Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC

3.2 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam

3.2.1 Số lượng ngân hàng

Sau thời gian dài đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng. Từ hệ thống một cấp sang hai cấp, số lượng ngân hàng đã tăng lên hơn 90 ngân hàng trong khoảng 24 năm từ năm 1990 đến 31/12/2014. So với các nước trong khu vực thì số lượng ngân hàng Việt Nam quá nhiều, cụ thể là Hàn Quốc là một quốc gia phát triển chỉ có khoảng 20 ngân hàng, Thái Lan dân số tương đương Việt Nam cũng có khơng q 20 ngân hàng. Theo nghiên cứu trao đổi đăng tại tạp chí tài chính “Bức tranh thị phần NH Việt Nam, 2014” cho rằng: Hệ thống NHTMNN chỉ với 5 NH, vẫn đang thống trị thị trường tín dụng lẫn huy động nhưng đang mất dần thị phần vào tay NHTMCP. Nhóm NHTMCP có 4 ngân hàng có vốn điều lệ (VĐL) từ 10 – 20 nghìn tỷ (NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Sài Gòn, Sacombank và Eximbank), 13 NHTMCP từ 5 – 10 nghìn tỷ và số cịn có VĐL dưới 5 nghìn tỷ. Do mở cửa gia nhập WTO số lượng ngân hàng nước ngoài tăng lên dẫn tới các NH trong nước cần tăng vốn và hợp tác nước ngoài để giữ thị phần. Đồng thời sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng. Số lượng ngân hàng lớn nhưng quy mô của hầu hết NHTM Việt Nam là nhỏ so với các ngân hàng có quy mơ trung bình trong khu vực và năng lực quản trị tại một số NHTM còn nhiều yếu kém. Dưới áp lực mở cửa thị trường, các NHTMNN đã tiến hành cổ phần hóa và đề án tái cấu trúc hệ thống TCTD 2011-2015 đã được thực thi, số lượng ngân hàng sẽ tiếp tục giảm

xuống trong năm 2015 qua hình thức mua bán, sáp nhập để tăng cường năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và năng lực quản trị cho các ngân hàng trong hệ thống.

Bảng 3.1 Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2007-2014

(Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN của NHNN 2007-2014)

3.2.2 Tài sản và vốn

Tài sản NH tăng gấp 2 lần từ 2007 đến năm 2010 tương đương mức 1,097 nghìn tỷ VND (52,4 tỷ USD) lên 2,690 nghìn tỷ VND (128.7 tỷ USD) theo thống kê của IMF, năm 2012 tổng tài sản tăng lên đáng kể 4,975 nghìn tỷ VND trong đó cho vay khách hàng chiếm tới 57% trong tổng tài sản theo thống kê KPMG. Con số này đạt 5,739 nghìn tỷ VND tính tới thời điểm 31/12/2013. Tới thời điểm 30/6/2014 theo báo cáo của NHNN, quy mơ ngân hàng đã đạt mức 5,960 nghìn tỷ VND tăng tương đương 3.8% so với 2013 trong đó tổng tài sản NHTMCP và NHTMNN chiếm hơn 5,160 nghìn đồng.

Vốn của ngành ngân hàng tăng trưởng chủ yếu dựa vào quy định liên quan điều chỉnh vốn điều lệ, là nguồn hỗ trợ cho ngân hàng khi gặp khó khăn trong hoạt động. Do đó sau một quá trình dài hình thành và phát triển thì các chính sách chuyển đổi mức vốn phù hợp đã được áp dụng. Tính tới thời điểm hiện tại thì tất cả ngân hàng đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng.

3.2.3 Huy động vốn và cho vay

Theo thống kê của NHNN và Công ty chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) thì ngân hàng Việt Nam có mức phát triển ấn tượng về cả huy động lẫn cho vay trong giai đoạn 10 năm từ năm 2001-2010, trong đó năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng cao nhất trong hệ thống ngân hàng lần lượt là 47.64% và 53.89% cao hơn nhiều so với mức tăng 25.44%

năm 2006 điều này nguyên nhân một phần là do sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức cao 8.48% dẫn tới nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh tăng lên. Năm 2008 tăng trưởng huy động vốn đạt 22.87% thấp hơn nhiều so với 47.64% năm 2007, dư nợ cho vay tăng 25.43% trong đó tín dụng nơng thơn chiếm cao nhất. Sang năm 2009, huy động ngân hàng tăng 29.88% và nhờ chính sách kích thích nền kinh tế (kích cầu và hỗ trợ lãi suất của chính phủ) mà dư nợ tín dụng tăng 37.53%. Năm 2010 là năm nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6.78% thì tốc độ huy động tăng 36.24% trong đó chiếm tỷ trọng cao là nhóm NHTMCP và tốc độ tín dụng tăng 31.19% so với năm 2009 nhờ nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất của NHNN. Tuy nhiên từ năm 2011 mức tăng trưởng giảm rõ rệt do thị trường tài chính tồn cầu bất ổn và nguy cơ tiềm ẩn tái khủng khoảng tài chính tồn cầu do tác động khủng hoảng nợ công Châu Âu cụ thể là cuối năm 2011 tăng trưởng tín dụng giảm mạnh từ 31.19% năm 2010 xuống cịn 14.4% năm 2011 theo đó mức tăng huy động vốn năm 2011 là 12.4% thấp hơn hẳn năm 2010, tiếp sang 2012 tăng trưởng tín dụng giảm cịn 9.14% do sức cầu nền kinh tế chậm lại và tình trạng tồn kho tăng mạnh trong khi đó huy động vốn tăng 25.1%. Huy động vốn tăng 19.9% năm 2013 cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng vẫn cịn hấp dẫn và mức tăng tín dụng là 12.7% phản ánh sự nỗ lực trong hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng và huy động có chênh lệch rõ rệt vào năm 2014, theo số liệu của tổng cục thống kê ngày 27/12/2014 huy động vốn tăng 15.76% dù lãi suất huy động giảm dần từ mức 6.5%-7% về mức 4.5%-5.5% ở thời điểm cuối năm và tín dụng tăng 12.62% so với cuối năm 2013. NHTM trong nước hiện nay nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay, trong đó riêng NHTM NN chiếm 70% và phần còn lại là NHTMCP (HIDS_Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM, 2015). Theo vụ dự báo thống kê – NHNN hoạt động cho vay và huy động trong năm 2015 được kỳ vọng tăng trưởng cao, thống kê sơ bộ cuối tháng 6/2015 tăng trưởng tín dụng đạt 6.09% cao hơn mức tăng huy động vốn là 4.37%.

Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Chỉ tiêu

Năm Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng huy động

2007 53.89% 47.64% 2008 25.43% 22.87% 2009 37.53% 29.88% 2010 31.19% 36.24% 2011 14.40% 12.40% 2012 9.14% 25.10% 2013 12.70% 19.90% 2014 12.62% 15.76%

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên NHNN)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)