Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính hằng năm của cơng ty và các đơn vị có liên quan tới ngành chế biến thủy sản.
Số liệu sơ cấp:
Được thu thập theo phương pháp Snow-ball Sampling (tích lũy nhanh hay theo mạng quan hệ). Sinh viên tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là những người có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm những vị quản lý của công ty Seanamico, quản lý của các công ty khác cùng ngành và đại diện các sở ban ngành trực thuộc có liên quan.
Cỡ mẫu cho phương pháp thu thập này dự kiến: 5 - 10 mẫu.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh các báo cáo tài chính các
năm, phân tích các số liệu thống kê để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua.
Mục tiêu 2: Sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma
trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) để xác định những cơ hội - đe dọa và điểm mạnh – điểm yếu của công ty.
Mục tiêu 3: Sử dụng ma trận kết hợp SWOT và ma trận hoạch định
chiến lược có khả năng định lượng (QSPM) để xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp.
Mục tiêu 4: Dựa trên các kết quả nghiên cứu từ 3 mục tiêu trên đề ra
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN NĂM CĂN 3.1. THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
3.1.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Theo VASEP, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chế biến còn lớn, nhất là tôm. Thuế nhập khẩu làm tăng chi phí đầu vào, tăng giá sản phẩm xuất khẩu, khiến cho doanh nghiệp khó cạnh tranh. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hiện nay bị thua lỗ, chỉ 3% có lợi nhuận. Năm 2013, dự kiến chi phí đầu vào cho hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản sẽ tăng khoảng 30%; kiến nghị của VASEP về nguồn vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp thủy sản vẫn chưa được giải quyết thì các doanh nghiệp vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 1/2013 đạt 486,7 triệu USD, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng. Cụ thể xuất khẩu tôm đạt 149 triệu USD, tăng 25,3%; cá tra đạt 163,2 triệu USD, tăng 40,7%; cá ngừ đạt 47,8 triệu USD, tăng 47,1%. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng trưởng mạnh với mức tăng 2-3 con số. Cụ thể, xuất khẩu sang các nước ASEAN tăng mạnh nhất 111,2%, Trung Quốc và Hồng Kông tăng 97%, Brazil 88,9% và Australia tăng 84,5%.
Riêng với tỉnh Cà Mau, tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế thủy sản của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, tổng sản lượng chung đạt 35.000 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 60 triệu USD, tăng 16% (đây là mức tăng cao nhất so với 5 năm trở lại đây). Năm nay Cà Mau sẽ đẩy mạnh nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thẻ chân trắng và triển khai các biện pháp quan trọng để phấn đấu năm 2013 tổng sản lượng thủy sản đạt 380.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD. Theo đó, địa phương sẽ đảm bảo cung cấp 80% nguồn giống sạch bệnh cho người nuôi tôm nhằm hạn chế tối đa rủi ro. (Nguồn:
3.1.2. Vai trò của ngành thủy sản đối với sự phát triển của ĐBSCL
Tạo ra nguồn nguyên liệu đáng kể để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, một ngành có lợi thế cạnh tranh của nước ta, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Xác định thủy sản là ngành thế mạnh trong nông nghiệp, ngành chủ yếu của vùng đồng bằng sông cửu long, xuất khẩu thủy sản vừa là thế mạnh vừa là mũi nhọn phát triển của vùng.
Khai thác tối đa tiềm năng thiên nhiên, lợi thế của vùng cực nam Tổ quốc; sử dụng tối ưu, lâu bền nguồn tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với sự phát triển các ngành kinh tế - xã hội của vùng một cách hợp lý. Là vùng có diên tích mặt nước sơng ngịi lớn, hệ thống kênh gạch chằng chịt, nhiều diện tích chưa được khai thác, thì nay đã được đưa vào sử dụng ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, vùng mặt nước chưa được đến nay trở thành vùng nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả cao.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng như điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nơng thơn, thu hút đầu tư, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập. Là vùng chủ yếu phát triển nông nghiệp, nhiều tỉnh trong vùng chủ yếu chỉ trồng lúa, chăn nuôi kém phát triển, hạ tầng cơ sở yếu kém, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, hiệu quả thấp, đời sống người dân cịn gặp nhiều khó khăn. Qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản, đã kích thích và thúc đẩy năng lực sản xuất, tiêu thụ, chế biến xuất khẩu và dịch vụ. Giải quyết hàng trăm ngàn lao động, hàng vạn hộ nông dân cho vùng ĐBSCL, thu hút đầu tư, nâng cao thu nhập.
Đáp ứng về nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường thế giới mang lại cho đất nước nguồn ngoại tệ lớn, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế đất nước.
3.2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN NĂM CĂN SẢN NĂM CĂN
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.2.1.1. Lịch sử hình thành
Cơng ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn tiền thân là Công ty Liên Doanh Thủy sản Năm Căn, thành lập theo quyết định số 126/QĐ – UB ngày 02/02/1983 và chính thức hoạt động vào ngày 01/04/1984.
Cuối năm 1992, được sự thống nhất của Bộ Thủy sản và UBND tỉnh Minh Hải, Công ty Liên Doanh Thủy sản Năm Căn chuyển đổi hình thức hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần theo Luật Công ty được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990 và nghị định 222/HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về ban hành quy định cụ thể hóa một số điều trong Luật công ty với tổng vốn điều lệ là 2,5 triệu USD. Ngày 16/12/1992, đại hội cổ đông thành lập Công ty CP Sản xuất Kinh doanh hàng thủy sản xuất khẩu Năm Căn.
Sau đó đổi tên thành Cơng ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Năm Căn theo quyết định thành lập Công ty Cổ phần số 531/GP-UB ngày 21/12/1998 do Ủy ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau cấp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 059565 ngày 21 tháng 12 năm 1998 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp, thay đổi lần thứ 9 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 2000104323, ngày 02 tháng 11 năm 2010.
Hình thức sở hữu vốn: vốn cổ phần
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VNĐ (năm mươi tỷ đồng)
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Tên gọi: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn
Tên tiếng Anh: Nam Can Seaproducts Import Export Joint Stock Company
Logo: Tel: (0780) 876.223 – 877.146 Fax: (0708) 876.440 – 877.247 Email: sales@seanamico.com.vn Website: www.seanamico.com.vn
Địa chỉ: Số 03, đường Sân Bay, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Tài khoản mở tại Ngân hàng VIETCOMBANK Cà Mau , số 710A00026.
3.2.1.2. Q trình phát triển
Giai đoạn cơng ty liên doanh (1983-1989)
Công ty liên doanh Thủy sản Năm Căn được thành lập theo mơ hình hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh gồm 03 thành phần: Công ty Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (nay là Tổng công ty Thủy sản Việt Nam), Công ty Liên hiệp Xuất khẩu Thủy sản Minh Hải (nay là Tổng Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Minh Hải) và Công ty Thủy sản cấp 3 huyện Năm Căn.
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Liên doanh là tổ chức quản lý sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của các tổ chức quốc doanh, tập thể và cá thể ngư dân trong huyện Năm Căn; đồng thời có biện pháp tích cực về mặt tổ chức , chính sách, về khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, phát huy tiềm năng, bảo vệ và cải tạo nguồn lợi thủy sản của Năm Căn phục vụ lợi ích lâu dài theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của ngành thủy sản và chính quyền địa phương.
Công ty sử dụng vốn vay của Nhà nước hoặc nước ngồi (thơng qua Ngân hàng Nhà nước hoặc Công ty xuất khẩu Thủy sản Việt Nam) để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Công ty Liên doanh và đầu tư cho khu vực kinh tế tập thể
và cá thể phát triển đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, bảo quản, vận chuyển, chế biến và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.
Để ghi nhận thành tích đạt được, năm 1987, Hội đồng Nhà nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II cho Công ty và Huân chương Lao động hạng III cho đồng chí Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc Công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được thì cũng khơng thể tránh khỏi những tồn tại do cơ chế hoạt động khơng cịn phù hợp với sự thay đổi của kinh tế vĩ mơ, tình hình lạm phát cao, tỉ giá USD/VNĐ biến động lớn, năng lực và trình độ quản lý kinh tế khơng đáp ứng kịp theo yêu cầu phát triển.
Giai đoạn 1990-1996
Theo xu thế phát triển chung của kinh tế cả nước, Công ty Liên doanh Thủy sản Năm Căn cũng đã có những thay đổi cho phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước và bước đầu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong những năm đầu chuyển đổi, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu thị trường, hạn chế về trình độ quản lý,… nên kết quả hoạt động SXKD trong giai đoạn này đạt thấp.
Để giải quyết những khó khăn, tồn đọng về cơ chế hoạt động và điều kiện SXKD, cuối năm 1992, được sự thống nhất của Bộ Thủy sản và UBND tỉnh Minh Hải, Công ty Liên doanh Thủy sản Năm Căn chuyển đổi hình thức hoạt động theo mơ hình Cơng ty Cổ phần theo Luật Công ty được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990 và Nghị định 222/HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về ban hành quy định cụ thể hóa một số điều trong Luật Cơng ty với tổng số vốn điều lệ là 2,5 triệu USD, trên cơ sở xác định lại phần vốn góp liên doanh và công nợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Liên doanh 03 cấp. Ngày 16/12/1992, đại hội cổ đông thành lập Công ty CP Sản xuất Kinh doanh hàng thủy sản xuất khẩu Năm Căn (Nay là Công ty CP.XNK Thủy sản Năm Căn) được tiến hành với sự tham gia của 07 cổ đông:
+ Công ty XNK Thủy sản Việt Nam + Công ty Nuôi trồng Thủy sản XK + Liên hiệp Xí nghiệp SX XNK Thủy sản
+ Ban SX Tỉnh đội Minh Hải
+ Tập thể cán bộ - cơng nhân viên Xí nghiệp LD Thủy sản Năm Căn + Trung tâm KCS Seaprodex
Với việc thay đổi mơ hình và cơ chế hoạt động, cùng với việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, sắp xếp và chấn chỉnh bộ máy tổ chức cho phù hợp với nhu cầu mới, từng bước tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại – mở rộng thị trường, được Bộ thương mại đồng ý cho xuất khẩu trực tiếp (hàng xuất sang Nhật qua cảng Năm Căn – liền kề với nhà máy – nên gần như không tốn chi phí xuất khẩu), ngồi ra Cơng ty cịn có lợi thế lớn về nguồn ngun liệu tại chỗ tươi tốt và dồi dào, từ đó tạo ra được hiệu quả cao; nói chung trong giai đoạn này hoạt động SXKD của Công ty CP. XNK Thủy sản Năm Căn đã có những bước phát triển, tăng trưởng tốt và là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh XNK Thủy sản hàng đầu của tỉnh Minh Hải lúc bấy giờ. Để ghi nhận thành tích đạt được, năm 1994 Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III cho Cơng ty và Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho đồng chí Châu Văn Lộc – Giám đốc Công ty.
Bảng 3.1: Doanh số xuất khẩu của Công ty từ năm 1990 đến 1996
Đơn vị tính: USD NĂM DOANH SỐ 1990 5.027.498 1991 9.070.983 1992 9.299.530 1993 13.042.544 1994 15.787.217 1995 10.290.486 1996 7.144.680
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm)
Qua số liệu thống kê trên ở trên cho thấy từ năm 1990 đến 1994 doanh số XK của đơn vị đã có mức tăng trưởng tốt (tỉ lệ tăng bình qn xấp xỉ 33,5% và
sau 04 năm đã tăng 3,14 lần). Tuy nhiên sau đó hoạt động SXKD khơng cịn thuận lợi do thị trường có nhiều biến động, tình hình tơm chết kéo dài trên diện rộng khiến cho doanh số XK của công ty giảm xuống đáng kể; năm 1996 doanh số XK của đơn vị chỉ còn bằng 45,26% so với năm 1994.
Mặc khác, trong những năm hoạt động SXKD thuận lợi, đơn vị làm ăn có lãi nhưng do đã phân chia hết và khơng có tích lũy, nhà xưởng – máy móc – trang thiết bị trong thời gian dài không được đầu tư, đổi mới đã trở nên cũ kỹ và lạc hậu về công nghệ; nhà máy xuống cấp nghiêm trọng, điều kiện sản xuất khơng cịn đáp ứng được yêu cầu khiến cho Công ty mất dần thị trường và khách hàng – có giai đoạn chỉ cịn vài khách hàng quan hệ mua bán.
Giai đoạn 1997 đến nay
Các yếu tố của cuộc khủng hoảng tài chính của châu Á, cơn bão số 5 năm 1997, cùng với tình hình tơm chết kéo dài, tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất và những tồn đọng qua nhiều giai đoạn làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, tình trạng máy móc thường xuyên hư hỏng, công suất cấp đông giảm sút, thời gian cấp đông kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành cảu sản phẩm, điều kiện sản xuất không đáp ứng yêu cầu của thị trường về đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, Cơng ty mất dần khách hàng, sản xuất thu hẹp, đời sống khó khăn dẫn đến người lao động bỏ đi mong muốn tìm kiếm công việc làm ổn định và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể nói rằng hoạt động SXKD của Công ty trong những năm 1997-2000 là vơ cùng khó khăn, hoạt động chỉ cầm chừng nhằm ni sống bộ máy và không để Công ty phá sản.
Với tinh thần quyết tâm, Ban lãnh đạo Công ty đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, cố gắng duy trì sản xuất, đồng thời kiên trì và nhẫn nại đề xuất, kiến nghị đầu tư cho sản xuất. Cuối năm 2000, HĐQT Công ty mà trực tiếp là đ/c Nguyễn Đình Phương – Chủ tịch HĐQT – sau khi xem xét đã chấp thuận cho Công ty được vay vốn ngân hàng, đầu tư nâng cấp hệ thống nhà xưởng và đổi mới trang thiết bị. Trong hai năm 2001 và 2002, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo Công ty và sự quyết tâm, nỗ lực cao của tồn Cơng ty, đơn vị đã thực hiện cùng một lúc 02 nhiệm vụ, vừa đầu tư cải tạo nhà xưởng và tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Với tinh thần quyết tâm và trách nhiệm, trong hai năm 2001 và 2002 dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đơn vị cũng đã phấn đấu giữ được sản xuất ổn định và hoàn thành tốt dự án đầu tư, đưa công suất nhà máy từ 07 tấn TP/ngày lên 16 tấn TP/ngày – đặc biệt là sau khi hoàn thành đầu tư, nhà máy đã đạt các yêu cầu về điều kiện sản xuất an toàn và vệ sinh, hàng hóa của