Khuyến nghị các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 90)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC

5.2 Khuyến nghị NHTM và NHNN nhằm nâng cao khả năng sinh lời NHTM

5.2.1 Khuyến nghị các NHTM

5.2.1.1 Tăng cường quản trị chi phí.

Để tăng lợi nhuận ngoài việc tăng doanh thu qua tăng quy mơ tài sản thì cần có kế hoạch cắt giảm chi phí phù hợp. Tác giả khuyến nghị một số giải pháp sau: Cần phân tích, đánh giá và cân nhắc trong việc xác định vị trí tọa lạc cho các phịng giao dịch, chi nhánh thành lập mới và các sản phầm của ngân hàng đáp ứng nhu cầu, bảo đảm tiện ích cho đối tượng khách hàng địa phương, tránh lãng phí chi phí thành lập, chi phí quản lý hoạt động.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo hướng tận dụng thế mạnh của internet, điện thoại như internet banking, sms banking…như vậy khách hàng có thể thực hiện giao dịch mà không cần trực tiếp tới ngân hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí của cả khách hàng và ngân hàng.

Giảm chi phí quản lý bằng cách tinh gọn bộ máy hoạt động. Bên cạnh đó cần có chính sách giữ chân nhân viên giỏi, quan tâm nguyện vọng của nhân viên, nếu nhân viên muốn thuyên chuyển cơng việc, tìm cách thuyết phục hay tạo hứng thú cho nhân viên trong công việc, hạn chế việc cho nghỉ và tuyển dụng nhân viên mới vì NH sẽ mất chi phí tuyển dụng, đào tạo cho cả nhân viên cũ và nhân viên mới. Tuyên truyền cho nhân viên ý thức tiết kiệm để giảm chi phí và góp phần bảo vệ mơi trường. Sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm, in ấn tiết kiệm. Nên đưa ra định mức chi phí cụ thể hàng tháng nhưng linh động nới rộng khi có trình bày lý do hợp lý. Để khuyến khích, các ngân hàng nên khen thưởng cá nhân, phịng ban có tinh thần tiết kiệm trước tập thể nhằm tạo động lực thực hiện.

NH cần đánh giá để đưa ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu cho việc đầu tư mua sắm hay thuê tài sản nhằm giảm chi phí khấu hao, bảo dưỡng. Đồng thời cần kiểm tra việc bảo quản tài sản để tối đa hóa cơng suất và thời gian sử dụng.

Bên cạnh chi phí hoạt động thì thuế cũng tác động tiêu cực đến KNSL. Tuy nhiên trong mơ hình tác động này khơng cao bằng tác động của chi phí hoạt động. Các NH cũng nên quan tâm giảm chi phí thuế thơng qua một số giải pháp sau:

Các ngân hàng nên quan tâm đến danh mục đầu tư sao cho có mức sinh lời cao nhưng giảm được chi phí thuế thu nhập như đầu tư vào trái phiếu chính phủ hay tín phiếu kho bạc trong những khoảng thời gian lãi suất cao thay vì đầu tư vào các loại chứng khốn có lãi suất cao đi kèm rủi ro cao và phần thu nhập phải chịu thuế.

Các ngân hàng cần tạo ra sản phẩm có đặc thù riêng, nổi bật nắm bắt xu hướng khách hàng để chủ động tạo giá sản phẩm, dịch vụ mà không làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

5.2.1.2 Tăng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi của ngân hàng.

Trong mơ hình REM robust, hai hệ số hồi quy của thu nhập lãi và thu nhập ngồi lãi có tác động dương và lớn. Các ngân hàng nên tận dụng những điểm mạnh và cơ hội hiện có để khắc phục những điểm yếu và khó khăn tồn tại và đang tiềm ẩn, kết hợp cân đối rủi ro và lợi nhuận để đạt kết quả tốt nhất. Tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

1. Gia tăng nguồn vốn huy động bằng cách nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên năng động, kỹ năng giao tiếp tốt, phong cách phục vụ thân thiện, nắm bắt nhanh chóng và kịp thời mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng từ đó tạo cho khách hàng sự thỏa mãn, tăng niềm tin và duy trì mối quan hệ lâu dài của khách hàng đối với ngân hàng.

2. Đẩy mạnh chiến lược marketing mix, bao gồm:

Đa dạng và hoàn thiện sản phẩm (Product): Mức sống và đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt do đó đa dạng hóa sản phẩm khơng đơn thuần là tạo ra nhiều loại sản phẩm mà sản phẩm cịn phải có đặc tính riêng tạo ấn tượng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ví dụ: tăng cường nghiên cứu thị trường, thăm dò, khảo sát ý kiến của khách hàng, liên kết với các hãng xe, siêu thị, cửa hàng,…. mà khách hàng quan tâm nhiều nhất để phát triển

thêm những sản phẩm phù hợp bắt kịp nhu cầu của khách hàng. Thực tế từ thống kê của Cơng ty cổ phần tập đồn IDC Việt Nam đến thời quý II năm 2015, Samsung vẫn vị trí dẫn đầu (36%) trong nhãn hàng tiêu thụ điện thoại di động, tiếp đến là Apple (24%) và Asus (11%) và từ các hãng xe hơi thì Toyota vẫn là hãng có nhiều xe con bán chạy nhất, người tiêu dùng Việt Nam như: các cá nhân, gia đình thường ưu tiên mua những phiên bản đắt tiền còn những cơ quan, tổ chức hoặc hãng cho thuê vận tải du lịch lại chọn những phiên bản rẻ tiền. Vơi thực tế này, các ngân hàng nên thường xuyên nghiên cứu thị trường để điều chỉnh liên kết và phân khúc thị trường để tạo ra sản phẩm ngân hàng phù hợp.

Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm (Promotion): tăng cường quảng cáo hình ảnh NH thơng qua phương tiện đại chúng, chương trình từ thiện, chương trình học bổng khuyến học cho học sinh, sinh viên,…Ngồi ra NH cũng nên tạo lịng tin cho khách hàng vì họ có thể giới thiệu chính NH đang sử dụng cho người thân, bạn bè. Thực tế thống kê của Cơng ty nghiên cứu thị trường tồn cầu Nielsen ngày 30/09/2015 thì quảng cáo thơng qua truyền miệng là phương pháp đáng tin cậy nhất tại Việt Nam với kết quả là 89% KH có niềm tin vào sự giới thiệu của người thân và bạn bè, 83% cho các website có thương hiệu và 75% ý kiến của khách hàng được đăng tải trực tuyến. Từ kết quả nghiên cứu trên các NH cũng nên thiết kế giao diện để khuyến khích khách hàng có thể để lại cảm nhận của mình thơng qua các sản phẩm dịch vụ NH hay liên kết với các website có thương hiệu để thu thập thơng tin về sự hài lịng của KH nhằm hoàn thiện hơn sản phẩm và tăng cường quảng bá sản phẩm NH.

Mạng lưới hoạt động (Place): Xây dựng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp thuận lợi cho khách hàng và NH: Vì mạng lưới NH ở các đơ thị lớn thường dày đặc nên tính cạnh tranh cao cịn những vùng nông thôn, trường đại học, ký túc xá, bệnh viện thì chưa nhiều nên chưa khai thác hết khách hàng tiềm năng. Phát triển các kênh phân phối nước ngồi dưới hình thức hiện diện của NHTM Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những nước và vùng lãnh thổ có tiềm năng phát triển với Việt Nam như Trung Quốc và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Giá của sản phẩm, dịch vụ (Price): Cần cân đối mức giá, phí của sản phẩm, dịch vụ hợp lý với mặt bằng chung của ngành để tránh làm mất lòng tin của khách hàng, giữ vững thị phần của ngân hàng. Thực tế một số ngân hàng từ khơng thu phí chuyển sang thu phí các dịch vụ như phát hành thẻ mới, chuyển tiền trong cùng hệ thống, rút tiền nội mạng tại máy làm giảm sút lượng khách hàng tiềm năng như sinh viên, nội trợ,…

3. Ứng dụng công nghệ thơng tin, hiện đại hóa trang thiết bị và phát triển cơng nghệ: cơng nghệ là khâu quyết định tính đột phá và khả năng cạnh tranh giúp ngân hàng xếp hạng tín nhiệm của khách hàng để xét duyệt cho vay nhanh chóng. Ngồi ra khách hàng có xu hướng sử dụng các dịch vụ tin nhắn điện thoại, internet và thẻ, cần nâng cao chất lượng, giảm thiểu các giao dịch lỗi hệ thống như kẹt mạng, kẹt thẻ dễ đánh mất lòng tin khách hàng.

5.2.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

Trong mơ hình tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và chi phí dự phịng rủi ro trên danh mục cho vay có tác động âm đến khả năng sinh lời của NHTM. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế ngân hàng tại Việt Nam vì cho vay chiếm phần lớn tài sản ngân hàng nhưng việc kiểm soát danh mục cho vay chưa tốt dẫn tới việc hình thành các khoản nợ xấu trong những năm gần đây. Theo cấu thành hệ số trong mơ hình để giảm thiểu rủi ro tín dụng NHTM cần phải quản lý danh mục cho vay, tích cực hơn cho việc trích lập dự phịng và xử lý nợ xấu. Cụ thể các giải pháp đưa ra như sau:

1.Quản lý danh mục cho vay:

Các ngân hàng cần phải ứng dụng khoa học công nghệ kèm mục tiêu và chiến lược hành động để đánh giá tình hình kinh tế vĩ mơ giúp phân bổ tỷ trọng danh mục cho vay phù hợp với từng nhóm khách hàng và khu vực địa lý. Ngân hàng cần khai thác thơng tin tín dụng một cách đầy đủ, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ từ hội sở để dự báo và kịp thời phòng ngừa rủi ro.

NH cần hoàn thiện xếp hạng tín nhiệm bằng cách nâng cao kỹ thuật và công nghệ, hoạt động độc lập giữa bộ phận tín dụng và bộ phận xếp hạng tín nhiệm. Bên cạnh đó, NH cần phải xem xét kỹ phương án kinh doanh trước khi cho vay và theo

dõi, đánh giá tình hình sử dụng các danh mục cho vay có đúng với cam kết ban đầu và để linh động điều chỉnh mức trích lập dự phịng theo quy định của pháp luật.

Nâng cao năng lực thẩm định của nhân viên bằng việc mở các lớp tập huấn. Đồng thời, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng nhân viên, cần đào tạo cho nhân viên có phẩm chất và đạo đức tốt để hạn chế rủi ro trong quá trình xét duyệt cho vay.

Về phần tài sản đảm bảo các ngân hàng cần làm rõ về tình hình sở hữu để tránh những tranh chấp trong quá trình thanh lý tài sản đảm bảo.

Ngân hàng nên chủ động chuyển giao rủi ro của các khoản vay với số tiền lớn bằng cách mua bảo hiểm khoản vay.

2. Xử lý và thu hồi nợ xấu ngân hàng

Nếu khoản vay của khách hàng có dấu hiệu chuyển sang nợ xấu nhưng xét về thiện chí thì khách hàng vẫn muốn trả nợ. Lúc đó các ngân hàng nên có biện pháp hợp tác với khách hàng để giải quyết tình hình như gia hạn nợ, điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, giảm mức lãi suất để khách hàng có thể khơi phục và trả nợ. Nếu khơng hiệu quả thì ngân hàng cần xử lý ngay thông qua việc yêu cầu khách hàng cung cấp thêm tài sản đảm bảo khi tài sản đảm bảo bị giảm giá trị để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Hơn thế nữa khi khách hàng khơng có thiện chí trả thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đảm bảo.

Trong quá trình thanh lý, ngân hàng cần hạn chế việc kiện tụng nhằm hạn chế chi phí đồng thời bảo vệ danh tiếng của ngân hàng. Quá trình thanh lý cần phải xử lý nhanh chóng đúng theo quy trình để tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả hai bên.

Thơng tư số 14/2015/ TT-NHNN có hiệu lực từ 15/10/2015 bổ sung cho thông tư 19/2013/TT-NHNN của thống đốc NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản. Thông tư này cho phép các cơng ty mua bán nợ có thể ủy quyền cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước phát hành trái phiếu đặc biệt để thanh tốn cho các tổ chức tín dụng bán nợ khi mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Với thơng tư này thì cơng ty mua bán nợ sẽ trở nên chủ động trong kinh doanh các

khoản nợ giúp các ngân hàng có khả năng giảm thời gian, chi phí cho việc giải quyết các khoản nợ. Vì vậy nếu khơng thể tự xử lý nợ xấu các ngân hàng nên nhờ công ty này để hạn chế rủi ro nâng cao khả năng sinh lời ngân hàng.

5.2.1.4 Theo dõi và dự đoán lạm phát.

Biến lạm phát trong mơ hình tác động dương đến khả năng sinh lời của NHTM. Nhưng điều này chỉ có ý nghĩa khi ngân hàng có khả năng dự đốn tỷ lệ lạm phát tương lai của nền kinh tế để điều chỉnh mức lãi suất cho vay phù hợp. Nếu khơng ngân hàng có khả năng bị lỗ do không thể bù đắp được lãi suất nguồn vốn huy động. Khuyến nghị cụ thể như sau:

Các NHTM theo dõi, nắm bắt chính xác và thực thi đúng các quy định của NHNN trong từng thời kỳ như: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành CSTT hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2015 để điều chỉnh lãi suất phù hợp với tình hình thực tế ngân hàng.

Tiếp tục cải thiện và nâng cao năng lực quản trị. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khả năng phán đoán rủi ro thị trường, quản trị rủi ro lãi suất trước ảnh hưởng của lạm phát, giúp ngân hàng dự đốn những khó khăn sẽ xảy ra để kịp thời điều chỉnh và cải thiện khả năng sinh lời ngân hàng.

5.2.1.5 Nâng cao khả năng quản trị thanh khoản.

Theo kết quả hồi quy, tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi của khách hàng có tác động dương đến KNSL nhưng khơng cao nên các ngân hàng cần cẩn trọng trong kế hoạch và chiến lược gia tăng các khoản cho vay. Tác giả khuyến nghị một số giải pháp sau:

Các ngân hàng cần cải hệ thống thơng tin đầy đủ để nắm bắt chính xác và kịp thời tình hình thanh khoản nhằm hỗ trợ cho việc xác định mức dự trữ thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng chi nhánh trong từng thời kỳ.

Ngân hàng nên đa dạng các loại dịch vụ kinh doanh để hạn chế rủi ro thay vì chỉ tập trung vào hoạt động cho vay và cho vay tập trung vào một ngành nghề nhất định. Thực tế trong những năm từ 2007 – 2012, các NHTM chạy đua cho vay trong lĩnh vực BĐS dẫn tới khi thị trường BĐS bắt đầu có dấu hiệu đóng băng vào cuối

năm 2011 nguyên nhân do quy họach đô thị tràn lan, đầu tư quá sức, dàn trải, sản phẩm không phù hợp với thu nhập của người dân, việc đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của thi trường BĐS đối với tồn bộ nền kinh tế thơng qua việc tách lĩnh vực BĐS ra khỏi nhóm phi sản xuất làm cho lãi suất cho vay mua nhà tăng cao. Tình trạng này dẫn tới các ngân hàng phải gánh chịu khoản nợ xấu từ cho vay đầu tư BĐS ảnh hưởng tình trạng thanh khoản. Trong năm 2015, Thông tư 36 của NHNN có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% cho khoản cấp tín dụng để kinh doanh BĐS làm cho mức tín dụng cho BĐS vào tháng 3/2015 tăng khoảng 70% so với mức đáy năm 2012 và tính đến giữa tháng 6 – 2015 tín dụng BĐS tăng 10% theo thống kê NHNN, tuy nhiên mức tăng chưa quá cao. Các ngân hàng vẫn nên cẩn trọng trong việc rà soát các khoản vay BĐS để tránh tình trạng tăng nợ xấu nếu tình trạng BĐS đóng băng tái lập.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất hạn chế tình trạng rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao:

 Từ yêu cầu đặt ra cho cán bộ quản trị rủi ro lãi suất, một số giải pháp về nguồn nhân lực là: công tác tuyển dụng cán bộ cần đặt ra điều kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ, lựa chọn những ứng viên thực sự có năng lực, đào tạo nhân viên chun mơn hóa trong quản lý rủi ro về cơng tác nhận diện và phịng ngừa rủi ro.

 Sử dụng hợp lý các công cụ phái sinh để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro lãi suất biến động, mua bảo hiểm rủi ro lãi suất để chuyển giao rủi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)