân thủ thuế, người nộp thuế thường có thể tìm đến các cơng ty tư vấn thuế. Ở đây cũng có thể xuất hiện hai trường hợp. Nếu cơ quan thuế có khả năng cung cấp hoàn toàn đầy

đủ các dịch vụ có chất lượng cho người nộp thuế, họ sẽ được đánh giá rất cao và

người nộp thuế yên tâm hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế của mình nhờ vào sự hỗ trợ nhiệt tình của một đơn vị đáng tin cậy. Tuy nhiên, trường hợp này không khả thi do

nguồn lực của cơ quan thuế có hạn đồng thời họ khơng phải là đơn vị được thành lập

nhằm cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Trong trường hợp đó, xu hướng thứ hai

mang tính khả quan cao hơn. Đó là cơ quan thuế tạo điều kiện tốt cho việc thành lập các công ty tư vấn thuế hoặc các đại lý thuế hoặc các trung gian có chức năng tương tự nhằm hỗ trợ cho người nộp thuế. Ở Việt Nam hiện tại, các cơng ty tư vấn thuế kèm theo kiểm tốn và tư vấn pháp lý tồn tại ở quy mô nhỏ lẫn lớn đều hoạt động khá tốt.

khích phát triển nhằm hỗ trợ cho cơ chế tự khai tự nộp được thành công. Tại Nhật Bản, đại lý thuế đã có từ năm 1952, tại Nhật Bản thực tế có 3 triệu doanh nghiệp thì

đã có đến 2,7 triệu công ty sử dụng dịch vụ qua đại lý thuế1. Trung Quốc năm 2010 có hơn 70.000 đại lý thuế2. Sử dụng dịch vụ đại lý thuế sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hơn về rủi ro không tuân thủ thuế của họ. Ngoài ra, việc sử dụng đại lý thuế được

thành lập chính thức theo quy định đơi khi doanh nghiệp sẽ có lợi hơn so với các

trường hợp sử dụng kế toán tự do. Vấn đề đặt ra khi thực hiện giải pháp này là cần có văn bản pháp luật quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên có liên quan (trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp, trách nhiệm kê khai thuế của đại lý, …) nhằm giải quyết những khó khăn trong việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp và đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người nộp thuế, tránh được trường hợp người nộp thuế vừa gánh chịu chi phí thuê đại lý thuế vừa gánh chịu những hậu quả mà phần trách nhiệm lẽ ra thuộc về đại lý thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)