Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng về nghành thủy sản Việt Nam
3.1.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Theo VASEP, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chế biến cịn lớn, nhất là tơm. Thuế nhập khẩu làm tăng chi phí đầu vào, tăng giá sản phẩm xuất khẩu, khiến cho doanh nghiệp khó cạnh tranh. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hiện nay bị thua lỗ, chỉ 3% có lợi nhuận. Năm 2013, dự kiến chi phí đầu vào cho hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản sẽ tăng khoảng 30%; kiến nghị của VASEP về nguồn vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp thủy sản vẫn chưa được giải quyết thì các doanh nghiệp vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 1/2013 đạt 486,7 triệu USD, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng. Cụ thể xuất khẩu tôm đạt 149 triệu USD, tăng 25,3%; cá tra đạt 163,2 triệu USD, tăng 40,7%; cá ngừ đạt 47,8 triệu USD, tăng 47,1%. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng trưởng mạnh với mức tăng 2-3 con số. Cụ thể, xuất khẩu sang các nước ASEAN tăng mạnh nhất 111,2%, Trung Quốc và Hồng Kông tăng 97%, Brazil 88,9% và Australia tăng 84,5%.
Riêng với tỉnh Cà Mau, tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế thủy sản của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, tổng sản lượng chung đạt 35.000 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 60 triệu USD, tăng 16% (đây là mức tăng cao nhất so với 5 năm trở lại đây). Năm nay Cà Mau sẽ đẩy mạnh nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thẻ chân trắng và triển khai các biện pháp quan trọng để phấn đấu năm 2013 tổng sản lượng thủy sản đạt 380.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD. Theo đó, địa phương sẽ đảm bảo cung cấp 80% nguồn giống sạch bệnh cho người nuôi tôm nhằm hạn chế tối đa rủi ro. (Nguồn: