.5 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi và ROA-ROE của một số NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 47 - 49)

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM)

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi (GFD) trung bình phản ánh khả năng sinh lời theo 2 chiều hướng khác nhau. Cụ thể là năm 2008 khi tốc độ tăng trưởng giảm từ 2.46 năm 2007 xuống 0.179 năm 2008 thì ROA-ROE giảm xuống, đồng thời năm 2009 khi GFD tăng lên, ROA-ROE lại tăng lên như kết luận của Andreas Dietrich (2011). Ngược lại, năm 2010 và năm 2013 khi tốc độ tăng trưởng tiền gửi tăng lên thì ROA-ROE khơng tăng mà lại giảm như kết quả của Halil Emre (2012). Để đảm bảo nhân tố này có ảnh hưởng đến KNSL như kỳ vọng âm của tác giả hay khơng? Mơ hình hồi quy chương 4 sẽ minh chứng cho mối quan hệ này.

3.4.4 Dư nợ cho vay khách hàng (Loans)

Với tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản trung bình của NHTM là 55.25% trong giai đoạn 2007-2014 thì cho vay là một trong những hoạt động chiếm phần lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Giai đoạn 2007-2014, hoạt động tín dụng của NHTM có nhiều biến động. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTM là 18% giảm mạnh sau năm 2007- một năm có tăng trưởng tín dụng vượt bậc của hệ thống ngân hàng, theo BCTN của NHNN thì trước khi điều chỉnh lãi suất theo Quyết định số 16/2008/QĐ –NHNN thì tại thời điểm tháng 3/2008 mức lãi suất cho vay của NHTM cho các khách hàng (KH) ở mức khá cao 18.5%-19% là một phần dẫn tới khó khăn trong tiếp vận vốn của KH làm giảm tăng trưởng tín dụng NH.

2.4658 0.1798 0.5270 1.0783 0.1644 0.0727 0.2549 0.1833 0.0000 0.5000 1.0000 1.5000 2.0000 2.5000 3.0000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi và ROA-ROE

Giá trị trung bình_GFD Giá trị trung bình_ROA*10 Giá trị trung bình_ROE

Năm 2009-2010 có tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTM tốt lần lượt là 45% và 34%, giải thích về mức tăng trưởng này BCTN của NHNN cho rằng nguyên nhân chủ yếu nhờ vào chính sách kích cầu và hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đề ra nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đã tạo điều kiện cho các DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất. Năm 2011-2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng sụt giảm khá nhiều từ 34% năm 2009 xuống còn 20% và 21%. Năm 2011, Chính phủ đề ra Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, theo đó NHNN đã đề ra giải pháp cho các NHTM là xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tốc độ tăng tín dụng dứơi 20% trong đó thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với 2010 nhất là lĩnh vực BĐS và chứng khoán. Năm 2012, NHNN đã thành công trong việc đưa lạm phát ở mức cao trong năm 2011 xuống còn 6.81% trong năm 2012, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đơi với an tồn, hiệu quả tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ vay vốn khách hàng và ngân hàng thông qua cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay. Với thành quả đạt được của NHNN đã giúp cho tăng trưởng tín dụng năm 2012 của NHTM nhưng mức tăng khơng đáng kể.

Năm 2013-2014, tăng trưởng tín dụng tương đối ổn định nhờ vào tăng trưởng trở lại của GDP như nhận định của KPMG trong bài viết “Khảo sát Ngành ngân hàng Việt Nam, 2013” thì mối quan hệ đồng thuận giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là khơng thể phủ nhận. Ngoài ra mức tăng trưởng tín dụng này một phần là nhờ vào chính sách điều hành của NHNN về giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho các DN như Thơng tư 09/2014/TT- NHNN có hiệu lực 20/3/2014 bổ sung Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 cho phép NHTM cơ cấu lại thời hạn trả nợ của DN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)