(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM)
Quy mơ ngân hàng theo giá trị trung bình_SIZE, có mức tăng ấn tượng qua các năm từ mức 16.73 năm 2007 lên 18.26 năm 2014. Tuy nhiên, theo số liệu phụ lục 1 thì từ 2007-2014, ba ngân hàng có quy mơ tài sản lớn là BIDV, CTG và VCB thì mức ROE và ROA lớn lại không chiếm đa số trong những ngân hàng có quy mơ tài sản lớn nhất này, chiều tác động này giống như Halil Emre (2012). Một kỳ vọng âm cho yếu tố quy mô tài sản ngân hàng tác động đến KNSL của NHTM.
3.4.3 Tăng trưởng tiền gửi hàng năm (Yearly Growth of Deposits)
Mức huy động vốn qua kênh tiền gửi của các ngân hàng tăng trưởng trung bình 22% trên năm từ 2007-2014, và mức tăng tuyệt đối của vốn huy động năm 2014 gấp 3,79 năm 2007 trong đó có đóng góp phần lớn của tiền gửi khách hàng với trung bình tỷ trọng trên tổng nguồn huy động từ 2007-2014 là 86%.
Năm 2007 có tốc độ tăng trưởng tiền gửi của NHTM cao nhất trong các năm, theo nguồn BCTN của NHNN thì nguyên nhân tăng huy động năm 2007 là do trước áp lực cạnh tranh như kênh huy động vốn khác như chứng khốn, BĐS, trái phiếu chính phủ các ngân hàng đã có nhiều giải pháp tăng huy động như đa dạng hóa các hình thức huy động thơng qua việc tăng lãi suất, mở tài khoản thanh toán, khuyến mãi hấp dẫn... Ngoài ra, việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh và phòng giao dịch
11.88 9.36 13.02 12.78 12.82 8.25 5.87 6.07 14.37 10.70 13.70 12.55 13.53 9.11 6.05 5.79 16.73 16.89 17.31 17.82 17.97 18.01 18.13 18.26 15.50 16.00 16.50 17.00 17.50 18.00 18.50 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Quy mô ngân hàng và ROA-ROE
Giá trị trung bình_ROA*1000
Giá trị trung bình_ROE*100
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng tiền gửi giảm xuống mạnh so với 2007 nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao ở mức 19,89%, tình hình thất nghiệp diễn ra khá phổ biến vào cuối năm dẫn tới tăng trưởng tiền gửi khách hàng giảm ở mức 17.98% và thấp hơn năm 2009 và 2010. Năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tốt hơn nhiều, với mức vượt bậc của tốc độ tăng trưởng năm 2010 là do NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Mức lãi suất cao nhất cuối năm 2010 là 18%/ năm. Để kiềm hãm chạy đua huy động trong thời gian trước đó, năm 2011 NHNN ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ấn định mức trần lãi suất huy động 14%/năm đối với các kỳ hạn 1 tháng trở lên và 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới một tháng. Với mức trần lãi suất này đã làm cho tốc độ tăng trưởng năm 2011 giảm xuống 16.44%.
Năm 2012, mặc dù lãi suất danh nghĩa đồng nội tệ bị điều chỉnh giảm nhưng do lạm phát giảm vẫn đảm bảo lãi suất thực dương dẫn tới tiền gửi vẫn tăng trưởng nhưng không nhiều với tốc độ 7% năm 2012.
Năm 2013 – 2014, mức tăng trưởng tiền gửi vẫn giữ mức ổn định trong khi lãi suất huy động giảm, theo nhận định của Phó thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến đăng tại bài viết “NHNN: Hạ lãi suất, tiền gửi vào ngân hàng vẫn hấp dẫn, 2014” với các điều kiện của thị trường hiện nay, việc kiểm soát lạm phát được thực hiện tốt và kinh tế vĩ mơ ổn định, có dấu hiệu từng bước vượt qua khủng hoảng thì các mức lãi suất huy động mới này vẫn khuyến khích được người dân gửi tiền vào ngân hàng, do đó việc huy động vốn của các ngân hàng sẽ không bị tác động lớn. Đối với các nhà đầu tư có tiền gửi, việc gửi tiền vào NH vẫn là an toàn và hiệu quả.
Tiền gửi là hình thức huy động vốn chủ yếu của các ngân hàng tại Viêt Nam. Tuy nhiên nếu nhìn vào số thực tế của tổng tiền gửi thì khơng thể nào thấy được ảnh hưởng đến KNSL. Vì vậy tác giả phân tích xu hướng tác động của tốc độ tăng trưởng tiền gửi đến hệ số ROA- ROE của các ngân hàng thông qua đường biểu diễn.