TÀI CHÍN H TIỀN TỆ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 5 pdf (Trang 57 - 60)

I. TÀI CHÍN H TIỀN TỆ NGÂN HÀNG TRƯỚC NĂM

3.TÀI CHÍN H TIỀN TỆ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

Năm 1802, Nguyễn Ánh ựã ựánh ựổ nhà Tây Sơn, lên làm vua, lập ra triều Nguyễn, thống trị toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Nhà Nguyễn thống trị Quảng Ngãi trên 80 năm (1802 - 1885), kế tiếp các triều ựại trước và tiếp theo là thời Pháp thuộc. Thời kỳ này, do có sách sử biên chép khá tỉ mỉ, nên có thể biết ựược một số tình hình về tài chắnh - tiền tệ, cũng như các lĩnh vực khác.

3.1. TÀI CHÍNH

Dưới thời nhà Nguyễn, chắnh quyền xây dựng theo kiểu trung ương tập quyền, không lấy ruộng công ựể phong cấp cho hệ thống quan lại; do ựó, phải tăng cường mức thu tô, thuế ựể ựáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bộ máy hành chắnh, nhất là về quân sự. Sau khi lên ngôi, Gia Long ựã ựiều chỉnh các chắnh sách tô, thuế cũ trên nguyên tắc căn cứ vào tình hình ruộng ựất hiện tại. Cứ 5 năm phải một lần tổng kiểm tra, tổng ựiều chỉnh; số ựinh cứ 5 năm một lần duyệt lại. Mức thuế ruộng công phải nặng hơn ựối với ruộng tư. Ruộng ựất làm căn cứ thu tô, thuếựược chia theo các khu vực ựịa bàn lãnh thổ khác nhau, phân biệt ruộng công và tư, ruộng bãi phù sa, ruộng của ựền chùa, ựất trồng khoai, trồng dâu, trồng mắa.

Về thuế ruộng ựất (ựiền thổ), mức thuế ruộng công cao hơn ruộng tư, tức là ựánh nặng vào tầng lớp người nghèo. Nhận xét về tô, thuế thời Gia Long, Giáo sĩ Pháp Gơra (Guerard) viết: "Gia Long bóp nặn dân chúng bằng ựủ mọi cách. Sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn thời Tây Sơn. Thuế khóa và lao dịch nặng lên gấp ba lần"(13). Triều Nguyễn lại ựặt ra nhiều thứ thuế như thuế ựinh, thuếựiền thổ, thuế biệt nạp, thuế chợ, thuếựò, thuế cảng; ngoài ra còn có xâu (hình thức lao ựộng công ắch).

Chắnh sách tài chắnh ở giai ựoạn này chủ yếu là khai thác từ những chắnh sách tô thuế và lao dịch ựể có ựủ nguồn thu phục vụ cho giai cấp thống trị. Ở Quảng Ngãi, cũng như các xứ từ Quảng Bình ựến Bình Thuận, cứ mỗi năm một vụ thuế, khởi ựầu vào tháng tư kết thúc vào tháng bảy. Người dân phải nộp các loại thuế như thuế thân, thuế ựiền thổ, thuế sản vật, thuế ựò, thuế chợ,... Ở Quảng Ngãi, cảng Thu Xà thường thông thương với người Hoa, nên thương nghiệp tương ựối phát triển, có một vài nhà làm ựại lý ựóng góp số thuế công thương nghiệp cho ngân sách ựịa phương.

Về thuế biệt nạp, ở Quảng Ngãi có mấy loại thuế ựáng chú ý như sau:

Thuế sâm: Sách nhà Nguyễn ựều có chép ở Sa Kỳ có sản ra một thứ gọi là Nghĩa Sâm (義參; còn gọi là Kỳ Sâm - 圻參). Thuế này ựánh vào 30 hộ khai thác sâm ở trên núi vùng cửa biển Sa Kỳ, hằng năm mỗi hộ nộp 3 cân sâm, không có sâm thì theo lệ biệt nạp, nộp thay bằng 8 quan tiền. Áp dụng từ năm Minh Mạng thứ hai (1821)(14). đến năm Tự đức thứ 10 (1857) ựổi là đường hộ, mỗi năm phải nộp hạng nhất, hạng hai 360 cân(15).

Thuế lạp hộ (liệp hộ 躐 戶): Thuế ựánh vào những người làm nghề ựi săn. Ở Quảng Ngãi lạp hộ có 12 người, mỗi năm nộp 15 cân ngà voi. Năm Minh Mạng thứ tư (1823), có lẽ xét thấy nghề này khá nguy hiểm và lao lực nên 12 người ựược tha thuế thân(16).

Thuế dầu hương (có chỗ ghi là Thủy du - 坎油, tức dầu nước): đánh thuế từựời vua Gia Long, ở phường An Hải (thuộc ựảo Lý Sơn ngày nay). Năm Gia Long thứ 11 (1813) bão làm gãy cây dầu hương, dân nộp thuế thay bằng dầu lạc. đến năm Minh Mạng thứ 5 (1824), cây ấy mọc lại, lại nộp bằng sản vật dầu hương, hằng năm 141 cân 12 lạng(17).

Thuế tơ tằm: Từ năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Quảng Ngãi mỗi năm phải nộp trên dưới 40, 50 cân tơ(18)

.

Thuế muối: đánh thuế ở các ựồng muối Tuyết Diêm (huyện Bình Sơn), Tân Diêm (huyện Mộ Hoa, nay thuộc huyện đức Phổ). Từ năm Minh Mạng thứ 3 (1822), vì muối ở kho thừa nên nộp thay bằng tiền (mỗi phương muối nộp thay bằng 30 ựồng tiền)(19).

Thuế vải và bông, thuế ựỗ lạc, thuế bã dầu lạc (tức bánh dầu): Bắt ựầu thu từ năm Tựđức thứ 28 (1857), do người buôn Trung Quốc lãnh trưng. đồng niên thuế vải và bông 1.500 lạng bạc. Người buôn Trung Quốc khi chở dầu, bã dầu ra khỏi cửa biển phải chịu thuế. Thuế dầu, bã dầu lạc ựồng niên 1.500 quan(20).

Thuế ựặt xe nước: của các thôn xã Văn Bân, Long Phụng, Phước Lộc, Bồ đề, Năng An huyện Mộ đức nộp thuế guồng nước trên sông Vệ mỗi năm 80 quan.

Sưu dịch thời nhà Nguyễn có nhiều loại. Ngoài các khoảng sưu dịch tương ựối cốựịnh ở Quảng Ngãi, triều Nguyễn còn vận ựộng nhiều loại sưu dịch tùy theo yêu cầu cụ thể của từng thời kỳ, như huy ựộng dân và binh Quảng Ngãi xây ựắp kinh thành Huế ựời Gia Long, huy ựộng dân phu tuần thú Hoàng Sa - Trường Sa, huy ựộng ựắp lại Trường lũy, vv.(**).

Ngoài các thứ thuế trên, còn có thuế nguồn, ựánh vào lưu thông hàng hóa giữa miền xuôi và 4 nguồn miền núi trong tỉnh, thuế ựò, thuế chợ. Thuế xuất nhập khẩu thì ựánh vào các thương thuyền (chủ yếu là thuyền buôn Trung Hoa và thuyền buôn người Việt) ra vào xuất nhập khẩu hàng hóa trong tỉnh.

điều cũng cần biết là việc thu thuế dưới triều Nguyễn không hoàn toàn nhất nhất như trên mà có những ựiều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình hình. Hàng năm, triều ựình xem xét tình hình mất mùa mà châm chước cho giảm một phần nào ựó ựối với thuế ựiền thổ. Với thuế nguồn, có những thời ựiểm giao thương xuôi - ngược bị tắc thì ngưng thu, như năm 1810 (tha thuế nguồn Bà địa tức Minh Long, và Ba Tơ)...(21). Cũng có trường hợp do nhu cầu huy ựộng nhân công mà triều ựình cho tha các loại thuế. đơn cử năm Gia Long thứ tư (1805), người dân Quảng Ngãi tham gia xây ựắp kinh thành Huế ựược xét giảm phân nửa thuế thân, một nửa số thuế biệt nạp rồi sau tha hết thuế; năm 1858, có 56 xã ở Quảng Ngãi ựược xóa tiền thuế thiếu 1.697 quan vì các tráng ựinh ựã dồn bổ vào các cơ binh... Có trường hợp do tình hình dịch bệnh, thiếu ựói trong dân mà ựược miễn thuế và sưu dịch, như năm 1865, năm 1882 miễn thuế thuyền chở gạo vào bán ở Quảng Ngãi, năm 1867 Quảng Ngãi ựược lui tuyển lắnh 2, 3, 4 năm. Cũng có trường hợp thuế biệt nạp vô lý, nhờ quan ựầu tỉnh tâu lên mà ựược miễn. Năm 1848, triều ựình miễn nộp thuế ruộng hoang cho hai xã thôn Gia Ngọc, Văn Hà tổng cộng 67 mẫu. Năm 1851, quan tỉnh tâu xin miễn thuế vĩnh viễn cho số dân sống nhờ ở hai ựầm Hải đông, Hải Khương và ựược chấp thuận. Năm 1870, quan Bố chánh Quảng Ngãi là Nguyễn Thông tâu xin miễn thuế biệt nạp về dựng ựặt xe nước ở 6 xã huyện Mộ đức...(22).

Tuy có sự châm chước, giảm miễn sưu thuế như trên, nhưng về cơ bản các sắc thuế của triều Nguyễn khá nặng, và ựiều quan trọng hơn là việc thu thuế không với mục ựắch huy ựộng tài chắnh cho việc tái sản xuất mở rộng, cho việc ựiều tiết lại thu nhập, mà chủ yếu chỉ ựể nuôi bộ máy chắnh quyền và quân ựội. Do vậy ựã có nhiều lúc dân không chịu nổi, lâm vào cảnh ựói nghèo cùng kiệt, phải phiêu tán ựi nhiều nơi kiếm sống, hoặc kêu xin miễn giảm.

3.2. TIỀN TỆ

đời Nguyễn cũng như các triều ựại phong kiến khác trước ựó, có ựúc tiền ựồng lưu thông trên toàn quốc, như các ựồng tiền "Gia Long thông bảo", "Minh Mạng thông bảo". Ở Quảng Ngãi, thời kỳ này có hai ựiều ựáng lưu ý về tiền tệ là vấn nạn tiền giả và thanh toán ngoài tiền tệ.

Vấn nạn tiền giả: Các thời trước, ở đàng Trong từng xuất hiện tiền giả gây xáo trộn trong sinh hoạt xã hội. Ở Quảng Ngãi, vấn nạn tiền giả xảy ra trong thời kỳ này do thương thuyền Trung Quốc nhập vào ựúng thời ựiểm Quảng Ngãi ựang khốn quẫn vì nạn ựói do bão lụt, hạn hán gây ra năm Mậu Dần 1878. Bài vè Lụt bất quá của Tú tài Phan Thanh viết về thời ựiểm này có phản ánh tình trạng tiền giả như sau:

Có tiền mua cũng khó khăn Hay ựâu tháng chắn lộn xen tiền Tàu Nhà nghèo chắ liền nhà giàu Lỗ to, lỗ nhỏ cãi nhau tối ngày Một hai kẻ có còn may

Kêu trời khóc ựất thảm thay nhà nghèo Lãnh công, lãnh chẩn bao nhiêu đem mua gạo, bắp, chợựều không ăn.

Vụ tiền giả này cũng ựược phản ánh rất rõ trong sách đại Nam thực lục, do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn. Tình cảnh rối ren như vậy khiến quan Khâm phái đoàn Khắc Nhượng ựi chỉ ựạo cứu ựói ở Quảng Ngãi phải tâu xin tạm cho ăn tiền giả ựể giải quyết nhu cầu cấp bách của người dân.

Thanh toán ngoài tiền tệ: Trong xã hội Quảng Ngãi thời Nguyễn vẫn có nhiều cách thanh toán mà không dùng tiền tệ làm trung gian ựịnh giá trị. Trong thuê mướn nhân công, người ta thường trả bằng hiện vật, như lúa gạo, ngô khoai, cá mắm... Trong buôn bán vẫn phổ biến hình thức ựổi chác, vật ựổi vật, hàng ựổi hàng, nhất là ở miền núi. điều này vừa phản ánh tình trạng kinh tế Quảng Ngãi thời kỳ này, vừa chỉ sự vận ựộng kinh tế không có hướng ựi lên. Phương thức buôn bán, trả công theo hiện vật như trên còn ựể lại nhiều dấu ấn ở các thời kỳ sau.

4. TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG THỜI KỲ PHÁP THUỘC 4.1. TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 5 pdf (Trang 57 - 60)