.1 Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2007-2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 37 - 74)

(Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN của NHNN 2007-2014)

3.2.2 Tài sản và vốn

Tài sản NH tăng gấp 2 lần từ 2007 đến năm 2010 tương đương mức 1,097 nghìn tỷ VND (52,4 tỷ USD) lên 2,690 nghìn tỷ VND (128.7 tỷ USD) theo thống kê của IMF, năm 2012 tổng tài sản tăng lên đáng kể 4,975 nghìn tỷ VND trong đó cho vay khách hàng chiếm tới 57% trong tổng tài sản theo thống kê KPMG. Con số này đạt 5,739 nghìn tỷ VND tính tới thời điểm 31/12/2013. Tới thời điểm 30/6/2014 theo báo cáo của NHNN, quy mô ngân hàng đã đạt mức 5,960 nghìn tỷ VND tăng tương đương 3.8% so với 2013 trong đó tổng tài sản NHTMCP và NHTMNN chiếm hơn 5,160 nghìn đồng.

Vốn của ngành ngân hàng tăng trưởng chủ yếu dựa vào quy định liên quan điều chỉnh vốn điều lệ, là nguồn hỗ trợ cho ngân hàng khi gặp khó khăn trong hoạt động. Do đó sau một quá trình dài hình thành và phát triển thì các chính sách chuyển đổi mức vốn phù hợp đã được áp dụng. Tính tới thời điểm hiện tại thì tất cả ngân hàng đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng.

3.2.3 Huy động vốn và cho vay

Theo thống kê của NHNN và Công ty chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) thì ngân hàng Việt Nam có mức phát triển ấn tượng về cả huy động lẫn cho vay trong giai đoạn 10 năm từ năm 2001-2010, trong đó năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng cao nhất trong hệ thống ngân hàng lần lượt là 47.64% và 53.89% cao hơn nhiều so với mức tăng 25.44%

năm 2006 điều này nguyên nhân một phần là do sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức cao 8.48% dẫn tới nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh tăng lên. Năm 2008 tăng trưởng huy động vốn đạt 22.87% thấp hơn nhiều so với 47.64% năm 2007, dư nợ cho vay tăng 25.43% trong đó tín dụng nơng thơn chiếm cao nhất. Sang năm 2009, huy động ngân hàng tăng 29.88% và nhờ chính sách kích thích nền kinh tế (kích cầu và hỗ trợ lãi suất của chính phủ) mà dư nợ tín dụng tăng 37.53%. Năm 2010 là năm nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6.78% thì tốc độ huy động tăng 36.24% trong đó chiếm tỷ trọng cao là nhóm NHTMCP và tốc độ tín dụng tăng 31.19% so với năm 2009 nhờ nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất của NHNN. Tuy nhiên từ năm 2011 mức tăng trưởng giảm rõ rệt do thị trường tài chính tồn cầu bất ổn và nguy cơ tiềm ẩn tái khủng khoảng tài chính tồn cầu do tác động khủng hoảng nợ công Châu Âu cụ thể là cuối năm 2011 tăng trưởng tín dụng giảm mạnh từ 31.19% năm 2010 xuống cịn 14.4% năm 2011 theo đó mức tăng huy động vốn năm 2011 là 12.4% thấp hơn hẳn năm 2010, tiếp sang 2012 tăng trưởng tín dụng giảm cịn 9.14% do sức cầu nền kinh tế chậm lại và tình trạng tồn kho tăng mạnh trong khi đó huy động vốn tăng 25.1%. Huy động vốn tăng 19.9% năm 2013 cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng vẫn cịn hấp dẫn và mức tăng tín dụng là 12.7% phản ánh sự nỗ lực trong hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng và huy động có chênh lệch rõ rệt vào năm 2014, theo số liệu của tổng cục thống kê ngày 27/12/2014 huy động vốn tăng 15.76% dù lãi suất huy động giảm dần từ mức 6.5%-7% về mức 4.5%-5.5% ở thời điểm cuối năm và tín dụng tăng 12.62% so với cuối năm 2013. NHTM trong nước hiện nay nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay, trong đó riêng NHTM NN chiếm 70% và phần còn lại là NHTMCP (HIDS_Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM, 2015). Theo vụ dự báo thống kê – NHNN hoạt động cho vay và huy động trong năm 2015 được kỳ vọng tăng trưởng cao, thống kê sơ bộ cuối tháng 6/2015 tăng trưởng tín dụng đạt 6.09% cao hơn mức tăng huy động vốn là 4.37%.

Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Chỉ tiêu

Năm Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng huy động

2007 53.89% 47.64% 2008 25.43% 22.87% 2009 37.53% 29.88% 2010 31.19% 36.24% 2011 14.40% 12.40% 2012 9.14% 25.10% 2013 12.70% 19.90% 2014 12.62% 15.76%

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên NHNN)

3.3 Thực trạng khả năng sinh lời tại một số NHTM Việt Nam

Trong phần này, KNSL của NHTM Việt Nam được phân tích dựa trên mẫu là 25 NHTM. Vì số liệu của các NH này thể hiện rõ ràng và đáng tin cậy trên BCTC sau kiểm tốn và hơn nữa tính tới thời điểm cuối năm 2014, trọng số của 25 NHTM trên tổng số NHTM Việt Nam là 71.4%, tỷ lệ này đảm bảo mẫu 25 NHTM có thể đại diện được cho tổng thể các NHTM Việt Nam hiện nay.

Trong phân tích khả năng sinh lời NHTM, tác giả thơng qua biểu đồ 3.1 và 3.2 về chỉ số ROA và ROE qua mỗi năm và tốc độ tăng trưởng của ROA và ROE để phân tích thực trạng khả năng sinh lời của ngân hàng.

3.3.1Thực trạng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của NHTM khá cao trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011. Dẫn đầu là năm 2007 (1.44%) trong đó có đóng góp của NHTM có ROA cao nhất là ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB) 3.22% ứng với quy mô tài sản nhỏ và ROA thấp nhất 0.69% là NHTMCP Công Thương Việt Nam (CTG) với quy mô tài sản lớn. Sang năm 2008 ngành ngân hàng Việt Nam vừa đối mặt với khủng hoảng tài chính tồn cầu vừa chịu sức ép từ chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ, ROA vẫn ở mức cao 1.07% nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm 26%.

Biểu đồ 3.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của một số NHTM

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM)

Tiếp đến giai đoạn 2009-2011 ROA của các NH giữ mức cao lần lượt là 1.37%, 1.25%, 1.35% nhờ vào chính sách hạ lãi suất kích cầu của NHNN, hỗ trợ tín dụng đối với khu vực nơng nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2009. Năm 2010 với CSTT thận trọng, linh hoạt, điều hành lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận giảm dần của NHNN đã giúp ROA NHTM giữ mức 1.25%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ROA năm 2010 lại giảm 8% so với năm 2009 nguyên nhân một phần do áp lực tăng VĐL theo nghị định 141 của Chính phủ dẫn tới NHTM tăng vốn nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Năm 2011 lạm phát đã làm cho NHNN phải thắt chặt lãi suất tín dụng nhưng nhờ vào việc giảm dư nợ trên thị trường liên ngân hàng do tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng đã tạo ra nguồn vốn rẻ giúp ROA vẫn cao từ chênh lệch lãi suất cho vay và huy động.

Năm 2012 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công Châu Âu, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu gia tăng mạnh, hàng tồn kho và bất động sản đóng băng thêm vào đó khả năng quản trị kinh doanh NH đều không theo kịp và lớn mạnh cùng với quy mô vốn tăng nhanh theo nhận định của bài viết: “VCSH trong NHTM Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí ngân hàng 2013” khiến cho ROA giảm còn 0.91% giảm 33% so với năm 2011.

1.4368% 1.0700%1.3696% 1.2548% 1.3528% 0.9112% 0.6048% 0.5788% 0.69% 0.15% 0.51% 0.69% 0.32% 0.01% 0.02% 0.02% 3.22% 3.26% 3.95% 4.73% 3.72% 2.00% 1.47% 1.43% 0.0000% 0.5000% 1.0000% 1.5000% 2.0000% 2.5000% 3.0000% 3.5000% 4.0000% 4.5000% 5.0000% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Năm

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Năm 2013 hoạt động NH có những dấu hiệu tốt hơn nhưng ROA vẫn giảm 0.61% là do NH vẫn chưa cải thiện được tình trạng nợ xấu, chất lượng cho vay đồng thời gia tăng mức trích lập dự phịng dẫn tới LNST giảm 8% so với năm 2012. Năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tuy tương đối ổn định nhưng chưa hoàn toàn hồi phục, với tăng trưởng tín dụng thấp, theo thơng tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực 01/06/2014 buộc các NH tăng mức trích lập dự phịng cao hơn cho khoản nợ xấu, thêm vào đó lãi suất huy động và cho vay giảm khá sâu trong năm 2014 với lãi suất huy động VNĐ dưới 6 tháng giảm từ 6% xuống 5.5%, lãi suất trần USD từ 1% xuống 0.75% đồng thời hạ lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên từ 8% xuống 7% trên năm khiến mức chênh lệch lãi suất giảm ảnh hưởng đến ROA của NHTM.

3.3.2 Thực trạng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) biến động khá lớn qua các năm: năm 2007 là 11.88%, năm 2008 giảm còn 9.36% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, thời gian phục hồi 2009-2011 với ROE lần lượt là 13.02%, 12.78%, 12.82% sau đó giảm mạnh năm 2012 và năm 2013-2014 cũng là những năm có ROE thấp lần lượt 5.87% và 6.07%. ROE sụt giảm là do mức gia tăng tuyệt đối của LNST thấp hơn nhiều so với mức tăng tuyệt đối của VCSH, ngồi ra cịn có khoản trích lập dự phịng và mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay cũng góp phần giảm LNST của NHTM.

Biểu đồ 3.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của một số NHTM

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM) 11.88% 9.36% 13.02% 12.78% 12.82% 8.25% 5.87% 6.07% 5.82% 0.47% 4.21% 2.72% 5.17% 0.08% 0.42% 0.25% 28.12% 28.46% 23.61% 22.55% 26.82% 18.35% 15.09% 15.11% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam 3.4.1 Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Capital) 3.4.1 Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Capital)

Sau khi ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Mỹ (BTA) năm 2011 và gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã mở cửa thị trường với ngân hàng nước ngoài. Sự hiện diện của các NH nước ngoài tăng lên đáng kể buộc các NHTM trong nước phải tăng vốn, hợp tác nước ngồi để giữ thị phần.Với áp lực đó, mục đích tăng VCSH của các ngân hàng theo nhận định của bài viết “VCSH trong NHTM Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí ngân hàng 2013” là đầu tư tăng năng lực cơ sở hạ tầng (đầu tư xây dựng trụ sở, đầu tư cho công nghệ thông tin, mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động…) và tăng vốn để tăng năng lực tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo các hệ số an toàn vốn đáp ứng cho việc ngân hàng tăng trưởng nóng tín dụng và tài sản có rủi ro khác trong tổng tài sản.

Thực tế VCSH của NHTM đã tăng trưởng qua từng năm từ 3,519,201 triệu đồng năm 2007 lên mức 12,057,227 triệu đồng vào năm 2014. Tuy nhiên mức tăng trưởng VCSH không đồng đều giữa các ngân hàng cụ thể là mức chênh lệch VSCH lớn nhất trong các năm là 51,801,136 triệu đồng tính đến thời điểm 31/12/2014 tạo bởi NH Vietin có VCSH là 55,012,808 triệu đồng và 3,221,672 triệu đồng cho NH Nam Việt Quốc Dân. Mức tăng trưởng mạnh của VCSH ngân hàng trong những năm 2008 - 2011 là hệ quả của tăng trưởng nóng và bất hợp lý tín dụng của NH. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 22/11/2006, đến ngày 31/12/2010 các NHTM phải đạt được mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng dẫn tới tốc độ tăng trưởng VCSH năm 2010 đạt mức cao nhất 39% trong đó mức tăng cao nhất 110% thuộc về các ngân hàng có quy mơ tài sản nhỏ nhất (< 50.000 tỷ đồng) tại năm 2010. Mức tăng trưởng VCSH bình quân của NHTM giai đoạn 2011 – 2014 giảm so với giai đoạn trước do ảnh hưởng của khoản tín dụng tăng trưởng nóng và kinh tế khó khăn từ khủng hoảng nợ công Châu Âu dẫn tới các NHTM phải trích lập dự phịng cho các khoản nợ có chất lượng suy giảm. Mặc dù bán nợ xấu cho

công ty quản lý tài sản (VAMC) nhưng mỗi ngân hàng vẫn phải trích lập dự phịng rủi ro 20% cho trái phiếu VAMC, đã làm giảm quy mô VCSH của ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu giúp ngân hàng có thể hấp thụ các rủi ro trong trường hợp xấu nhất và đồng thời giúp ngân hàng có thể duy trì tỷ lệ an tồn vốn. Do đó để đánh giá khả năng sinh lời nhiều tác giả và cụ thể qua mơ hình CAMELS đã sử dụng hệ số VCSH trên tổng tài sản (EA) như hệ số an toàn của NHTM.

Biểu đồ 3.3 VCSH/Tổng tài sản và ROA–ROE của một số NHTM

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM)

Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (EA) trung bình qua các năm vẫn ở mức cao hơn 11%, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm dần ở những năm sau là do mức tăng tuyệt đối của tổng tài sản mạnh hơn mức tăng tuyệt đối của VCSH. Theo nhận định của bài viết “VCSH trong NHTM Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí ngân hàng 2013” mức giảm của VCSH trên tổng tài sản thể hiện năng lực quản trị trong gia tăng vốn tại một số NH còn nhiều yếu kém và đa phần tài sản của ngân hàng là khoản cho vay, tài sản gia tăng nhanh nhưng vốn lại không tăng theo kịp dẫn tới rủi ro cho NHTM. Hệ số EA có xu hướng cùng chiều với khả năng sinh lời NHTM trong giai đoạn 2009-2011 như kết quả của Athanasoglou (2006), tuy nhiên những năm trước 2009 và sau 2011 đến nay thì tại NHTM Việt Nam EA ngược

11.88% 9.36% 13.02% 12.78% 12.82% 8.25% 5.87% 6.07% 14.37% 10.70% 13.70% 12.55% 13.53% 9.11% 6.05% 5.79% 13.64% 15.15% 12.37% 11.37% 11.92% 12.73% 12.41% 11.13% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 VCSH/Tổng tài sản, ROA-ROE Trung bình_ROE Trung bình_ROA*10 Trung bình_EA

chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng như nghiên cứu Paolo Saona (2011). Tác giả kỳ vọng yếu tố EA sẽ tác động dương đến KNSL của NHTM.

3.4.2 Quy mô ngân hàng ( Bank Size)

Quy mô ngân hàng tăng trưởng hàng năm với mức tăng trung bình từ 1% tính theo hàm log của tài sản (SIZE) và mức trung bình 21% cho tổng tài sản tuyệt đối. Trong đó ngân hàng chiếm vị thế cao nhất là CTG với mức cao nhất trong 25 ngân hàng vào năm 2014 là 661,131,589 triệu đồng và mức thấp nhất là ngân hàng MDB tại mức 7,383,898 triệu đồng. Tuy quy mô tài sản tăng cao nhưng chênh lệch giữa các NHTM rất lớn.

Giai đoạn 2007-2010 là khoảng thời gian quy mơ trung bình tuyệt đối của NHTM có tốc độ tăng trưởng mạnh lần lượt năm 2008, 2009, 2010 so với năm liền trước là 18%, 37% và 45%. Nguyên nhân là do yêu cầu tăng vốn của NHNN dẫn tới làm tăng quy mô tổng tài sản NHTM và theo VPBS đánh giá thì mức tín dụng của hệ thống NH trong giai đoạn này có mức phát triển ấn tượng đóng góp cho quy mơ tài sản ngân hàng. Mức tăng trưởng tổng tài sản năm 2011 và 2012 của NHTM đều giảm, do trong 2 năm này mức tăng trưởng tín dụng giảm sút trầm trọng từ 34% năm 2010 xuống còn 20% và 21% năm 2011 và 2012 theo nguồn số liệu tổng hợp của tác giả. Năm 2013-2014 quy mô tài sản ngân hàng có dấu hiệu khởi sắc hơn nhờ vào nỗ lực của Chính phủ và NHNN trong điều hành chính sách như kiềm chế lạm phát, đạt được kết quả bước đầu trong đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, phần nào giảm gánh nặng nợ xấu cho NHTM với sự có mặt của cơng ty quản lý tài sản (VAMC) vào 07/2013 và giảm trần lãi suất giải quyết khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn của các DN đã giúp cải thiện quy mô tài sản ngân hàng.

Các nghiên cứu trước đây đã thơng qua cách tính hàm log của tài sản (SIZE) như là một yếu tố đại diện cho quy mơ ngân hàng để có kết quả hồi quy tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 37 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)