- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá m ức
G máu lúc đói < 5,1mmol/l
4.2.1.2. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo thời điểm làm xét nghiệm
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nếu chỉ xét nghiệm đường huyết lúc
hiện được thêm 23,6% số ca, sau 2 giờ thêm 6,2 số ca. Nếu chỉ làm đường huyết lúc đói thì sẽ bỏ sót 29,8% số ca mắc bệnh ĐTĐTK. Mặt khác những ca
có đường huyết sau 2 giờ cao thường có tình trạng kháng insulin, điều trị và
tiên lượng thường khó khăn hơn.
Năm 2005, Sayeed MA và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trên 2.205 phụ nữ tuổi từ 18 – 44 ở Bangladesh, tỷ lệ ĐTĐTK là 6,8% theo xét nghiệm glucose máu khi đói và 8,2% theo NPDNG [82]. Như vậy nếu khơng làm NPDNG sẽ bỏsót 1,4% tương đương khoảng 17,1% số ca mắc ĐTĐTK.
Nghiên cứu HAPO cho thấy đường huyết sau 2 giờ đóng góp tới 14 - 15% giá trị dự đoán; nếu chỉ dựa vào đường huyết lúc đói và sau 1 giờ sẽ bỏ
sót nhiều bệnh nhân. Nếu chỉ đo đường huyết lúc đói phát hiện 8,3% số thai phụ trong quần thể nghiên cứu bị ĐTĐTK, đo thêm đường huyết sau 1 giờ
phát hiện thêm 5,7% nữa, đo thêm sau 2 giờ phát hiện thêm 2,1% nữa [20]. Nghiên cứu của Thái Thị Thanh Thúy, tỷ lệ thai phụ có glucose máu
đói > 5,1mmo/l chiếm 61,7%, sau 1giờ >10,0 mmol/l là 50,7%, sau 2 giờ > 8,5mmol/l chiếm tỷ lệ 39,3% [7].
Các nghiên cứu đã cho thấy nếu chỉ xét nghiệm đường huyết lúc đói sẽ
bỏ sót nhiều trường hợp mắc ĐTĐTK. Tuy nhiên, ở thành phố Vinh trong giai
đoạn chúng tơi thực hiện nghiên cứu này, chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa
Nghệ An và Bệnh viện Nội tiết Nghệ An có thực hiện NPDNG đối với thai phụ trong thai kỳ. Rất nhiều cơ sở khám thai, đặc biệt là các phòng khám tư nhân, nơi nhận khám và theo dõi thai nghén cho gần 70% thai phụ, chưa thực hiện sàng lọc ĐTĐTK, một vài cơ sở có làm xét nghiệm đường huyết lúc đói.
Bản thân thai phụ cũng chưa có nhiều thơng tin về bệnh ĐTĐTK và những
ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bệnh ĐTĐTK trong cộng đồng để thai phụ có
nhiều thơng tin và thực hiện việc sàng lọc bệnh, cũng như có chế độ ăn uống hợp lý nhằm phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Các cơ sở khám thai cần tổ chức sàng lọc ĐTĐTK như một xét nghiệm thường quy và tư vấn cho thai phụ về
thời gian và địa điểm sàng lọc, ít nhất là một lần ở tuổi thai từ 24 - 28 tuần.