.16 Lạm phát và ROA-ROE của một số NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 61 - 73)

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam và BCTC của 25 NHTM)

Theo BCTN của NHNN năm 2007, thách thức Việt Nam phải đối mặt khi hội nhập là bị ảnh hưởng của thị trường cho vay nhà dưới tiêu chuẩn ở Mỹ và giá dầu tăng lên mức kỷ lục, giá lương thực thép tăng cao đã tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mơ. Mức lạm phát năm 2007 có xu hướng tăng từ 6.6% năm 2006 lên mức 12.63%. Với diễn biến phức tạp và hậu quả nặng nề của khủng hoảng tài chính tồn cầu làm cho giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào và hàng hóa tiêu dùng

11.88% 9.36% 13.02% 12.78% 12.82% 8.25% 5.86% 6.07% 12.63% 19.89% 6.52% 11.75% 18.13% 6.81% 6.04% 4.09% 14.38% 10.70% 13.69% 12.54% 13.52% 9.10% 6.04% 5.79% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lạm phát và ROA-ROE

Giá trị trung bình_ROE Lạm phát_INF

tăng vọt. Việt Nam với độ mở cửa nền kinh tế lớn đã không tránh khỏi chịu tác động bởi những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới, tình trạng lạm phát năm 2008 đạt mức cao nhất là 19.89%. Với mức lạm phát cao này NHNN đã điều hành CSTT thắt chặt và chính sách tài khóa thắt chặt đã giúp làm giảm lạm phát xuống 6.52%. Tuy nhiên với sức ép suy thoái kinh tế nên NHNN đã thực hiện CSTT nới lỏng bằng việc giảm lãi suất cho vay và gói kích cầu đã làm tăng mức cung tiền làm tăng lạm phát trở lại năm 2010 là 11.75% và năm 2011 là 18.13%. Trước tình hình đó NQ11 của Chính phủ cho việc kiểm soát lạm phát và ổn định KTVM đã giúp lạm phát giảm xuống năm 2012 là 6.81%, thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 đã giúp mức lạm phát năm 2013, 2014 ở mức thấp lần lượt 6.04% và 4.09%.

Xem biểu đồ 3.16, xu hướng ngược chiều của lạm phát tới khả năng sinh lời của ngân hàng, năm 2008 với mức lạm phát cao nhất 19.89% thì đường biểu diễn của KNSL giảm tương ứng ROA còn 1.07% và ROE còn 9.36% giống như kết luận của Kosmidou (2008) và Halil Emre (2012). Tuy nhiên từ năm 2012-2014 thì xu hướng này lại cùng chiều như kết luận từ nghiên cứu của Althanasoglou (2006). Do đó chiều tác động sẽ được kiểm chứng rõ ràng trong mơ hình hồi quy chương 4.

3.5 Kết luận chương 3.

Chương 3 đã trình bày tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua số liệu thống kê của Cục thống kê, báo cáo của NHNN, và các báo cáo ngành từ các ngân hàng và công ty kiểm tốn. Đồng thời cũng phân tích thực trạng khả năng sinh lời của NHTM và các yếu tố tác động đến KNSL để có thể thấy mối quan hệ mà tác giả kỳ vọng cho những yếu tố đó thơng qua BCTC sau kiểm toán của 25 NHTM trong khoảng thời gian từ 2007-2014. Từ phân tích sơ bộ đã thấy được vai trò quan trọng của NHTM trong nền kinh tế nước ta, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại nhiều khuyết điểm như:

Quy mơ vốn ngân hàng và tài sản ngân hàng theo số tuyệt đối thì ln tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn cịn khá khiêm tốn, có chênh lệch khá lớn giữa NH lớn và NH nhỏ, yếu tố EA giảm qua các năm trong khi đó yếu tố SIZE lại tăng dần

qua các năm. Nguyên nhân được nêu rõ trong bài viết “VCSH trong NHTM Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí ngân hàng 2013” là do khả năng quản trị vốn của một số ngân hàng còn yếu kém và đa phần tài sản của ngân hàng là khoản cho vay, mức tăng VCSH vẫn chưa bắt kịp mức tăng trưởng của tổng tài sản, dẫn tới khả năng xuất hiện nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Theo số liệu tổng hợp từ BCTC thì năng lực quản trị chi phí của một số NHTM giảm trong những năm gần đây. Với biến EM tăng trong khoảng từ năm 2007-2014 cho thấy NHTM đang đối mặt với khoản lớn chi phí trong hoạt động kinh doanh, nguyên nhân của sự tồn tại này một phần là khả năng quản lý chưa tương xứng với quy mơ, có sự khác biệt lớn trong năng lực quản trị chi phí giữa các NHTM.

Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của NHTM theo yếu tố LDR và CR biến đổi trong khoảng thời gian trước năm 2012. Từ năm 2012 đến nay LDR giảm từ 90% xuống 79% cho thấy các NHTM đang có mức cho vay trên tiền gửi an toàn. Tuy nhiên hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho NH là tín dụng do đó LDR có thể tăng lên và duy trì trong khoảng hợp lý của Thơng tư 36 để giúp cải thiện tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp hiện nay. Về yếu tố CR tăng từ 2007 – 2012 nguyên nhân theo nhận định của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là do khủng hoảng tài chính làm nợ xấu tăng nhanh hơn tăng trưởng tín dụng, cơng tác quản trị và điều hành tín dụng của NH cịn nhiều bất cập, hàng tồn kho nhiều, thị trường BĐS đóng băng và một phần từ trách nhiệm thanh tra và giám sát còn hạn chế của NHNN.

Các chỉ số của yếu tố FC, GDP, GFD, INF, LA, NII, NIM, RLR, TAX tác động khả năng sinh lời biến đổi tăng, giảm khác nhau qua từng năm, nguyên nhân là do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế và những tồn tại bên trong ngân hàng tạo ra khó khăn trong việc huy động vốn và cho vay, đa dạng loại hình kinh doanh. Để minh chứng cho tác động của các yếu tố trên đến khả năng sinh lời, tác giả sẽ phân tích định lượng trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4. MƠ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH LỜI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.1 Giới thiệu chương.

Chương này trình bày mơ hình nghiên cứu thơng qua hiệu chỉnh các mơ hình nghiên cứu tham khảo của các tác giả trên thế giới với việc chọn lọc các biến mà tác giả nghi ngờ có tác động đến khả năng sinh lời từ phân tích sơ bộ tại chương 3. Từ đó ứng dụng mơ hình và phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong bài thông qua các số liệu đã thu thập và xử lý để có kết quả hồi quy. Cuối cùng từ kết quả nghiên cứu đề ra một phương trình phù hợp ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc ở đây là khả năng sinh lời trên cơ sở các giả trị của các biến giải thích trong bài là các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời.

4.2 Mơ hình nghiên cứu. 4.2.1 Mơ hình tham khảo. 4.2.1 Mơ hình tham khảo.

Luận văn dựa trên mơ hình của các tác giả: Halil Emre (2012) về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM tại Thổ Nhĩ Kỳ 2005-2010, Angela Roman (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM tại Romania từ 2003-2011 và Tomola (2013) điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 20 NHTM tại Nigeria từ 2006-2012.

Từ những nghiên cứu đó, tác giả ứng dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đa bội để xác định sự liên hệ và độ nhạy của các yếu tố (biến độc lập) tác động lên khả năng sinh lời của ngân hàng (biến phụ thuộc).

𝑌𝑖𝑡 =𝛼 + ∑ 𝛽𝑘

𝑘

𝑘=1

𝑋𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡

Trong đó: 𝒀𝒊𝒕 là biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng thứ i với i = 1,2, 3,…, 25 tại thời điểm t với t=2007,2008,…,2014.

Với 𝑿𝒊𝒕 là biến độc lập đại diện cho các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời . 𝜶 là hằng số hay hệ số tự do cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X bằng 0.

𝜷𝒌 là hệ số tương quan hay hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng của từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến cịn lại giữ khơng đổi với k là số biến độc lập trong mơ hình. 𝜺𝒊𝒕 là sai số hồi quy.

4.2.2 Giới thiệu biến và hiệu chỉnh mơ hình tham khảo. 4.2.2.1 Biến phụ thuộc.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA –Return On Assets) là biến phụ thuộc duy nhất tác giả chọn để đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. ROA là biến đại diện chính cho khả năng sinh lời ngân hàng thay ROE vì chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của ngân hàng trong quản lý doanh thu và chi phí, phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng và đồng thời nhược điểm của phân tích ROE là khơng quan tâm đến địn bẩy tài chính và những rủi ro đi kèm với của địn bẩy tài chính (Flamini, 2009).

4.2.2.2 Biến độc lập và kỳ vọng Tên biến Tên biến hiệu biến Cách tính Kỳ vọng tác động ROA Quy mơ vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Capital)

EA Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

+

Quy mô ngân hàng (Bank Size)

SIZE Log (Tổng tài sản) _

Chi phí quản lý (Expenses Management) EM Chi phí hoạt động Tổng tài sản _ Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk) LDR Dư nợ Tổng tiền gửi + Rủi ro tín dụng (Credit Risk) CR Dự phịng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ _

Tăng trưởng tiền gửi hàng năm (Yearly growth

GFD Tiền gửi năm nay − Tiền gửi năm trước

Tiền gửi năm trước

of deposits) Thu nhập lãi thuần (Net InterestMargin)

NIM Thu nhập lãi − Chi phí lãi

Tổng tài sản

+

Thu nhập ngồi lãi (Non-interest Income)

NII Thu nhập ngồi lãi − Chi phí ngồi lãi

Tổng tài sản

+

Dư nợ cho vay (Asset Quality)

LA Dư nợ cho vay

Tổng tài sản _ Chi phí huy động (Funding Cost) FC Chi phí lãi Tổng tiền gửi _

Thuế (Tax) TAX Tổng thuế thu nhập ngân hàng Tổng lợi nhuận trước thuế

_

Lãi suất cho vay (Interest Rate)

RLR Lãi suất cho vay thực +

Tăng trưởng GDP (GDP Growth)

GDP GDP năm nay – GDP năm trước

GDP năm trước

+

Lạm phát (Inflation)

INF Chỉ số giá năm nay − Chỉ số giá năm trước

Chỉ số giá năm trước

_

4.2.2.3 Giả thiết nghiên cứu

Với kỳ vọng tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời thì các giả thiết nghiên cứu như sau:

Ho: Có mối tương quan âm giữa RRTD và KNSL ngân hàng. H1: Có mối tương quan dương giữa VCSH và KNSL ngân hàng. H2: Có mối tương quan âm giữa chi phí quản lý và KNSL ngân hàng. H3: Có mối tương quan âm giữa chi phí huy động và KNSL ngân hàng. H4: Có mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng tiền gửi và KNSL. H5: Có mối tương quan âm giữa dư nợ cho vay và KNSL ngân hàng. H6: Có mối tương quan dương giữa RRTK và KNSL ngân hàng.

H7: Có mối tương quan dương giữa thu nhập ngồi lãi và KNSL ngân hàng. H8: Có mối tương quan dương giữa thu nhập lãi thuần và KNSL ngân hàng. H9: Có mối tương quan âm giữa quy mơ tài sản và KNSL ngân hàng.

H10: Có mối tương quan âm giữa thuế và KNSL ngân hàng.

H11: Có mối tương quan dương giữa tăng trưởng GDP và KNSL ngân hàng. H12: Có mối tương quan âm giữa tỷ lệ lạm phát và KNSL ngân hàng.

H13: Có mối tương quan dương giữa lãi suất cho vay thực và KNSL.

4.2.2.4 Mơ hình nghiên cứu

Từ mơ hình hồi quy đa bội tham khảo ban đầu của các tác giả trên thế giới và thực trạng phân tích sơ bộ các yếu tố đã tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây được coi có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Tác giả đề nghị đưa ra mơ hình nghiên cứu như sau:

𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 = 𝛼 + 𝛽1𝐸𝐴𝑖𝑡+ 𝛽2𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡+ 𝛽3𝐸𝑀𝑖𝑡+ 𝛽4𝐿𝐷𝑅𝑖𝑡+ 𝛽5𝐶𝑅𝑖𝑡 + 𝛽6𝐺𝐹𝐷𝑖𝑡

+ 𝛽7𝑁𝐼𝑀𝑖𝑡+ 𝛽8𝑁𝐼𝐼𝑖𝑡+ 𝛽9𝐿𝐴𝑖𝑡 + 𝛽10𝐹𝐶𝑖𝑡+ 𝛽11𝑇𝐴𝑋𝑖𝑡+ 𝛽12𝑅𝐿𝑅𝑖𝑡

+ 𝛽13𝐺𝐷𝑃𝑖𝑡+ 𝛽14𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡

4.3 Thu thập và xử lý số liệu.

4.3.1 Mẫu nghiên cứu và nguồn số liệu.

Mẫu nghiên cứu là 25 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2014 để thiết lập dữ liệu bảng quan sát. Theo đó sẽ có 25 đơn vị chéo và 8 thời đoạn, tổng cộng có 200 quan sát cho mẫu nghiên cứu.

Đặc điểm của dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa dữ liệu thời gian và dữ liệu chéo. Với sự kết hợp này tạo ra ưu điểm:

 Nghiên cứu sự khác biệt giữa các đơn vị chéo, trong đó mỗi đơn vị chéo là một ngân hàng.

 Nâng cao số quan sát của mẫu nghiên cứu và hạn chế được hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.

 Chứa đựng nhiều thông tin hơn dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian.  Mô tả được sự thay đổi các đơn vị chéo (các ngân hàng) theo thời gian. Trong bài viết dữ liệu bảng mà tác giả thu thập được là dữ liệu bảng cân bằng. Dữ liệu bảng cân bằng thể hiện các đơn vị chéo (các ngân hàng) có cùng số quan sát theo thời gian.

Nguồn số liệu của bài nghiên cứu, tác giả thu thập từ các BCTC của các NHTM qua các năm thông qua trang chủ của các NHTM và website vietstock.vn. Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát được tổng hợp từ báo cáo của Tổng cục thống kê. Lãi suất thực được lấy từ dữ liệu chỉ số tài chính theo quốc gia tại trang chủ của WB.

4.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Thông qua các BCTC của các ngân hàng sau khi được kiểm toán, tác giả đã thu thập các số liệu thuộc các khoản mục cần thiết cho việc tính tốn các chỉ số đại diện cho các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM.

Sau khi thu thập đủ các số liệu, tác giả dựa vào các cơng thức tính các chỉ số đó thơng qua các nghiên cứu trước với cách tính phù hợp cho Việt Nam đã đề cập trong bảng các biến để có kết quả cuối cùng cho bảng dữ liệu cho mẫu nghiên cứu.

4.4 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu dựa vào phần mềm Excel để tính tốn các chỉ số và thống kê theo thứ tự các NH hỗ trợ cho phân tích sơ bộ các biến trong mơ hình. Ngồi ra cịn ứng dụng phần mềm Stata 12 và Eviews 8 trong thống kê mô tả chung cho các biến, phân tích hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và các mơ hình bình phương bé nhất (OLS), nhân tố cố định (FEM), nhân tố biến đổi (REM) để có phương trình phù hợp thể hiện tác động của các yếu tố tác động đến KNSL.

Quy trình chạy mơ hình như sau:

1. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình.

Phân tích thống kê mơ tả trình bày tổng qt về mẫu nghiên cứu thơng qua các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập như: số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.

2. Phân tích tương quan và đa cộng tuyến trong mơ hình * Phân tích tương quan

Phân tích tương quan thể hiện mối quan hệ hay mức độ liên kết giữa các biến trong mơ hình. Phân tích tương quan có thể là bước giúp cho việc dự đoán sơ bộ chiều ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Cộng tuyến là hiện tượng một biến giải thích này tương quan với một biến giải thích khác. Đa cộng tuyến xuất hiện khi hai hay nhiều biến giải thích tương quan cao và chúng tạo thành các đẳng thức gần như là tuyến tính.

Cách phát hiện đa cộng tuyến: dựa vào phân tích tương quan giữa các biến giải thích. Nếu hệ số tương quan trên 0.8 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến theo (Gurajati,2007). Tuy nhiên cũng có những trường hợp tương quan cặp khơng cao nhưng vẫn xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy để tăng thêm độ chính xác, tác giả cịn sử dụng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor _VIF), do phương pháp này cho thấy phương sai của hàm ước lượng tăng nhanh như thế nào khi có đa cộng tuyến. Theo quy tắc kinh nghiệm, nếu VIF vượt quá 10 thì được coi là hiện tượng cộng tuyến cao.

Phân tích đa cộng tuyến nhằm mục đích loại bớt những biến giải thích có tương quan với nhau cao trong mơ hình để có một kết quả ước lượng chính xác các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)