- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá m ức
G máu lúc đói < 5,1mmol/l
4.3.1.4. Tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị theo nhóm tăng cân trong thai kỳ
Tỷ lệ thai phụ tăng quá 18kg trong thai kỳ chiếm 23,1%. Tỷ lệ điều trị không đạt mục tiêu trong nhóm tăng cân quá 18kg trong thai kỳ là 15,5%, cao
hơn trong nhóm tăng khơng q 18kg trong thai kỳ là 7,6%, sự khác biệt có ý
nghĩa với p < 0,02.
Nghiên cứu của Lê Thanh Tùng cho thấy tỷ lệ tăng cân từ 18kg trở lên trong nhóm thai phụĐTĐTK chỉ chiếm 8,5% [49], thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tơi. Sinh lý chuyển hóa carbonhydrat ở thai phụ có đặc điểm: khi
no, cơ thể mẹ phát triển sự kháng insulin ở ngoại vi, tổng lượng glucose được sử dụng giảm 50-70%, tạo thuận lợi cho đồng hoá chất béo ở thời kỳ mang thai sớm, chuẩn bị cho những lúc mẹ bị đói và có thể cân bằng lại sự giáng hố chất béo ở giai đoạn muộn của thai kỳ. Thay đổi trong chuyển hóa lipid
làm tăng tích trữ mỡ ở thai phụ trong 3 tháng đầu và giữa, tăng chuyển hóa mỡ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Sự tích trữ mỡ ở vùng đùi, bụng được tăng cường từ khoảng 3 tháng giữa, góp phần làm tăng cân ở thai phụ. Khi rối loạn
tăng chuyển hóa glucose và lipid trong cơ thể thai phụ thì thường gặp trọng
lượng cơ thể tăng nhanh và nhiều, hậu quả là tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK và
việc điều trị kiểm soát đường huyết kém hiệu quả.
Trong nghiên cứu của chúng tôi việc kiểm soát tăng cân chưa thực sự
hiệu quả do tỷ lệ thai phụđến khám khi tuổi thai đạt 24 – 28 chiếm phần lớn (68,4%), tăng cân đã có từ trước đó nên tư vấn khống chế cân nặng khó khăn.
Do vậy, cần tư vấn về kiểm soát tăng cân trong thai kỳ từ khi mới bắt đầu có
thai để thai phụ hiểu rõ vấn đề và phối hợp thực hiện, vừa nhằm phòng tránh mắc bệnh ĐTĐTK vừa nhằm tăng hiệu quảđiều trị nếu mắc ĐTĐTK.