- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá m ức
G máu lúc đói < 5,1mmol/l
4.2.2.1. Tuổi mẹ liên quan đến đái tháo đường thai kỳ
Tuổi mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 48 tuổi. Nhóm thai phụ có tuổi từ 25-29 chiếm nhiều nhất (37,6%), tiếp đó
là nhóm 30 - 34 tuổi (26,4). Tỷ lệ mắc ĐTĐTK tăng dần theo tuổi mẹ, cao nhất ở nhóm tuổi mẹ từ 35 tuổi trở lên, chiếm 41,5%. So với nhóm tuổi ≤ 29,
khả năng gặp thai phụ mắc ĐTĐTK trong nhóm 30 – 34 tuổi và nhóm ≥ 35
tuổi cao hơn lần lượt là 1,9 và 4,0 lần.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Theo Jane E.Hirst và cộng sự nghiên cứu ở thành phố
HồChí Minh năm 2010 - 2011, tuổi trung bình ở nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK cao hơn so với nhóm khơng ĐTĐTK [68]. Theo Lê Thanh Tùng, tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm thai phụ ≥ 35 tuổi cao hơn trong nhóm < 35 tuổi (OR 1.61, 95%CI 1.08 - 2.88) [49]. Theo Ostlund, tuổi mẹ ≥ 25 nguy cơ mắc
ĐTĐTK tăng 3.37 lần (95%CI=1.45 - 7.85) so với nhóm < 25 tuổi [77].
Như vậy, tuổi mang thai càng cao thì khả năng xuất hiện trong nhóm
ĐTĐTK càng lớn, tuổi từ 25 đã bắt đầu có tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK và tăng
cao rõ ở nhóm thai phụ từ 35 tuổi trở lên.
Điều này được lý giải vì tuổi càng cao kèm theo tăng tích trữ lipid trong
cơ thể gây tăng hiện tượng kháng insulin, tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa glucose, dễ mắc bệnh ĐTĐ nói chung và ĐTĐTK nói riêng. Tuổi mang thai cao cịn kèm theo nhiều yếu tố đẻ khó khác, do vậy tuổi mẹ ≥ 35 được xếp
vào nhóm thai nghén có nguy cơ cao. Tuổi mang thai cao thường ở các đơ thị
phát triển, điều đó cũng dẫn đến tăng nguy cơ một số bệnh gặp trong thai kỳ liên quan đến yếu tổ tuổi mẹ. Tuổi mang thai của thai phụ thành phố Vinh cao tương tự một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, các nhà quản lý thai nghén cần có những tư vấn và quy trình khám thai phù hợp nhằm phát hiện sớm những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao, để
cơng tác chăm sóc thai nghén đạt hiệu quả tốt.