Theo dõi cho trẻ sơ sinh
Theo dõi chặt chẽ cho trẻ sơ sinh 3 ngày đầu sau đẻ để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng. Ngay sau đẻ, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi tại khoa sơ sinh. Theo dõi nhịp tim, tình trạng hơ hấp, glucose máu. Hạ glucose máu sơ sinh thường xuất hiện trong 1-3 giờ sau sinh với dấu hiệu bú kém, hôn mê, co giật,... ; tuy nhiên cũng có thể khơng có dấu hiệu lâm sàng.
Theo dõi glucose máu bằng máy thử glucose máu cá nhân tại các thời điểm: ngay sau đẻ, sau đó 1 giờ / lần trong 3 giờ đầu, trước mỗi lần cho trẻ bú và bất cứ thời điểm nào trẻ có dấu hiệu hạ glucose máu trong 3 ngày đầu sau đẻ. Nếu glucose máu ≤ 2,8 mmol/l cần cho trẻ ăn ngay, nếu khơng ăn được thì đặt sonde dạ dày cho ăn. Nếu sau khibú mà glucose máu vẫn < 2,8 mmol/l thì
cần truyền glucose 10% tĩnh mạch với tốc độ 6-8 ml/kg/phút. Những trẻ có dấu hiệu hạ glucose máu nặng (trương lực cơ giảm, nhợt nhạt, suy hô hấp, hôn mê, co giật,...) cần được tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose 10% ngay lập tức với liều 2 ml/kg cân nặng, trong thời gian 2-4 phút, sau đó tiếp tục truyền với tốc độ 6-8 ml/kg/phút. Khi còn trong bụng mẹ thai nhi đã có sự tăng insulin mạn tính gây giảm khả năng ly giải glycogen ở gan, vì vậy trẻ sơ sinh có nguy cơ hạ glucose máu khơng chỉ trong vài giờ sau đẻ mà có thể kéo dài vài ngày sau, cần theo dõi chặt chẽ glucose máu, chăm sóc trẻ, cho trẻ bú tốt.
- Lấy máu làm xét nghiệm: 6 giờ sau sinh (xét nghiệm canxi, bilirubin, hematocrit, hồng cầu), ngày thứ 2 (làm công thức máu, canxi, bilirubin).
Theo dõi glucose máu cho mẹ
Đa số các trường hợp sản phụ có ĐTĐTK sau sinh glucose máu sẽ về bình thường (>95%). Xét nghiệm glucose máu mẹ ngay sau sinh, nếu ≥ 11,1
mmol/l thì vẫn phải dùng insulin với liều giảm một nửa so với khi chưa sinh. Nếu ĐTĐ còn tồn tại sau sinh thì mẹ tiếp tục được điều trị bằng insulin trong suốt thời gian cho con bú. Insulin nếu có đi qua sữa mẹ thì cũng sẽ bị dịch dạ dày của con phân huỷ nên không gây hạ glucose máu con. Nếu dùng thuốc viên điều trị cho mẹ, thuốc qua sữa mẹ có thể gây hạ glucose cho con. Cần khuyến khích các bà mẹ ĐTĐTK cho con bú sớm và kéo dài [118].
Sau đẻ 6 tuần, bà mẹ ĐTĐTK cần được làm xét nghiệm để chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn của người không mang thai. Nếu NPDNG bình thường thì nên làm lại sau mỗi 3 năm. Nếu có tăng glucose máu lúc đói hoặc có rối loạn dung nạp glucose thì nên làm lại NPDNG mỗi năm 1 lần.
Trước khi có thai lần sau, những phụ nữ này cần được kiểm tra glucose máu và hướng dẫn chế độ ăn hợp lý trong thời gian mang thai. Khi mang thai, họ cần được kiểm tra glucose máu ngay từ lần khám thai đầu tiên [81], [119].