Nâng cao khả năng quản trị thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 95 - 97)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC

5.2 Khuyến nghị NHTM và NHNN nhằm nâng cao khả năng sinh lời NHTM

5.2.1.5 Nâng cao khả năng quản trị thanh khoản

Theo kết quả hồi quy, tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi của khách hàng có tác động dương đến KNSL nhưng không cao nên các ngân hàng cần cẩn trọng trong kế hoạch và chiến lược gia tăng các khoản cho vay. Tác giả khuyến nghị một số giải pháp sau:

Các ngân hàng cần cải hệ thống thông tin đầy đủ để nắm bắt chính xác và kịp thời tình hình thanh khoản nhằm hỗ trợ cho việc xác định mức dự trữ thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng chi nhánh trong từng thời kỳ.

Ngân hàng nên đa dạng các loại dịch vụ kinh doanh để hạn chế rủi ro thay vì chỉ tập trung vào hoạt động cho vay và cho vay tập trung vào một ngành nghề nhất định. Thực tế trong những năm từ 2007 – 2012, các NHTM chạy đua cho vay trong lĩnh vực BĐS dẫn tới khi thị trường BĐS bắt đầu có dấu hiệu đóng băng vào cuối

năm 2011 nguyên nhân do quy họach đô thị tràn lan, đầu tư quá sức, dàn trải, sản phẩm không phù hợp với thu nhập của người dân, việc đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của thi trường BĐS đối với tồn bộ nền kinh tế thơng qua việc tách lĩnh vực BĐS ra khỏi nhóm phi sản xuất làm cho lãi suất cho vay mua nhà tăng cao. Tình trạng này dẫn tới các ngân hàng phải gánh chịu khoản nợ xấu từ cho vay đầu tư BĐS ảnh hưởng tình trạng thanh khoản. Trong năm 2015, Thông tư 36 của NHNN có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% cho khoản cấp tín dụng để kinh doanh BĐS làm cho mức tín dụng cho BĐS vào tháng 3/2015 tăng khoảng 70% so với mức đáy năm 2012 và tính đến giữa tháng 6 – 2015 tín dụng BĐS tăng 10% theo thống kê NHNN, tuy nhiên mức tăng chưa quá cao. Các ngân hàng vẫn nên cẩn trọng trong việc rà soát các khoản vay BĐS để tránh tình trạng tăng nợ xấu nếu tình trạng BĐS đóng băng tái lập.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất hạn chế tình trạng rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao:

 Từ yêu cầu đặt ra cho cán bộ quản trị rủi ro lãi suất, một số giải pháp về nguồn nhân lực là: công tác tuyển dụng cán bộ cần đặt ra điều kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ, lựa chọn những ứng viên thực sự có năng lực, đào tạo nhân viên chun mơn hóa trong quản lý rủi ro về cơng tác nhận diện và phòng ngừa rủi ro.

 Sử dụng hợp lý các công cụ phái sinh để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro lãi suất biến động, mua bảo hiểm rủi ro lãi suất để chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm chuyên nghiệp.

Ngân hàng nên có kế hoạch hành động cụ thể để đối phó với tình huống mất thanh khoản. Cụ thể là: xây dựng hệ thống thông tin kịp thời để nhận biết nguy cơ và có kế hoạch hành động phù hợp, các bước cần thiết tại thời điểm đó, cách hạn chế sụt giảm dịng tiền trong tình trạng khủng hoảng, mức độ ưu tiên thanh tốn cho khách hàng và kế hoạch đối phó với phương tiện đại chúng để giúp ngân hàng tránh tiếng đồn và rút tiền ồ ạt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)