Phân nhóm cân nặng sơ sinh ngay sau đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ (Trang 123 - 124)

- Duy trì mức đường huyết bình thường hoặc gần bình thường, tránh hạ đường huyết quá m ức

G máu lúc đói < 5,1mmol/l

4.3.2.7. Phân nhóm cân nặng sơ sinh ngay sau đẻ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sản phụ ĐTĐTK sinh con có cân

nặng lúc sinh ≥ 4000g là 14,7% (45/306). Tỷ lệ thai to (cân nặng ngay sau sinh bằng hoặc lớn hơn điểm bách phân vị 90 tưng ứng với tuổi thai) là 18,9% (58/306). Tỷ lệ sơ sinh ≥ 4000g trong nhóm điều trị đạt mục tiêu là 11,2% (31/277), nhóm khơng đạt mục tiêu là 48,3% (14/29), sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p<0.001. Cân nặng ngay sau sinh của trẻ chủ yếu ở mức 2500g - < 4000g, chiếm 81,1% trong tổng số sản phụ ĐTĐTK, chiếm 84,8% trong

nhóm điều trịđạt mục tiêu và 44,8% trong nhóm điều trịkhơng đạt mục tiêu. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Theo Jane và cộng sự, tỷ lệ thai to ở nhóm thai phụkhơng ĐTĐTK

là 11.76%, trong nhóm ĐTĐTK 16.9% (93/505) [68]. Tỷ lệ thai to ở thai phụ ĐTĐTK theo Nguyễn Thế Bách là 17.4 [104]; của Farooq là 36% [57], của Crowther là 10% [105]. Nghiên cứu của Ostlund, của Tallarigo cũng cho thấy rối loạn dung nạp đường huyết, đường máu sau 2 giờ khi thực hiện NPDNG

có liên quan độc lập và có ý nghĩa với thai to [77], [93]. Nghiên cứu của

giờ 7.8 – 8.9 mmol/l so với nhóm < 7.8mmol/l [102]. Wielandt theo dõi 535 thai phụĐTĐTK, tỷ lệ thai to 4.6% [103]. Nghiên cứu của Gonzales và cộng sự cho thấy kiểm sốt glucose máu tốt thì tỷ lệ thai to 9,3% [106]. Nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Tùng cho thấy tỷ lệ thai to > 4000g trong nhóm

ĐTĐTK là 12,0% trong khi ởnhóm khơng ĐTĐTK chỉ chiếm 2,9% [49]. Nghiên cứu của Vũ Bích Nga cũng cho thấy cân nặng trẻ sơ sinh có

mối tương quan thuận với glucose máu 2 giờ sau ăn của người mẹ. Điều trị

kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu sẽ làm giảm tỷ lệ thai to [58], thấp hơn

trong nghiên cứu của chúng tơi. Điều này có thể do tỷ lệ thai phụđiều trị bằng insulin trong nghiên cứu của Vũ Bích Nga cao hơn (22,3%) nên kiểm sốt

đường huyết chặt chẽ hơn, cịn trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu điều trị bằng chế độ ăn, tuy nhiên tỉ lệ thai to trong nhóm điều trị đạt mục tiêu

tương đương quần thể thường (11,1% so với 11,76% [68])

Thai to tập trung tại một số bộ phận như vai, ngực, cánh tay, bụng, đùi và má. Siêu âm trước sinh dựa vào đo kích thước vịng bụng, độ dày mơ mềm ở vai (>12mm) có giá trị hơn là đo đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi [112]. Thai to ở bà mẹ ĐTĐTK là một biến chứng thường gặp, gây nhiều nguy cơ trong cuộc đẻ, như tăng tỷ lệ mổ đẻ, cắt rộng hoặc rách tầng sinh môn, ngạt sơ sinh,... Điều trị kiểm soát đường huyết tốt làm giảm đáng kể tỉ lệ thai to. Do vậy, cần tư vấn cho thai phụ ĐTĐTK tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn và luyện tập, theo dõi đường huyết hàng ngày và định kỳ hàng tháng siêu âm

đánh giá sự phát triển cân nặng của thai, để đảm bảo kết quả thai nghén tốt nhất cho cả mẹ và con.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)