(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM)
Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (EA) trung bình qua các năm vẫn ở mức cao hơn 11%, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm dần ở những năm sau là do mức tăng tuyệt đối của tổng tài sản mạnh hơn mức tăng tuyệt đối của VCSH. Theo nhận định của bài viết “VCSH trong NHTM Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí ngân hàng 2013” mức giảm của VCSH trên tổng tài sản thể hiện năng lực quản trị trong gia tăng vốn tại một số NH còn nhiều yếu kém và đa phần tài sản của ngân hàng là khoản cho vay, tài sản gia tăng nhanh nhưng vốn lại không tăng theo kịp dẫn tới rủi ro cho NHTM. Hệ số EA có xu hướng cùng chiều với khả năng sinh lời NHTM trong giai đoạn 2009-2011 như kết quả của Athanasoglou (2006), tuy nhiên những năm trước 2009 và sau 2011 đến nay thì tại NHTM Việt Nam EA ngược
11.88% 9.36% 13.02% 12.78% 12.82% 8.25% 5.87% 6.07% 14.37% 10.70% 13.70% 12.55% 13.53% 9.11% 6.05% 5.79% 13.64% 15.15% 12.37% 11.37% 11.92% 12.73% 12.41% 11.13% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 VCSH/Tổng tài sản, ROA-ROE Trung bình_ROE Trung bình_ROA*10 Trung bình_EA
chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng như nghiên cứu Paolo Saona (2011). Tác giả kỳ vọng yếu tố EA sẽ tác động dương đến KNSL của NHTM.
3.4.2 Quy mô ngân hàng ( Bank Size)
Quy mô ngân hàng tăng trưởng hàng năm với mức tăng trung bình từ 1% tính theo hàm log của tài sản (SIZE) và mức trung bình 21% cho tổng tài sản tuyệt đối. Trong đó ngân hàng chiếm vị thế cao nhất là CTG với mức cao nhất trong 25 ngân hàng vào năm 2014 là 661,131,589 triệu đồng và mức thấp nhất là ngân hàng MDB tại mức 7,383,898 triệu đồng. Tuy quy mô tài sản tăng cao nhưng chênh lệch giữa các NHTM rất lớn.
Giai đoạn 2007-2010 là khoảng thời gian quy mơ trung bình tuyệt đối của NHTM có tốc độ tăng trưởng mạnh lần lượt năm 2008, 2009, 2010 so với năm liền trước là 18%, 37% và 45%. Nguyên nhân là do yêu cầu tăng vốn của NHNN dẫn tới làm tăng quy mô tổng tài sản NHTM và theo VPBS đánh giá thì mức tín dụng của hệ thống NH trong giai đoạn này có mức phát triển ấn tượng đóng góp cho quy mơ tài sản ngân hàng. Mức tăng trưởng tổng tài sản năm 2011 và 2012 của NHTM đều giảm, do trong 2 năm này mức tăng trưởng tín dụng giảm sút trầm trọng từ 34% năm 2010 xuống còn 20% và 21% năm 2011 và 2012 theo nguồn số liệu tổng hợp của tác giả. Năm 2013-2014 quy mô tài sản ngân hàng có dấu hiệu khởi sắc hơn nhờ vào nỗ lực của Chính phủ và NHNN trong điều hành chính sách như kiềm chế lạm phát, đạt được kết quả bước đầu trong đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, phần nào giảm gánh nặng nợ xấu cho NHTM với sự có mặt của cơng ty quản lý tài sản (VAMC) vào 07/2013 và giảm trần lãi suất giải quyết khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn của các DN đã giúp cải thiện quy mô tài sản ngân hàng.
Các nghiên cứu trước đây đã thơng qua cách tính hàm log của tài sản (SIZE) như là một yếu tố đại diện cho quy mô ngân hàng để có kết quả hồi quy tốt hơn.