- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá m ức
G máu lúc đói < 5,1mmol/l
4.2.2.4. Chỉ số BMI trước khi có thai liên quan đến đái tháo đường thai kỳ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người gầy chiếm 27,6%, người thừa cân, béo phì chiếm 8,4% (Bảng 3.10).
So với người có chỉ số khối cơ thể bình thường thì nguy cơ mắc
ĐTĐTK giảm ở người gầy (OR=0,6), tăng ở người thừa cân (OR=4,5) và béo phì (OR=11,2). Nếu gộp chung người thừa cân, béo phì thì nguy cơ mắc
ĐTĐTK tăng 6,1 lần (4,1 – 9,0) so với người bình thường. Qua phân tích hồi quy đa biến cũng cho thấy chỉ số BMI trước khi mang thai của mẹ ≥ 23 có liên quan với bệnh ĐTĐTK.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy chỉ số BMI trước khi mang thai có
ảnh hưởng đến ĐTĐTK. Theo Torloni, so với nhóm có BMI bình thường thì
nguy cơ mắc ĐTĐTK của nhóm có cân nặng thấp giảm (OR = 0.75, 95%CI = 0.69 - 0.82), của nhóm thừa cân, béo phì vừa phải và béo phì tăng tương ứng 1.97 lần, 3.01 lần và 5.55 lần [73]. Nguy cơ mắc ĐTĐTK liên quan dương
tính với chỉ số BMI trước khi mang thai, thông tin này rất quan trọng khi tư
vấn cho những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai.
Người béo phì có tình trạng kháng insulin, tăng tiết insulin, dễ mắc
ĐTĐ [75], [71]. Theo Dornhorst, nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK có BMI trước khi có thai cao hơn nhóm khơng ĐTĐTK (27.7 kg/m2 so với 23.8 kg/m2, p<
0.001) [4]. Doherty và cộng sự nghiên cứu thuần tập đánh giá ảnh hưởng của BMI trước khi mang thai đến kết quả thai nghén cho thấy béo phì trước khi mang thai là yếu tốnguy cơ mắc ĐTĐTK [72]. Theo Ostlund, cân nặng mẹ ≥
90kg, nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng 3.33 lần (95%CI 1.56 – 7.13), BMI trước khi mang thai ≥ 30 nguy cơ tăng 2.65 lần (95%CI 1.36 – 5.14) [77]. Theo Carol, ĐTĐTK tăng lên ở những thai phụ có BMI ≥ 30 kg/m2 (p < 0.04, OR
= 3.6, 95% CI = 1.1 – 25.9) [80].
Tạ Văn Bình và cộng sự trong nghiên cứu thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐTK
giữa hai nhóm BMI < 23 và BMI ≥ 23 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,005 [66]. Theo khuyến cáo của WHO đề nghị cho khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương, BMI ≥ 23 được coi là thừa cân và béo phì [74].
So với một số nghiên cứu trong nước về chỉ số BMI trước khi mang thai của thai phụ:
Bảng 4.2. Chỉ sốBMI trƣớc khi mang thai của một số nghiên cứu Tác giả BMI TB Tỷ lệ thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23)
TạVăn Bình [66] 19,5 ± 2,1 6,7%
Vũ Bích Nga [58] 20,3 ± 2,2 9,9%
Thái Thị Thanh Thủy [7] 19,7 ± 2,0 7,0% Magenheim [124] 23,5 ± 4,1
Lê Thị Thanh Tâm 20,4 ± 2,1 8,3%
Chỉ số BMI trung bình trước khi mang thai của thai phụ ở Vinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương ở Hà Nội của tác giả Vũ Bích Nga cách đây 5 năm, tỷ lệ phụ nữ có thừa cân béo phì cũng tương đối cao. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTK và tăng tỷ
Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân
được nâng cao, chế độ ăn khơng cân đối và sở thích ăn ngọt ở một số phụ nữ
thì tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng lên. Thực tế là khi khám thai thường các bác sĩ ít khi hỏi đến chiều cao và cân nặng của thai phụtrước khi mang thai, ít khi tính chỉ số BMI cho thai phụ, vì vậy chúng ta không đề cập đến nguy cơ
mắc ĐTĐTK cho thai phụ. Vì vậy, việc khám thai cho thai phụ từ nay cần lưu ý hỏi về tiền sử BMI của thai phụ để tư vấn sàng lọc phát hiện sớm ĐTĐTK
cho đối tượng này, điều trị kịp thời tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Đồng thời, cần có sự tuyên truyền trong cộng đồng cho những phụ nữ
chuẩn bị mang thai về việc điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng, nhằm tránh thừa cân, béo phì, làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐTK và một số bệnh lý khác có liên quan đến béo phì.