GIAI ð OẠN 1975

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 5 pdf (Trang 47 - 48)

IV. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH THỜI KỲ 1975

1.GIAI ð OẠN 1975

ðây là giai ñoạn mà thương mại - dịch vụ - du lịch Quảng Ngãi vận hành trong cơ chế bao cấp, kinh tế chỉ huy. Cuối năm 1975 ñầu năm 1976, tỉnh Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh Bình ðịnh thành tỉnh Nghĩa Bình. Tổ chức và hoạt ñộng của ngành thương mại - dịch vụ - du lịch nằm trong hệ thống chung của tỉnh Nghĩa Bình. Quản lý nhà nước về thương nghiệp ở cấp tỉnh có Ty Thương nghiệp. Toàn tỉnh (chỉ xét ở ñịa hạt Quảng Ngãi) có 6 công ty cấp tỉnh (công ty cấp II) là Công ty Nông sản Thực phẩm, Công ty Công nghệ phẩm, Công ty ăn uống, Công ty ty rượu - bia - thuốc lá, Công ty Vật tư xây dựng, Công ty Chất ñốt, 1 hợp tác xã mua bán tỉnh và 1 trạm vận tải có 35 chiếc xe vận tải; cấp huyện có 13 công ty (gọi là công ty cấp III), 13 hợp tác xã mua bán cấp huyện; có 153 hợp tác xã mua bán cấp xã, phường. Công ty ngành hàng Trung ương (công ty cấp I) có trách nhiệm phân phối lại cho các công ty ngành hàng cấp tỉnh (công ty cấp II), công ty ngành hàng cấp tỉnh lại tiếp tục phân phối cho công ty cấp huyện (công ty cấp III). Từ ñây, hàng hoá ñược phân phối tại chỗ thông qua các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, cửa hàng cung cấp của công ty và vừa thông qua hệ thống hợp tác xã mua bán cấp huyện và cấp xã ñể bán lại cho người tiêu dùng. Giá cả các mặt hàng không theo giá thị trường, giá thực mà theo giá ấn ñịnh, thường rẻ hơn rất nhiều giá bên ngoài. Cán bộ, công nhân viên ñược mua hàng với giá rẻ hơn (gọi là giá cung cấp) và theo ñịnh mức cho mỗi người; mỗi cán bộ, công nhân viên ñược cấp 1 sổ tem phiếu nhất ñịnh và theo mức lương ñược hưởng ñể mua các mặt hàng thiết yếu như: thịt, bột ngọt, nước mắm, dầu lửa, vải, chất ñốt (củi, than), xà phòng… và ñược cấp 1 quyển số ñể theo dõi việc bán gạo ăn. Mỗi hộ dân ñược cấp 1 sổ mua hàng tại hợp tác xã mua bán của xã, phường ñể mua các mặt hàng như: nước mắm, dầu lửa, vải… Riêng tất cả học sinh ñều ñược bán giấy vở, số lượng tùy theo cấp học. Hoạt ñộng xuất - nhập khẩu do nhà nước ñộc quyền. ðịa bàn Quảng Ngãi giai ñoạn này

thường xuất vỏ quế, có giá khá cao, trước khi giá quế trượt dài vào giai ñoạn sau.

Hệ thống chợ có từ lâu ñời ñược chính quyền ñầu tư xây dựng hoặc tự phát triển, phục hồi sau chiến tranh ñổ nát. Việc buôn bán ở các chợ vẫn mang ñậm dấu ấn cổ truyền, vẫn tồn tại các loại chợ phiên, chợ chiều.

Tính ở thời ñiểm năm 1980, toàn tỉnh có 118 chợ nằm trên các huyện, thị

xã:

Huyện, thị xã Số lượng chợ Huyện, thị xã Số lượng chợ

Bình Sơn 22 Minh Long 1 Sơn Tịnh 20 Nghĩa Hành 11 Quảng Ngãi 10 Ba Tơ 3 Tư Nghĩa 19 Trà Bồng 3 Mộðức 12 Sơn Hà 3 ðức Phổ 12 Lý Sơn 2

Trong giai ñoạn này, ngành du lịch ở Quảng Ngãi mới chính thức ra ñời và ñược quan tâm ñầu tư. Khách sạn Du lịch Sa Huỳnh là khách sạn lớn ñầu tiên của tỉnh ñược Tổng Cục Du lịch Việt Nam xây dựng vào ñầu năm 1979 với quy mô 27 phòng. Tại trung tâm thị xã Quảng Ngãi có khách sạn Sông Trà ñược mở rộng ñầu tư xây dựng vào năm 1980, tổng diện tích gần 4.000m2, với quy mô 65 phòng. Tư nhân thì có khách sạn Kim Thành 20 phòng. Về hệ thống dịch vụ ăn uống, ở mỗi huyện, thị xã ñều có từ 1 ñến 2 cửa hàng ăn do công ty nhà nước cấp huyện (công ty cấp III) và hợp tác xã mua bán cấp huyện hoặc cấp xã xây dựng và quản lý kinh doanh phục vụ. Bên cạnh các ñơn vị do nhà nước tổ chức, còn có một sốñơn vị tư nhân. Thương mại - dịch vụ - du lịch giai ñoạn này có sự phát triển, ñược tổ chức, quản lý có bài bản, hệ thống, góp phần ổn ñịnh ñời sống xã hội thông qua lưu thông, phân phối. Nhưng cơ chế bao cấp ñã khiến thị trường xơ cứng, sinh ra nhiều tiêu cực, móc ngoặc "giá trong", "giá ngoài", khiến nền thương mại - dịch vụ - du lịch thiếu hẳn sinh khí, trì trệ, phiền phức.

2. GIAI ðOẠN 1986 - 2005 2.1. THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 5 pdf (Trang 47 - 48)