Hạ canxi máu sơ sinh được xác định khi nồng độ canxi máu dưới 8,8 mg% ở trẻ sinh đủ tháng (ở trẻ sinh non là dưới 7mg%), hoặc nồng độ canxi
ion hóa dưới 3mg% (0,75mmol/l) [27]. Hạ canxi máu thường xảy ra trong 3
ngày đầu ở trẻ sơ sinh con của bà mẹ bị ĐTĐ hoặc ĐTĐTK, chiếm tỷ lệ 10 –
20%. Tần suất và mức độ nặng của của hạ canxi máu sơ sinh có liên quan mật thiết với tình trạng kiểm sốt đường máu của mẹ, nếu kiểm soát đường máu
tốt sẽ làm giảm tỷ lệ hạ canxi máu sơ sinh. Khi đường máu của mẹ tăng cao,
ion Mg (magnesium) mất qua nước tiểu làm nồng độ Mg máu mẹ bị giảm, do
đó nồng độ Mg máu con giảm, dẫn đến ức chế sự bài tiết hormon PTH của tuyến cận giáp thai nhi, gây hạ canxi máu.
Con của các bà mẹ ĐTĐ có tình trạng suy chức năng cận giáp kéo dài,
đáp ứng tăng hormon PTH trong trường hợp hạ canxi máu rất kém. Sau sinh, con của bà mẹ ĐTĐ có hiện tượng tăng phá hủy hồng cầu, làm tăng nồng độ
phospho máu, do đó gây giảm canxi máu.
Hạ canxi máu thường xảy ra vào 24 – 72 giờ sau sinh, nồng độ canxi
máu thường thấp nhất vào cuối ngày đầu tiên (24 – 26 giờ) và nhìn chung khơng có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên một số trẻ có thể có triệu chứng thần kinh cơ như run, tăng kích thích, tăng trương lực cơ, hoặc co giật. Điều trị chủ yếu bằng dùng calcium gluconate 10% dạng uống, liều 0,5 – 1g/ kg/ ngày, chia 4 – 6 lần, có thểdùng đường truyền tĩnh mạch chậm cho các trẻ có triệu chứng lâm sàng.
Để phòng ngừa hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh, trong thời gian mang thai
người mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm chứa canxi như sữa,
tôm, cá, cua,… Sau khi sinh, mẹ vẫn phải ăn uống đầy đủ chất, không ăn kiêng
nhất là cua, tôm, cá và các thực phẩm khác có nhiều canxi; cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu, bú
kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi, cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đểtránh nguy cơ
thiếu vitamin D gây giảm hấp thu canxi và hạ canxi máu.