- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá m ức
G máu lúc đói < 5,1mmol/l
4.3.2.3. Tuổi thai khi đẻ ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ
Tuổi thai khi đẻ trung bình của các sản phụ ĐTĐTK trong nghiên cứu của chúng tôi là 39,5 ± 1,5 tuần, thấp nhất là 30 tuần, cao nhất là 42 tuần. Có
2 trường hợp đẻnon dưới 34 tuần.
Tỷ lệ đẻ non trong nghiên cứu của chúng tôi là 9,4%, trong nhóm điều trị khơng đạt mục tiêu là 20,7%, trong nhóm điều trị đạt mục tiêu là 8,3%, sự
khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001
Theo Jane, tuổi thai trung bình lúc đẻ ở nhóm khơng ĐTĐTK là 38,9 ± 1,5 tuần, ở nhóm ĐTĐTK là 38,3 ± 1,7, tỷ lệ đẻ non trong nhóm ĐTĐTK là
10,9%, trong nhóm khơng ĐTĐTK là 6,6% [68]. Tuổi thai khi đẻ trung bình trong nghiên cứu của Thái Thị Thanh Thúy nhóm ĐTĐTK điều trị đạt mục tiêu là 39,4 ± 1,0 tuần [7], trong nghiên cứu của Gonzales là 38,9 ± 1,0 tuần,
cao hơn có ý nghĩa so với nhóm kiểm sốt khơng tốt là 37,7 ± 0,9 tuần [108].
Như vậy, kiểm soát đường huyết không tốt làm tăng nguy cơ đẻ non ở thai phụĐTĐTK.
Đẻ non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu của Ostlund cũng cho thấy rối loạn dung nạp đường huyết có liên quan độc lập và có ý nghĩa với sự tăng tỷ lệ đẻ non [77]. Tỷ lệ đẻ non trong nghiên cứu
của Nguyễn Thế Bách là 37,2% [104], của Vũ Bích Nga là 8,7% [58]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thu, tỷ lệ đẻ non trong nhóm kiểm sốt đường huyết tốt là 3,18%, trong nhóm kiểm sốt khơng tốt là 17,6% [67].
Có nhiều ý kiến về thời điểm kết thúc thai kỳđối với thai phụĐTĐTK.
Theo ADA, "kéo dài thai kỳ quá 38 tuần làm tăng nguy cơ thai to mà không
giảm được tỷ lệ mổđẻ, vì thế nên cho đẻ vào lúc 38 tuần, trừ khi có chỉ định khác về sản khoa". Theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, "khi kiểm sốt glucose máu tốt và khơng có các biến chứng khác thì khơng có bằng chứng ủng hộ
cho việc đẻtrước 40 tuần" [109].
Các tác giả cũng không đề cập đến việc nên kết thúc thai kỳ vào thời
điểm nào là tốt nhất. Nhưng nhìn chung, nếu bệnh nhân ĐTĐTK được phát hiện sớm, kiểm soát tốt glucose máu thì tỷ lệ đẻ non giảm so với khơng kiểm sốt tốt, và tương đương với thai phụ khơng ĐTĐTK. Ngun nhân đẻ non
trong ĐTĐTK có thể do nhiễm khuẩn tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, THA, thai to [46], [107]. Cán bộ quản lý thai nghén cần tư vấn cho thai phụ nhằm dự phòng đẻ non và điều trị kịp thời dọa đẻ non, sử dụng thuốc kích thích trưởng thành phổi cho thai nhi của thai phụ ĐTĐTK. Khi chỉ định điều trị corticoid cho thai phụ ĐTĐTK cần tư vấn thai phụ vào bệnh viện để theo dõi đường
máu, đặc biệt là những thai phụ có sử dụng insulin.