Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC

3.5 Kết luận chương 3

Chương 3 đã trình bày tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua số liệu thống kê của Cục thống kê, báo cáo của NHNN, và các báo cáo ngành từ các ngân hàng và công ty kiểm tốn. Đồng thời cũng phân tích thực trạng khả năng sinh lời của NHTM và các yếu tố tác động đến KNSL để có thể thấy mối quan hệ mà tác giả kỳ vọng cho những yếu tố đó thơng qua BCTC sau kiểm toán của 25 NHTM trong khoảng thời gian từ 2007-2014. Từ phân tích sơ bộ đã thấy được vai trò quan trọng của NHTM trong nền kinh tế nước ta, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm như:

Quy mô vốn ngân hàng và tài sản ngân hàng theo số tuyệt đối thì ln tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn cịn khá khiêm tốn, có chênh lệch khá lớn giữa NH lớn và NH nhỏ, yếu tố EA giảm qua các năm trong khi đó yếu tố SIZE lại tăng dần

qua các năm. Nguyên nhân được nêu rõ trong bài viết “VCSH trong NHTM Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí ngân hàng 2013” là do khả năng quản trị vốn của một số ngân hàng còn yếu kém và đa phần tài sản của ngân hàng là khoản cho vay, mức tăng VCSH vẫn chưa bắt kịp mức tăng trưởng của tổng tài sản, dẫn tới khả năng xuất hiện nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Theo số liệu tổng hợp từ BCTC thì năng lực quản trị chi phí của một số NHTM giảm trong những năm gần đây. Với biến EM tăng trong khoảng từ năm 2007-2014 cho thấy NHTM đang đối mặt với khoản lớn chi phí trong hoạt động kinh doanh, nguyên nhân của sự tồn tại này một phần là khả năng quản lý chưa tương xứng với quy mơ, có sự khác biệt lớn trong năng lực quản trị chi phí giữa các NHTM.

Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của NHTM theo yếu tố LDR và CR biến đổi trong khoảng thời gian trước năm 2012. Từ năm 2012 đến nay LDR giảm từ 90% xuống 79% cho thấy các NHTM đang có mức cho vay trên tiền gửi an tồn. Tuy nhiên hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho NH là tín dụng do đó LDR có thể tăng lên và duy trì trong khoảng hợp lý của Thơng tư 36 để giúp cải thiện tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp hiện nay. Về yếu tố CR tăng từ 2007 – 2012 nguyên nhân theo nhận định của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là do khủng hoảng tài chính làm nợ xấu tăng nhanh hơn tăng trưởng tín dụng, cơng tác quản trị và điều hành tín dụng của NH cịn nhiều bất cập, hàng tồn kho nhiều, thị trường BĐS đóng băng và một phần từ trách nhiệm thanh tra và giám sát còn hạn chế của NHNN.

Các chỉ số của yếu tố FC, GDP, GFD, INF, LA, NII, NIM, RLR, TAX tác động khả năng sinh lời biến đổi tăng, giảm khác nhau qua từng năm, nguyên nhân là do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế và những tồn tại bên trong ngân hàng tạo ra khó khăn trong việc huy động vốn và cho vay, đa dạng loại hình kinh doanh. Để minh chứng cho tác động của các yếu tố trên đến khả năng sinh lời, tác giả sẽ phân tích định lượng trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4. MƠ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH LỜI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.1 Giới thiệu chương.

Chương này trình bày mơ hình nghiên cứu thơng qua hiệu chỉnh các mơ hình nghiên cứu tham khảo của các tác giả trên thế giới với việc chọn lọc các biến mà tác giả nghi ngờ có tác động đến khả năng sinh lời từ phân tích sơ bộ tại chương 3. Từ đó ứng dụng mơ hình và phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong bài thông qua các số liệu đã thu thập và xử lý để có kết quả hồi quy. Cuối cùng từ kết quả nghiên cứu đề ra một phương trình phù hợp ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc ở đây là khả năng sinh lời trên cơ sở các giả trị của các biến giải thích trong bài là các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)