(1945 - 1954)
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quảng Ngãi nằm giữa vùng tự do Liên khu V(1). Nhưng do bị thực dân Pháp và tay sai bao vây nhiều phía, ñánh phá nhiều nơi, việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, các mặt hàng thiết yếu phục vụñời sống và sản xuất ñược mua - bán là nhằm ñiều hòa trong tỉnh và giữa các tỉnh trong vùng; một số vật phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu ñược các nhà buôn mang sang từ nước Pháp và các nước lân cận như Trung Quốc, Cămpuchia, Lào,… nhập qua các cửa biển Cổ Lũy, Sa Huỳnh, kể cả qua ñảo Lý Sơn ñể vận chuyển bằng tàu thuyền nhỏ vào ñất liền. Các thương nhân thông qua các tư thương ñể mua hoặc trao ñổi lại các sản vật của nhân dân trong tỉnh như: ñường thủ công, quế, mật ong, tỏi, cau, ốc xà cừñể xuất cảng hoặc bán cho các tỉnh lân cận…
Ngày 26.11.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 220/SL quyết ñịnh tổ chức bộ máy kinh tế, trong ñó có Nha Thương vụ, Nha Tiếp tế(2), ñánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành thương nghiệp. Nhưng thời kỳ ñầu của cuộc kháng chiến với bề bộn các công việc, ở Quảng Ngãi bộ máy tổ chức thương nghiệp vẫn chưa hình thành. Hoạt ñộng kinh tế thời kỳñầu kháng chiến chống Pháp là phục vụ nhân dân, phục vụ quân ñội, trên tinh thần tự cấp, tự túc, tích cực bình ổn giá cả thị trường, xóa bỏ thế bao vây kinh tế của thực dân Pháp và tay sai, nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hóa và thuốc chữa bệnh,… cho ñồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh; ñồng thời di chuyển kho tàng, công xưởng, tiến hành xây dựng ở miền tây Quảng Ngãi và vùng giáp ranh với tỉnh thành khu an toàn. ðến năm 1947, Ban Ngoại thương Quảng Ngãi và các tổ chức thương nghiệp quốc doanh, tập thể hình thành. Thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã chủ yếu cung cấp hàng hóa thiết yếu cho các cơ quan, ñơn vị và lực lượng vũ trang trong tỉnh, ñóng trên ñịa bàn tỉnh. Hoạt ñộng thương mại trong bối cảnh lúc bấy giờ là buôn bán trong phạm vi vùng tự do Liên khu V, giữa vùng tự do với vùng tạm chiếm, giữa Quảng Ngãi với Khu IV. Năm 1948, Liên khu ủy V chủ trương hạn chế chuyên chở các mặt hàng thiết yếu như vải, dầu ăn, gạo từ tỉnh này sang tỉnh khác trong vùng tự do ñể tập trung quản lý và giao cho hai công ty Việt Thắng, Nam Phú thuộc Ban Kinh tài Liên khu cùng các hợp tác xã mua bán ñảm nhận. Nhưng do quân Pháp thường xuyên bắn phá, phương tiện vận tải thiếu thốn, nên sự giao lưu hàng hóa bị ách tắc. ðến những năm 1948 - 1950, tình hình lưu thông hàng hóa giữa Quảng Ngãi với các vùng tạm chiếm từ Quảng Nam trở ra Bắc có ñược cải thiện hơn. Mặt hàng ở Quảng Ngãi bán ra chủ yếu là quế, ñường, cau, các mặt hàng mua vào là các loại máy móc, hóa chất, thuốc Tây, văn phòng phẩm, tuyệt ñối không nhập mặt hàng xa xỉ phẩm. Các loại hàng nhập lậu bị kiểm soát gắt gao. Lúc này, việc mua - bán ñã ñược thông thương trong tỉnh và mở rộng việc trao ñổi hàng hóa với các tỉnh như Quảng Nam, Bình ðịnh, Phú Yên,… tuy còn gặp khó
khăn nhưng ñã ñiều hòa ñược thị trường, phục vụ cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh bạn.
Năm 1951, Quảng Ngãi thực hiện chủ trương "nội thương tự do" của Liên khu V, việc buôn bán, trao ñổi hàng hóa trong và ngoài tỉnh có những bước phát triển nhất ñịnh. Trong hoàn cảnh kinh tế thời chiến, trung tâm buôn bán của tỉnh (cũng là của Liên khu V) không còn là thị xã Quảng Ngãi, mà là các thị trấn nhỏ nằm sâu trong ñất liền như Phước Lộc, ðồng Ké, Chợ Chùa, Sông Vệ, ở vùng núi như Trà Bồng, hoặc hạn hữu ở một thị trấn gần biển như Thu Xà. Thương nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sản xuất. Mà hoạt ñộng sản xuất hàng hóa thời bấy giờ do bị quân Pháp bao vây, cô lập, nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mất mùa nên một số mặt hàng thiết yếu như gạo, muối, dầu dừa, vải,… tăng giá gấp nhiều lần trong năm 1951, ñến vài năm sau mới ổn ñịnh ñược. Thời gian cuối cuộc kháng chiến, từ chủ trương "nội thương tự do" nên trong ñịa hạt Quảng Ngãi có khoảng 6.000 tư thương với trên 90% lượng hàng hóa mua vào và bán ra ở tỉnh do tư thương ñảm nhận, góp phần quan trọng vào việc giao lưu hàng hóa và ổn ñịnh thị trường trong tỉnh.
Nhìn chung, thương mại - dịch vụ thời kháng chiến chống Pháp bị chi phối nhiều bởi cuộc chiến, giao lưu hàng hóa, các mặt hàng ñều nghèo nàn, nhưng ñiều quan trọng là nó ñã góp phần ổn ñịnh dân sinh ñể từ ñó cuộc kháng chiến ñi ñến thắng lợi.
Du lịch - dịch vụ ở thời kỳ này chưa ñược phát triển, do tình trạng chiến tranh, vùng tự do chủ yếu tập trung cho sản xuất phục vụ quân ñội ñánh Pháp.
(1) Ban Chấp hành ðảng bộ tỉnh Quảng Ngãi: Lịch sửðảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1945 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, 1999.
(2) Bộ Thương mại: 50 năm ngành thương mại Việt Nam.
III. THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)