Kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích môi trường kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản năm căn (seanamico) (Trang 57 - 69)

STT CHỈ TIÊU ĐVT KH 2012 TH 2012 TH SO VỚI

KH (%)

1 Tổng doanh thu Tr.đ 610.000 424.404 69,57 2 Doanh số XK (FBO) USD 29.000.000 20.352.458 70,18 3 Số lượng thành phẩm SX Tấn 2.600 1.524 58,62 4 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 12.000 (15.864) - 5 Cổ tức (14%VĐL) Tr.đ 7.000 - -

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động SXKD Seanamico – 2012)

Nhìn chung tất cả các chỉ tiêu đề ra trong năm 2012 đều không đạt được. Tổng doanh thu chỉ đạt 424.404 triệu đồng, đạt 69,57% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch 610.000 triệu đồng). Doanh số ngoại tệ chỉ thu được 20.352.458 USD, đạt 70,18% so với kế hoạch đề ra 29.000.000 USD. Từ đó làm cho cơng ty bị thua lỗ 15.864 triệu đồng và không thực hiện được việc chia cổ tức theo kế hoạch 14% vốn điều lệ.

Và để thấy được một cách tổng quát hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua chúng ta sẽ xem xét đến các chỉ tiêu trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm qua:

Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 641.639,20 575.050,78 426.824,09 (66.588,42) -10,38 (148.226,69) -25,78 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 9.550,77 2.420,38 9.550,77 - (7.130,37) -74,66 3. Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp dịch vụ

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền % Số tiền % 4. Giá vốn hàng bán 588.752,51 523.090,42 410.349,62 (65.662,09) -11,15 (112.740,81) -21,55 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5 = 3 – 4) 52.886,69 42.409,59 14.054,10 (10.477,10) -19,81 (28.355,49) -66,86

6. Doanh thu hoạt

động tài chính 7.222,27 6.627,86 1.130,44 (594,41) -8,23 (5.497,42) -82,94 7. Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi vay 8.928,62 6.215,18 11.254,45 6.239,00 8.175,34 7.244,31 2.325,82 23,82 26,05 0,38 (3.079,11) 1.005,30 -27,36 16,11 8. Chi phí bán hàng 19.857,89 16.667,52 14.166,74 (3.190,38) -16,07 (2.500,78) -15,00 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.298,55 10.614,24 8.433,50 (1.684,30) -13,70 (2.180,75) -20,55 10. Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh (10=5 + 6 – 7 – 8 – 9) 19.023,90 10.501,24 (15.591,04) (8.522,66) -44,80 (26.092,28) -248,47 11. Thu nhập khác 148,25 92,48 263,25 (55,77) -37,62 170,77 184,66 12. Chi phí khác 179,10 48,00 339,58 (131,10) -73,20 291,58 607,45 13. Lợi nhuận khác (30,85) 44,48 (76,33) 75,33 -244,19 (120,80) -271,60 14. Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế (14 = 10 + 13)

18.993,05 10.545,72 (15.667,36) (8.447,33) -44,48 (26.213,08) -248,57

15. Chi phí thuế

TNDN hiện hành 4.240,76 1.644,99 - (2.595,78) -61,21 (1.528,06) -92,89 16. Lợi nhuận sau

thuế thu nhập doanh nghiệp

(17 = 14 – 15 – 16)

14.752,29 8.900,74 (15.667,36) (5.851,56) -39,67 (24.568,10) -276,02

17. Lãi cơ bản trên cổ

phiếu (ĐVT: đồng) 2.950 1.780 (3.157) (1.170) -39,66 (4.937) -277,36

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Seanamico – 2010, 2011, 2012)

Theo bảng phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế của năm 2010 là 14.752,29 triệu đồng, sang năm 2011 con số này giảm xuống còn 8.900,74 triệu đồng, tức giảm 5.851,56 triệu đồng tương đương mức giảm 39,67% so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm thêm 24.685,02 triệu đồng với mức

giảm 277,34% so với năm 2011. Cho thấy trong hai năm 2011 và 2012 doanh nghiệp đã hoạt động khơng hiệu quả, khơng những khơng có lợi nhuận mà cịn chịu lỗ 15.784,29 triệu đồng trong năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do:

 Mặc dù cả hai năm 2011 và 2012 Công ty đã giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng: chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1.684,30 triệu đồng (tức giảm 13,70%), chi phí bán hàng giảm 3.190,38 triệu đồng (tức giảm 16,07%) so với năm 2010 trong năm 2011, và lần lượt chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2.180,75 triệu đồng (tức giảm 20,55%), chi phí bán hàng giảm 2.500,78 triệu đồng (tức giảm 15,00%) so với năm 2011 trong năm 2012; nhưng do năm 2011 Công ty mở rộng quy mơ nên chi phí tài chính tăng cao do phải trả thêm chi phí lãi vay, khoản chi phí này tăng thêm 2.325,82 triệu đồng trong năm 2011, tăng khoảng 26%; đồng thời, trong năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính của cơng ty giảm đi đáng kể so với năm 2010 và 2011, giảm 82,94%, tương đương 5.497,42 triệu đồng so với năm 2011 (từ 6.627,86 triệu đồng xuống 1.130,44 triệu đồng).

 Lợi nhuận gộp ở cả hai lĩnh vực: bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính trong hai năm liền 2011 và 2012 đều giảm rất mạnh. Đây là số tiền khá lớn đối với doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải chịu lỗ trong năm 2012:

 Năm 2011 lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ giảm 10.477,10 triệu đồng so với năm 2010, với tỷ lệ giảm 19,81%; lợi nhuận gộp về hoạt động tài chính giảm 8.522,66 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 44,80%.

 Năm 2012 lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ giảm 28.355,49 triệu đồng so với năm 2010, với tỷ lệ giảm 66,86%; lợi nhuận gộp về hoạt động tài chính giảm 26.092,28 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 248,47%.

Do đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Cơng ty giảm liên tục qua hai năm liền, ở năm 2012 Cơng ty chẳng những khơng có lợi nhuận mà cịn phải chịu lỗ.

3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty hiện nay 3.2.5.1. Thuận lợi

 Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.  Cơng ty có nhà xưởng và trang thiết bị hiện đại.

 Công ty có bề dày gần 30 năm hoạt động trong ngành nên có nhiều kinh nghiệm và dễ dàng thích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh; đồng thời với bề dày lịch sử hoạt động công ty đã tạo được thương hiệu trên thị trường.

 Vị trí Cơng ty nằm ngay ngã 3 Sơng lớn, rất thuận lợi cho việc thu mua và vận chuyển tôm nguyên liệu bằng đường sông và đường bộ, và là nơi giáp ranh giữa hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, hai huyện được xem như là hai mỏ tôm của tỉnh Cà Mau.

 Ngồi ra cơng ty cịn được chứng nhận:

 Được chứng nhận đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.  Được Châu Âu cấp mã số DL 29 và DL 230 được phép xuất khẩu vào

thị trường Châu Âu.

 Được chứng nhận đạt tiêu chuẩn bán lẻ Anh Quốc (BRC), tiêu chuẩn bán lẻ của Đức (IFS).

 Và nhiều giải thưởng chất lượng khác.

 Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong vấn đề giải quyết đầu ra cho thủy sản.

3.2.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đạt được thì hiện nay Công ty cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định:

 Do đặc điểm sản xuất có tính mùa vụ, khi thuận mùa thì nguồn nguyên liệu sản xuất dư thừa; ngược lại, nếu nghịch mùa thì nguyên liệu bị thiếu hụt sản xuất, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của Công ty.

 Hàng rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao, tình hình xuất khẩu ngày càng khó khăn hơn.

 Năm 2012 do tình hình kinh tế bất ổn và hầu hết các cơng ty đều bị trả hàng đã xuất khẩu làm tồn kho tăng cao gây tổn thất tài chính cơng ty trầm trọng.  Không những thế, do công ty nằm ở huyện Năm Căn, nơi cuối cùng cực Nam tổ quốc nên nguồn điện rất yếu, thường xuyên bị mất điện nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh.

 Cơ sở hạ tầng, giao thơng đi lại ở Cà Mau cịn nhiều hạn chế, đường xá xuống cấp, cầu cống chưa được thơng thống.

CHƯƠNG 4

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN NĂM CĂN (SEANAMICO) 4.1. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG

4.1.1. Mơi trường bên ngồi 4.1.1.1. Mơi trường vĩ mô 4.1.1.1. Mơi trường vĩ mô

a. Yếu tố kinh tế

 Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đã làm cho nền kinh tế tồn cầu bị suy thối, một số nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản,… gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, khủng hoảng nợ công đã làm nền kinh tế các nước này càng thêm chậm phục hồi.

 Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường Mỹ, mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cịn tác động gián tiếp đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Nhật Bản – hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng tại các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ có xu hướng giảm.

 Trong quý 2 năm 2012, khu vực đồng Euro đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công và bước đầu lâm vào suy thoái kinh tế. Cuộc suy thoái này đã ảnh hưởng nặng tới các quốc gia ở phía Nam châu Âu. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostar, tổng sản phẩm quốc nội của cả khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã giảm 0,2% nối tiếp tình trạng trì trệ gần như khơng tăng trưởng của q trước đó là 0%, so với cùng kỳ năm 2011, GDP của khu vực đã giảm 0,4%.

 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đã tác động trực tiếp đến nền

kinh tế Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực và sẽ còn ảnh hưởng lâu dài, làm nền kinh tế Nhật Bản vốn trong tình trạng trì trệ nay lại càng trở nên xấu hơn. Điều này chắc chắn sẽ có tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà hai bên có quan hệ hợp tác chặt chẽ như: ODA, FDI, đầu

tư gián tiếp (FII), thương mại (xuất nhập khẩu), du lịch, xuất khẩu lao động, tài chính – ngân hàng,...

Tóm lại: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa thật sự chấm dứt, một số nền kinh tế lớn như Nhật, EU chậm phục hồi là cho sức mua của người tiêu dùng ở hai thị trường này giảm đồng thời giá mua cũng sụt giảm mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty.

b. Yếu tố chính trị – pháp luật

 Các chính sách hổ trợ xuất khẩu của Chính phủ hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính phủ ban hành quyết định số 178 về hỗ trợ lãi xuất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu. Thực hiện chủ chương của chính phủ về khuyến khích xuất khẩu, góp phần hỗ trợ về vốn cho những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng xuất khẩu, Chính phủ cho vay với lãi xuất thấp hơn 0,2%/tháng so với mức lãi xuất cho vay xuất khẩu mà ngân hàng thương mại áp dụng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

 Nhằm giúp người dân và doanh nghiệp chủ động trong khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu phù hợp quy định của EU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn đã có quyết định số 3477/BNN-KTBVNL, ban hành Quy chế chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Quy đinh chi tiết trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra; trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc chứng nhận thủy sản khai thác, xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu Âu có nguồn gốc rõ ràng.

 Đất nước ta phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, có nền chính trị ổn định. Là đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự tham gia điều tiết của nhà nước. Điều này làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Nền chính trị nước ta được đánh giá là ổn định nhất thế giới, hầu như không xảy ra những bất ổn nào về chính trị. Đây mới là môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và hoạt động xuất khẩu.

 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu, trong đó có ngành

thủy sản. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO nhưng xuất khẩu thủy sản có những chuyển biến đáng khích lệ. Số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản,… tăng hai lần so với trước, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại.

 Luật lệ và các quy định quốc tế cũng như của các nước nhập khẩu rất phức tạp và doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị tốt khi tham gia thị trường thế giới. Nếu không sớm cải thiện, các doanh nghiệp có nguy cơ tiếp tục vướng vào nhiều vụ việc tương tự mà phần thiệt hại luôn thuộc về người thiếu hiểu biết.

Tóm lại: nhà nước ta có những chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ xuất

khẩu, đồng thời mở rộng quan hệ, hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận và phát triển thị trường.

c. Yếu tố văn hóa – xã hội

Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước khác đó chính là sự am hiểu về nét văn hóa và thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường đó. Đề tài này chỉ phân tích hai thị trường có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Cơng ty đó là EU và Nhật Bản:

 Nhật Bản là nước rất nghèo về tài nguyên thên nhiên, lại phân bổ rải rác với trữ lượng thấp, đa số các nguyên liệu chiến lược phục vụ cho phát triển kinh tế đều dựa vào nhập khẩu. Người dân có truyền thống nơng nghiệp nên lương thực chính của người Nhật là cơm (gạo). Ngoài nguồn cung cấp dinh dưỡng từ gạo và các loại rau quả, từ xa xưa người Nhật đã có cái nhìn hướng ra biển và có năng lực khai thác biển. Do vậy, nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu của dân cư Nhật Bản là hải sản chứ không phải thịt như nhiều dân tộc khác. Hằng năm mỗi người tiêu thụ đến 72kg hải sản. Như vậy hằng năm mỗi người Nhật tiêu thụ một lượng hải sản có trọng lượng trung bình nặng hơn trọng lượng cơ thể họ, và với quy mô dân số rất lớn của mình chắc chắn Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về mức tiêu thụ thủy hải sản trên thế giới.

 Với thị trường EU do mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng nên có thị trường châu âu có nhu cầu vơ cùng phong phú và đa dạng về các mặt hàng.

Tuy nhiên do có trình độ phát triển kinh tế, xã hội văn hoá khá tương đồng nên người dân châu âu cũng có các đặc điểm chung khi tiêu dùng. Đối với hàng thủy sản, người tiêu dùng châu âu ngày nay có xu hướng sử dụng nhiều đồ thủy sản hơn so với các loại thịt. Ngoài ra họ cũng sẽ không sử dụng các mặt hàng bị nhiễm độc do các tác động của môi trường hoặc do sử dụng các chất không được phép theo quy định.Với các sản phẩm thủy sản đã được chế biến thì họ chỉ sử dụng các sản phẩm có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện bảo quản. Hiện nay mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu âu đang bị hàng rào kỹ thuật khống chế rất khắt khe. Đặc biệt người tiêu dùng châu âu thích tiêu dùng các nhãn hiệu nổi tiếng, có chất lượng dù giá có đắt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại nhưng không có thương hiệu, khơng đảm bảo chất lượng.

Nhìn chung, Nhật Bản và EU là hai thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản rất lớn và chưa có xu hướng giảm.

d. Yếu tố kỹ thuật – cơng nghệ

 Trình độ khoa học kỹ thuật – cơng nghệ hiện nay trên thế giới phát triển rất nhanh, ngày càng tiên tiến, hiện đại. Với sự phát triển chung của thế giới thì Việt Nam cũng được thừa hưởng những thành tựu đó. Các máy móc thiết bị và dây chuyền chế biến thủy sản hiện nay ở nước ta chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngồi do đó nó cũng có những cơ hội và những nguy cơ:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích môi trường kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản năm căn (seanamico) (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)