Tỷ lệ phân nhóm điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ (Trang 106 - 107)

- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá m ức

G máu lúc đói < 5,1mmol/l

4.3.1.1. Tỷ lệ phân nhóm điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tơi có 309 thai phụ được chẩn đốn

ĐTĐTK. Có 01 trường hợp thai phụ tự chuyển đi Hà Nội điều trị và theo dõi, chúng tôi không theo dõi được nên loại khỏi nghiên cứu từ giai đoạn 2 (mục tiêu 2). Còn lại 308 thai phụ ĐTĐTK được theo dõi, trong đó có 29 trường hợp có chỉ định điều trị phối hợp chế độăn, luyện tập và insulin, tuy nhiên có 18 thai phụ mong muốn điều chỉnh chế độăn mà không dùng thuốc, chỉ có 11 thai phụ tuân thủđiều trị phối hợp insulin. Có 02 trường hợp bị thai lưu trong

quá trình theo dõi, số thai phụđược theo dõi chuyển dạ đẻ là 306 thai phụ. Kết quảđiều trị và kết quảthai nghén như sau:

Tỷ lệ thai phụ điều trị chế độ ăn trong nghiên cứu của chúng tơi chiếm 90,6%, tỷ lệ thai phụ có chỉ định điều trị phối hợp insulin chiếm 9,4%. Tỷ lệ

tuân thủ điều trị phối hợp insulin chiếm 3,6% và không tuân thủ phối hợp insulin chiếm 5,8%, những thai phụ này do lo ngại vấn đề sử dụng thuốc trong thai kỳ nên nguyện vọng muốn được điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn. Do vậy, tỷ lệ điều trị insulin trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ chiếm 3,6%.

Theo Vũ Bích Nga, tỷ lệ thai phụ mắc bệnh ĐTĐTK phải điều trị phối hợp insulin là 22.3% [58], của Jovanovic là 15% [55], của Crowther là 20% [56], của Farooq là 32% [57]; đều cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Sở dĩ như vậy là do chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn mới của IADPSG năm 2010, với ngưỡng đường huyết để chẩn đoán bệnh ĐTĐTK thấp hơn so với các tiêu chuẩn khác, vì vậy làm tăng sốlượng bệnh nhân ĐTĐTK mức độ nhẹ chưa có

chỉđịnh điều trị insulin; nhóm bệnh nhân này chủ yếu điều trị bằng chế độ ăn là đạt được mục tiêu điều trị.

Nghiên cứu của Thái Thị Thanh Thúy cũng áp dụng tiêu chuẩn chẩn

đoán của IADPSG 2010, tỷ lệ thai phụ ĐTĐTK chỉ cần điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập là 98,5%; tỷ lệ điều trị phối hợp insulin chỉ chiếm 1,5% [7]. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Ofra Kalter cho thấy 80 - 90% thai phụ ĐTĐTK chỉ cần thay đổi lối sống và chế độăn đã đạt hiệu quảđiều trị [126].

Nghiên cứu về tăng đường huyết và hậu quả bất lợi trong thai kỳ (HAPO) đã cho thấy tăng đường huyết của mẹ ở mức độ nhẹ hơn tiêu chuẩn chẩn đốn trước đây có làm tăng tỷ lệ xảy ra các biến chứng như thai to, mổ đẻ, chấn thương khi đẻ, hạ đường huyết sơ sinh, tiền sản giật, đẻ non, tăng

bilirubin máu [20]. Điều trị cho những trường hợp ĐTĐTK thể nhẹ này đã

cho thấy có làm giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh chu sinh so với không can thiệp, làm giảm nguy cơ thai to, trật khớp vai, mổđẻvà tăng huyết áp [21].

Như vậy, trong bối cảnh hiện nay ở thành phố Vinh, việc khám sàng lọc bệnh ĐTĐTK cho thai phụ theo tiêu chuẩn của IADPSG năm 2010 ở các cơ sở khám thai, quản lý thai nghén là rất cần thiết. Các bác sĩ sản khoa tư vấn

điều trị bằng cách điều chỉnh chế độăn uống hợp lý, theo dõi đường huyết, và chuyển đến bác sĩ Nội tiết nếu không đạt mục tiêu điều trị. Điều này không những thuận lợi cho thai phụ mắc ĐTĐTK, mà còn giúp cho việc theo dõi thai nghén được thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)