.6 Cho vay/Tổng tài sản và ROA-ROE của một số NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 49 - 51)

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 25 NHTM)

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LA) trung bình của 25 ngân hàng tăng trong khoảng thời gian 2007-2009 tăng từ mức 5.34% lên 5.98% tương ứng 1.12 lần. Tuy nhiên lại giảm trong khoảng 2010-2011. Và đã tăng trở lại trong khoảng 2012-2014. Qua biểu đồ, mức cho vay trên tổng tài sản từ năm 2007-2011 thể hiện khi hệ số này tăng lên hay giảm xuống thì khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại có xu hướng cùng chiều điển hình là năm 2009 khi hệ số này đạt mức 59.8% thì ROA- ROE cũng đạt mức cao nhất trong 5 năm như kết quả của Sufian (2009). Tuy nhiên điều này lại ngược lại trong năm 2012-2014 khi yếu tố LA tăng lên thì KNSL của NHTM có xu hướng giảm như kết luận của Angela Roman (2013). Mối quan hệ này sẽ được xác nhận trong mơ hình hồi quy chương tiếp theo.

3.4.5 Rủi ro tín dụng (Credit Risk)

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của NHTM. Mặc dù tín dụng giúp NH tạo ra lợi nhuận nhưng nếu chất lượng các khoản tín dụng yếu kém sẽ tạo cho rủi ro cho ngân hàng. Để đo lường rủi ro này có thể dùng tổng nợ xấu /tổng dư nợ hay chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số sau vì mức nợ xấu của các NH thường không rõ ràng và sát với thực tế đồng thời dữ liệu về nợ xấu khó có thể thu thập được trong khi đó nếu nợ xấu tăng lên thì mức trích lập rủi ro cũng phản ánh đa phần mức nợ xấu ngân hàng.

14.38% 10.70% 13.69% 12.54% 13.52% 9.10% 6.04% 5.79% 11.88% 9.36% 13.02% 12.78% 12.82% 8.25% 5.86% 6.07% 5.34% 5.52% 5.98% 4.94% 4.86% 5.84% 5.96% 5.76% 0.00% 3.00% 6.00% 9.00% 12.00% 15.00% 18.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Cho vay/Tổng tài sản và ROA-ROE

Giá trị trung bình_ROA*10 Giá trị trung bình_ROE Giá trị trung bình_LA/10

Xem bảng 3.10 phụ lục 2, dự phịng rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ (CR) của NHTM tăng trong giai đoạn 2007-2012 và mức tăng cao nhất là năm 2012 tương ứng là 1.403%. Sau đó giai đoạn 2013-2014 mức trích lập dự phịng trên tổng dư nơ lại giảm xuống lần lượt mức 1.344% và 1.271%. Từ năm 2007-2014 NH có tỷ lệ dự phòng trên dư nợ cho vay thấp nhất là ngân hàng Phương Nam. Tính tới năm 2014 thì rủi ro tín dụng trung bình vẫn ở mức cao tương ứng 1.271% với đóng góp cao nhất là NHTMCP Quân Đội (MBB) với tỷ lệ 2.6%, NH Quốc tế (VIB) 2.1%, ACB và VCB 1,9%. Ngoài ra, trong 25 NHTM thì mức chênh lệch dự phịng RRTD trên tổng tài sản biến động qua mỗi năm thể hiện mức rủi ro khác nhau giữa các NH.

Theo nhận định của tác giả Lê Thị Lợi tại bài “VCSH trong NHTM Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí ngân hàng 2013” nguyên do tăng mức trích lập dự phịng trong khoảng 2007 – 2012 là do sau khi gia nhập WTO, do lường trước được các NH nước ngoài sẽ tham gia thị trường. Để đảm bảo năng lực cạnh tranh và thị phần, các NHTM đã chạy đua tăng vốn. Yêu cầu tăng vốn này chủ yếu xuất phát từ quy mô về tài sản và VCSH của NHTM là nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Thêm nữa là nghị định 141-CP/2006 quy định mới VĐL của NHTM là 3000 tỷ đồng. Mỗi ngân hàng có cách khác nhau để tăng VCSH nhưng khi VCSH tăng gây áp lực cho NH phải đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho cổ đông và con đường NHTM hướng đến là tăng trưởng cho vay bằng mọi giá vì đa phần lợi nhuận của NH là từ tín dụng. Với áp lực tăng trưởng tín dụng đã đẩy tới việc tín dụng tăng trưởng nóng trong giai đoạn này làm tăng mức nợ xấu.

Ngoài ra theo lý giải của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì nợ xấu của các NH tăng nhanh là do: năm 2008 dưới tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn dẫn tới chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Năm 2011-2012, tổng cầu nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường BĐS đóng băng, năng lực tài chính DN giảm sút, NHNN đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong đó thực hiện giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với 2010

nhất là lĩnh vực BĐS và chứng khốn. Ngồi ra cịn có ngun nhân chủ quan công tác quản trị, điều hành tín dụng của một số NH còn bất cập. Năng lực thanh tra, giám sát của NHNN trong một thời gian dài còn hạn chế.

Năm 2013-2014, mức dự phòng RRTD/ Tổng dư nợ đã giảm so với năm 2012. Tổ chức VAMC thành lập năm 2013 với mục đích mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần cải thiện chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu. Và năm 2014, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN về phân loại nợ cũng như quy định trích lập dự phịng rủi ro đối với nợ xấu, cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ.

Tỷ lệ dự phòng RRTD trên tổng dư nợ (CR) và ROA-ROE có xu hướng ngược chiều. Theo đường xu hướng của đường trung bình_ CR và ROA-ROE trung bình thì một sự tăng lên của CR sẽ làm sụt giảm ROA-ROE của NHTM, thực tế đồ thị biểu diễn khả năng sinh lời ngân hàng theo CR tác động thì ngày càng xấu đi giống như kết luận của Kosmidou (2008) và Halil Emre (2012). Để có một kết quả về kỳ vọng tác động âm của CR đến KNSL thì mơ hình định lượng chương tiếp theo sẽ là luận cứ phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)