GIAO THÔNG V ẬN TẢI THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 1954)

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 5 pdf (Trang 88 - 89)

(1945 - 1954)

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược, Quảng Ngãi là cái nôi của vùng tự do Liên khu V (bao gồm nam tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, tỉnh Bình ðịnh và bắc tỉnh Phú Yên). Vùng tự do Liên khu V khá vững chắc, kiên cường chiến ñấu, tuy vậy luôn bị kẻ thù bao vây, cô lập, ñánh phá từ nhiều phía nhằm bóp nghẹt ñi ñến xóa sổ. Do vậy, giao thông - vận tải ở Quảng Ngãi thời kỳ này cũng có ñặc thù riêng và ñược duy trì trong ñiều kiện có phần không bình thường.

Một thời gian ngắn sau Cách mạng tháng Tám 1945, tuyến ñường sắt và hệ thống ñường bộở Quảng Ngãi trở lại hoạt ñộng bình thường, phục vụ nhu cầu xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, sựñi lại của nhân dân, các ñợt chuyển quân ñến các vùng có chiến sựñể ngăn cản giặc Pháp xâm lược. ðường Thuộc ñịa số 1 ñổi tên gọi là Quốc lộ số 1.

Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, ñường bộ, ñường sắt cũng như các công trình xây dựng cơ bản khác trên ñịa bàn Quảng Ngãi ñã ñược phá hủy một phần, ñủñể ngăn cản bước tiến của quân ñịch nếu ñối phương tổ chức tấn công. Từ tháng 12.1946, quân và dân Quảng Ngãi ñã tháo dỡ nhiều ñoạn ñường sắt, phá các trục lộ chính trên ñường bộ và cầu cống quan trọng như cầu Trà Khúc, cầu Sông Vệ...

Thời kỳñầu của cuộc kháng chiến, ñường sắt gần như tê liệt, ñường bộ ñầy trắc trở, sinh hoạt, sản xuất trong tỉnh chịu nhiều tác ñộng không tốt.

Khi tình hình quân sự ñã có phần vững chắc, ñược Trung ương ðảng và Chính phủ chỉ ñạo, từ ñầu năm 1948 tuyến ñường sắt và các tỉnh lộ 5A, 5B ñược khôi phục.

1. ðƯỜNG SẮT

Từ cuối năm 1947, ở ñịa hạt Quảng Ngãi ñã có "camnhông ray" vận chuyển hàng hóa. Tháng 6.1948, ñường sắt thông suốt trong cả vùng tự do Liên khu V, sau khi các cầu cống ñược tích cực sửa chữa, các ñoạn ñường ray ñược khôi phục lại.

ðể tránh máy bay Pháp ném bom, bắn phá, trên từng chặng ñường có các ñoạn ray dẫn vào hầm ñào sâu trong các núi ñồi ở ven ñường. Xe camnhông ray và xe goòng (ñẩy tay) thường xuyên chạy trên ñường thay vì tàu hỏa. ðây là một sáng kiến thích ứng trong ñiều kiện hồi bấy giờ, tất nhiên số lượng vận chuyển hết sức hạn chế. ðồng chí Phạm Văn ðồng trong thời gian lưu lại Quảng Ngãi, với cương vịñại diện ñặc biệt của ðảng và Chính phủở miền Nam Trung Bộ, cũng như nhiều nhà lãnh ñạo khác, chủ yếu vẫn di chuyển bằng xe ñạp.

2. ðƯỜNG BỘ

Trên trục lộ chính (Quốc lộ 1), bên cạnh các cầu lớn như cầu Trà Khúc, cầu Sông Vệ ñã ñược phá hỏng, các cầu phao tạm thời ñã ñược bắc qua ñể người và phương tiện thô sơ qua lại thông thường. Trong ñiều kiện bị bao vây từ bốn mặt, thời kỳ này các phương tiện giao thông ñường bộ hầu như không phát triển. Ngoài một số rất ít xe cộ, việc ñi lại chủ yếu vẫn là ñi bộ, ñi xe ngựa. ðường dọc miền núi của tỉnh ñược chú ý xây dựng ñể vừa phục vụ cho nhân dân, vừa phục vụ sự liên thông về ñường bộ với các vùng căn cứ trong nước, ra Việt Bắc và vào Nam Bộ. ðường nội hạt trong tỉnh vẫn duy trì bình thường. Cuối năm 1953, hàng trăm lượt nhân công vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ giải phóng Kon Tum và chuyển thương bệnh binh về phía sau.

3. ðƯỜNG THỦY

Việc lưu thông bằng ñường thủy ở các sông và ven biển Quảng Ngãi vẫn bình thường và hầu như không có gì biến ñổi so với trước. Tuy vậy, tàu hải quân Pháp thường xuyên khống chế ngoài biển, nhất là sau khi ñối phương ñánh chiếm ñảo Lý Sơn (1951), việc ñi lại bằng ñường thủy bị hạn chế ở ven bờ; chủ yếu trong phạm vi các tỉnh vùng tự do. Hải trình ñi xa, ra các tỉnh phía Bắc hay Nam Bộ chỉ ñược thực hiện bằng những chuyến ñặc biệt.

Giao thông - vận tải tiếp tục gắn liền với liên lạc và góp phần quan trọng trong việc vận chuyển phục vụ công cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngành bưu ñiện tận dụng tuyến dây dẫn dọc ñường sắt và các xe goòng trong tỉnh ñể truyền thông tin, chuyển công văn, thư từ. Quốc lộ 1 và các tuyến ñường miền núi cũng vừa thực hiện vận tải, vừa chuyển thông tin.

ðặc thù rõ nét nhất của giao thông - vận tải ở Quảng Ngãi trong thời kỳ này là nó ñược duy trì trong tình thế phải liên tục chống ñối phương ñánh phá, tận dụng phục vụ cho kháng chiến và những sinh hoạt tối thiểu trong thời chiến mà chưa thể tính tới những phát triển một cách căn bản, bền vững, làm nền tảng ñể kích thích

phát triển kinh tế.

IV. GIAO THÔNG - VẬN TẢI THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 5 pdf (Trang 88 - 89)